Cách thêm file vào github

Git là 1 hệ thống quản lí phiên bản phân tán [DVCS - Distributed Version Control System]. Hiểu một cách đơn giản, DVCS là hệ thống lưu trữ các tập tin [ file, thư mục, …] theo thời gian, tương ứng với nhiều phiên bản khác nhau của các tập tin đó, và bạn hoàn toàn có thể quay lại 1 phiên bản xác định nào đó sau này, xem lại các thay đổi thực hiện theo thời gian hay làm việc trên nhiều nhánh khác nhau của 1 dự án.
Chúng ta sẽ bắt đầu từ những bước đầu tiên để làm việc với Git nhé!

1. Cài đặt git

Git có thể được cài đặt trên hầu hết hệ điều hành như Windows, Mac và Linux. Trên thực tế, Git được cài đặt sẵn trên hầu hết Mac và Linux.

Kiểm tra bản cài đặt Git

Để biết liệu Git đã được cài đặt hay chưa, mở terminal của bạn, gõ git version. Kết quả hiện ra sẽ cho bạn biết phiên bản mà Git được cài đặt, hoặc nếu chưa, nó sẽ báo git is an unknown command. Nếu chưa được cài đặt, xem ngay cách cài đặt theo hướng dẫn sau:

Cài đặt Git trên Windows

  • Đi đến trình cài đặt Git dành cho Windows và tải xuống phiên bản mới nhất.
  • Khi trình cài đặt đã bắt đầu, hãy làm theo các hướng dẫn được cung cấp trong màn hình hướng dẫn Cài đặt Git cho đến khi quá trình cài đặt hoàn tất.
  • Mở command prompt [hoặc Git Bash] rồi gõgit version để xác định Git đã được cài đặt thành công cùng phiên bản của nó.

Cài đặt Git trên Mac

Hầu hết các phiên bản của MacOS đã cài đặt Git , và bạn có thể kích hoạt thông qua Terminal với git version. Tuy nhiên, nếu Git chưa được cài đặt vì một lý do nào đó, bạn hãy làm theo các bước sau:

Trên Linux [Ubuntu]

  • Mở command promt và chạy dòng lệnh sudo apt-get update để chắc chắn rằng mọi thứ đều được cập nhật.
  • Sau đó, để cài đặt Git, chạy dòng lệnh: sudo apt-get install git-all
  • git version để kiểm tra Sau đó, bạn tạo một tài khoản Github tại đây nhé.

2. Tạo một kho chứa git tại máy của bạn [local git repository]

Để bắt đầu, mở terminal và di chuyển tới nơi mà bạn muốn tạo project của mình với dòng lệnh cd [viết tắt của change directory]. Ví dụ, bạn có một project là "myproject" tại desktop:

$ cd ~/Desktop $ mkdir myproject $ cd myproject/

[mkdir myproject: tạo folder tên là myproject]
Để khởi tạo kho chứa git [git repo] ở thư mục gốc, sử dụng câu lệnh git init:

$ git init

3. Tạo file mới vào git repo, git add

Bạn có thể tạo thủ công một file mới rồi save, hoặc sử dụng lệnh touch. Ví dụ touch newfile.txt sẽ tạo và lưu một file rỗng có tên là newfile.txt.
Khi bạn thêm hoặc chỉnh sửa một file trong thư mục chứa git repo, file đấy sẽ tồn tại trong git repo. Nhưng git sẽ không theo dõi file nếu bạn không yêu cầu cụ thể. Git chỉ lưu hay quản lý những thay đổi đối với những file mà nó theo dõi, vì vậy chúng ta cần có dòng lệnh yêu cầu Git làm điều đấy.

$ touch newfile.txt $ ls newfile.txt

Sau khi tạo file, sử dụng git status để xem file nào mà git biết nó tồn tại:

$ git status On branch master Initial commit Untracked files: [use "git add ..." to include in what will be committed] newfile.txt nothing added to commit but untracked files present [use "git add" to track]

Untracked files: những file chưa được theo dõi bởi git. Ta cần sử dụng git add để đưa những file mình muốn git theo dõi vào vùng theo dõi, bằng cách sử dụng câu lệnh git add

$ git add new.txt $ git status On branch master No commits yet Changes to be committed: [use "git rm --cached ..." to unstage] new file: new.txt

Nếu có nhiều file bạn muốn add, thay vì chỉ định file_name bạn có thể sử dụng git add . để đưa tất cả các file vào vùng theo dõi.
Sau khi sử dụng git add, bạn thấy rằng git đã add các file vào vùng theo dõi, sẵn sàng để commit.

4. Tạo một commit

Đây là thời điểm để tạo commit đầu tiên của bạn. Sử dụng câu lệnh git commit -m"Your message about the commit"

$ git commit -m"This is my first commit" [master [root-commit] d1f07b8] This is my first commit 1 file changed, 0 insertions[+], 0 deletions[-] create mode 100644 new.txt

Message ở cuối commit nên liên quan đến những cái mà bạn đã làm, thay vì chỉ nguệch ngoạc vài cái kiểu "mdsfdsf" hay "dejavu", để sau này khi tìm lại code, bạn sẽ biết được commit này mình đã làm gì.
Để xem các commit của mình, sử dụng git log để xem chi tiết, git log --oneline để xem các commit mà mỗi commit chỉ hiển thị trên 1 dòng.

$ git log commit d1f07b8b892e9b6a6a2e151727a8b30e9cd6200d [HEAD -> master] Author: thaidoandat Date: Wed Aug 11 23:18:32 2021 +0700 This is my first commit $ git log --oneline d1f07b8 [HEAD -> master] This is my first commit

5. Tạo một branch mới

Bạn muốn làm một chức năng nhưng lại lo rằng sẽ thay đổi main project trong khi đang phát triển tính năng. Đây là lúc git branch lên ngôi. Nghĩa là bạn sẽ tạo một nhánh mới, sẽ chứa các phần của nhánh hiện tại nơi mà bạn đang đứng để tạo ra nhánh đó, và việc thay đổi trên nhánh này sẽ không ảnh hướng gì đến luồng chạy chính của project. Và sau khi bạn thấy code trên nhánh này hoạt động tốt rồi, bạn có thể merge hoặc rebase để gộp nó vào nhánh chính. Để tạo nhánh mới, sử dụng câu lệnh git checkout -b

$ git checkout -b new_branch Switched to a new branch 'new_branch'

Sử dụng git branch để kiểm tra các nhánh hiện có:

$ git branch master * new_branch

Dấu * để chỉ rõ hiện tại mình đang ở nhánh nào.
Ở đây, mặc định, branch đầu tiên của mọi git repo đều có tên là master [một số nhóm người có thể sử dụng tên thay thế như main, primary]. Nhưng bất kể tên gì, bạn nên để nhánh master làm luồng chạy chính cho chương trình của mình, coi như phiên bản chính thức của project.

6. Tạo một kho chứa trên Github

Nếu bạn chỉ muốn theo dõi code của mình ở local, bạn không cần sử dụng GitHub. Nhưng nếu bạn muốn làm việc với một nhóm, bạn có thể sử dụng GitHub để phối hợp cùng mọi người. Để tạo một repo trên GitHub, đăng nhập tài khoản mà bạn đã tạo ở mục 1 và đi đến trang chủ. Bạn có thể tìm thấy lựa chọn "New repository" khi click vào dấu "+" ở góc phải trên màn hình. Sau khi chọn, GitHub sẽ yêu cầu bạn nhập tên repo và mô tả [nếu muốn].

Bạn nên tích vào Add a README fileAdd .gitignore [nếu chọn mục này bạn sẽ cần chọn thêm ngôn ngữ mình sử dụng] để sử dụng cho project của mình. Sau đó, Create repository để tạo thôi. Vậy là ta đã có remote repository rồi. Để kết nối local repo với remote repo ta sử dụng git remote add

I. Mở đầu

II. Ngôn ngữ Markdown

III. Các thao tác với git và github

Tổng kết

===========================

I. Mở đầu

Git là một phần mềm dùng để quản lý phiên bản của mã nguồn tương tự như SVN nhưng có nhiều ưu điểm hơn, Git đang được sủ dụng rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên trong bài viết này, tôi sẽ nói về git một cách "cá nhân" hơn, mang tính chia sẻ những cái tôi hay làm và hướng tới những người là sysadmin. Mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn.

Một số khái niệm cần làm rõ

Git và Github khác nhau như thế nào?

Lấy ví dụ, bạn có một đoạn script dài 20 dòng, hôm sau bạn tối ưu nó đi, chỉ còn 15 dòng, một ngày khác bạn sửa ở script đó một vài chỗ. Git ghi lại những thời điểm thay đổi đó của bạn và source code của bạn tại thời điểm đó.

Github là một trang web, cho phép bạn lưu source code của mình lên đó. Sự kết hợp hoàn hảo giữa Git và Github mang lại một sự thuận tiện không hề nhỏ cho người dùng. Bạn có thể thay đổi đoạn code của mình mọi lúc mọi nơi mà không sợ bị ghi đè lên hay bị mất dữ liệu do hỏng hóc vì dữ liệu của bạn được lưu cả trên trang web Github và máy cá nhân. Bạn cũng có thể khôi phục được code của mình về một thời điểm bất kỳ nào đó.

Github có bản free và mất phí. Với Github free thì source code của bạn sẽ công khai, có nghĩa là ai cũng có thể xem code của bạn. Nó phù hợp với các phần mềm nguồn mở, và cũng có thể trở thành một blog cá nhân của chính các bạn như các trang blogspot, wordpress,...

Muốn có thể tạo một kho code bí mật của riêng mình thì bạn phải trả phí.

Đối với cá nhân tôi thì github free là quá đủ cho mục đích lưu trữ và chia sẻ thông tin.

Cần phải làm gì để có thể sử dụng Github?

  • B1: Đăng ký một tài khoản tại github và đăng nhập

Tôi chắc chắn rằng một khi bạn đã đọc đến đây thì bạn đã biết thực hiện bước trên như thế nào :]

  • B2: Học cách sử dụng ngôn ngữ Markdown

Bạn có thể bỏ qua bước này nếu bạn đã biết hoặc các bạn xác định không sử dụng nó để viết.

Theo cá nhân tôi thì các bạn nên viết bằng Markdown trong Github vì nó sẽ mang lại sự tường minh cho bài viết của bạn.

Bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 2h là đã có thể sử dụng ngôn ngữ này như ý muốn.

  • B3: Tạo một repo đầu tiên và gõ Hello world bằng Markdown

Sau đó tạo các repo tùy mục đích, clone nó về client và code.

Bước này tôi sẽ hướng dẫn chi tiết hơn ở phần sau.

II. Ngôn ngữ Markdown

Ngôn ngữ này khá đơn giản, bạn có thể đọc tại đây để biết cách sử dụng.

Nhưng với tôi, tôi không dùng hết từng ấy thứ cho nên tôi chỉ nhớ một số cái tôi hay dùng, cách tôi dùng như sau:

Tạo một file có tên bất kỳ với đuôi .md. Có thể dùng notepad, notepad++, vi, nano,... hay bất cứ thứ gì mà bạn muốn.

Một số phương pháp tôi hay sử dụng để viết:

1. Thẻ tiêu đề

Markdown sử dụng kí tự # để bắt đầu cho các thẻ tiêu đề, có thể dùng từ 1 đến 6 ký tự # liên tiếp. Mức độ riêu đề giảm dần từ 1 đến 6

Tùy mục đích và ý thích bạn có thể sử dụng cách này để thể hiện các chỉ mục khác nhau.

Ví dụ:

2.Tiêu đề cấp 2

6.Tiêu đề cấp 6

2. Chèn link, chèn ảnh

Để chèn hyperlink bạn chỉ cần paste luôn linh đó vào file .md

//github.com

Hoặc bạn cũng có thể sử dụng cú pháp sau để thu ngắn đường dẫn của link

[Github][//github.com]

Kết quả là:

Github

Để chèn ảnh thì bạn hãy sử dụng cú pháp sau:

Tôi thường sử dụng công cụ Lightshot để chụp ảnh màn hình và up hình đó lên trang //i.imgur.com/ để lấy đường dẫn ảnh đưa vào Github

Hai công cụ này khá dễ sử dụng, bạn chỉ cần chụp màn hình bằng Lightshot ấn Ctrl + C để copy và Ctrl + V để paste vào trình duyệt tại trang web //i.imgur.com/

3. Ký tự in đậm, in nghiêng

  • Để in đậm một đoạn text bạn chỉ cần làm như sau:

từ cần in đậm

  • Để in nghiên một đoạn text bạn chỉ cần làm như sau:

từ cần in nghiêng

4. Trích dẫn, bo chữ

Để bo một đoạn text thì bạn chỉ cần sử dụng cú pháp sau:

Kết quả là: đoạn cần bo

Để làm nổi bật một đoạn, chẳng hạn như một đoạn shell hay file cấu hình bạn có thể sử dụng cú pháp như ví dụ sau:

```sh auto eth0 iface eth0 inet static ipaddress 10.10.10.10 netmask 255.255.255.0 gateway 10.10.10.1 dns-nameservers 8.8.8.8 ```

Kết quả như sau:

auto eth0 iface eth0 inet static ipaddress 10.10.10.10 netmask 255.255.255.0 gateway 10.10.10.1 dns-nameservers 8.8.8.8

5. Gạch đầu dòng

Để sử dụng gạch đầu dòng bạn chỉ cần sử dụng cú pháp sau:

- Gạch đầu dòng thứ nhất - Thụt với đầu dòng 1 - Thụt với đầu dòng 1 - Gạch đầu dòng thứ hai - Thụt với đầu dòng 2 - Thụt với đầu dòng 2

  • Gạch đầu dòng thứ nhất

    • Thụt với đầu dòng 1

    • Thụt với đầu dòng 1

  • Gạch đầu dòng thứ hai

    • Thụt với đầu dòng 2

    • Thụt với đầu dòng 2

6. Tạo bảng

Bạn có thể sử dụng cú pháp sau để tạo bảng:

| Cột 1 Hàng 1 | Cột 2 | Cột 3| Cột 4 | |--------------|-------|------|-------| | Hàng 2 | 2 x 1 | 2 x 2 | 2 x 3 | 2 x 4 | | Hàng 3 | 3 x 1 | 3 x 2 | 3 x 3 | 3 x 4 | | Hàng 4 | 4 x 1 | 4 x 2 | 4 x 3 | 4 x 4 |

Kết quả:

Cột 1 Hàng 1 Cột 2 Cột 3 Cột 4
Hàng 2 2 x 1 2 x 2 2 x 3
Hàng 3 3 x 1 3 x 2 3 x 3
Hàng 4 4 x 1 4 x 2 4 x 3

###Mẹo:

  • Sử dụng trang //markdownlivepreview.com/ paste vào đó đoạn markdown bạn viết và xem trước để chỉnh sửa cho phù hợp.

  • Bạn cũng có thể sử dụng những đoạn markdown của người khác đã viết trước để tham khảo.

Như vậy bạn đã có thể trình bày github của mình một cách sáng sủa bằng markdown.

III. Các thao tác với Git và Github

0. Repo

Git là một công cụ để quản lý mã nguồn, nhưng tôi không phải là một coder nên tôi sẽ không sử dụng Git theo cách mà các coder hay sử dụng. Tôi sử dụng git và github để lưu trữ các file cấu hình của mình, các script, viết các bài hướng dẫn, các bản nháp,... Các repo là những nơi tôi phân loại, lưu trữ những thứ bên trên và nó được lưu cả ở máy trạm và ở server github. Để làm việc với repo thì bạn phải hiểu về nó. Một số điều bạn cần biết là:

Ba trạng thái của một repo:

Như hình trên bạn có thể thấy có 3 điểm cần lưu ý:

  • Working dir: đây là nơi bạn thực hiện các thao tác chỉnh sửa với file mã nguồn của mình, nó có thể là eclipse, netbean, notepad++,...

  • Stagging area: những sự thay đổi của bạn với file mã nguồn được lưu lại, giống như bạn ấn Save trong một file notepad.

  • Git directory: nơi lưu trữ mã nguồn của bạn [ở đây là github]

Tương ứng với 3 vị trí này ta có các hành động:

  • Add: lưu file thay đổi [mang tính cục bộ] - tương ứng với câu lệnh git add

  • Commit: Ghi lại trạng thái thay đổi tại máy local [ví dụ như bạn có thể ấn Save nhiều lần với file README.md nhưng chỉ khi commit thì trạng thái của lần ấn Save cuối cùng trước đó mới được lưu lại] - tương ứng với câu lệnh git commit

  • Push: Đẩy những thay đổi từ máy trạm lên server - tương đương lệnh git push

  • Pull: đồng bộ trạng thái từ server về máy trạm - tương đương lệnh git pull

1. Cài đặt

1.1. Linux

Với OS là Ubuntu:

apt-get install git

Với OS là Fedora, Centos

yum instal git

Các thiết lập ban đầu:

  • Bạn cần thiết lập tên và email của mình để mỗi khi commit lên server sẽ nhận biết được ai commit lên vì một repo có thể có nhiều người tham gia.

git config --global user.name "Duc NC"

git config --global user.email

  • Lựa chọn trình soạn thảo mặc định, có thể là vi, vim, nano,...

git config --global core.editor vi

git config --list

Liên kết với tài khoản github bằng SSH

ssh-keygen -t rsa

Enter file in which to save the key [/root/.ssh/id_rsa]: [Press enter] Enter passphrase [empty for no passphrase]: [Press enter] Enter same passphrase again: [Press enter] Your identification has been saved in /root/.ssh/id_rsa. Your public key has been saved in /root/.ssh/id_rsa.pub.

Nếu bạn nhập passphrase thì hãy nhớ pass này!

Kết quả:

ls ~/.ssh/

id_rsa id_rsa.pub known_hosts

ssh-agent -s

ssh-add ~/.ssh/id_rsa

cat ~/.ssh/id_rsa.pub

copy đoạn mã này

Truy cập đường dẫn sau //github.com/settings/ssh [đảm bảo bạn đã đăng nhập vào github], chọn Add SSH key, đặt tên cho key này tại Title và paste nội dung vừa copy vào ô Key

Lúc này bạn đã có thể commit lên github tại máy local mà không cần nhập username và password.

1.2. Windows

Download tại địa chỉ: //windows.github.com/

Cài đặt bình thường, yêu cầu phải có .NET 4.5

Giao diện của chương trình:

Thêm tài khoản Github:

  • Click vào tool and options [hình bánh răng cạnh biểu tượng Sync] chọn options, Add account. Khai báo username và password trên github.

  • Tại mục Configure git thêm Tên và email của mình

Click Update

2. Thao tác với Repo

2.1. Trên Linux

2.1.1. Tạo mới

Tạo một repo mới trên trang github.com

2.1.2. Clone

Clone repo đó về bằng một trong các cách sau:

Linux

SSH: git clone :ducnc92/demo1.git

hoặc: git clone :ducnc92/demo1.git /opt/demo để clone vào thư mục /opt/demo

đối với phương pháp này các bạn cần nhập passphrase của ~/.ssh/id_rsa [có thể không cần nếu bạn không đặt passphrase]

git clone //github.com/ducnc92/demo1.git

hoặc: git clone //github.com/ducnc92/demo1.git /opt/demo để clone vào thư mục /opt/demo

Để lấy các link SSH, HTTPS này ta làm như sau: Click vào các hyperlink HTTPS hoặc SSH rồi click Copy to clipboard.

Ở đây tôi sử dụng lệnh git clone :ducnc92/demo1.git

Lúc này trong thư mục hiện tại sẽ có thêm thư mục demo1 chứa các file trong repo trên github.

Chuyển vào thư mục này:

cd demo1/

ls

Lúc này sẽ thấy trong thư mục này có file README.md. Để sửa file này ta có thể sử dụng bất cứ trình soạn thảo nào, chẳng hạn vi, nano, gedit,...

vi README.md

Thêm vào nội dung như sau:

Tạo một thư mục mới, chẳng hạn tên là script để chứa các script của tôi.

mkdir script

Tạo một script mới trong thư mục đó.

vi script/script1.sh

#!/bin/sh echo "Hello Python Vietnam" sleep 10

bằng cách tương tự các bạn có thể tạo thêm nhiều thư mục, file hướng dẫn, cấu hình, script,... tùy ý

2.1.3. Add, commit, push

Để thực hiện hành động add ta sử dụng lệnh sau

git add README.md để add file README.md

hoặc git add * để add tất cả các file hiện có.

Để thự hiện hành động commit file README.md ta thực hiện lệnh

git commit README.md

hoặc git commit * để commit tất cả.

ta nên thêm tham số -m để ghi lại một comment cho hành động đó

git commit README.md -m "ducnc sua doi"

Lúc này các thay đổi của bạn đã được lưu lại trên máy cục bộ. Để đồng bộ lên server Github ta thực hiện lệnh:

git push origin master

=> nhập passphrase [nếu bạn đặt passphrase ở mục 1.1.] với phương pháp clone ssh hoặc nhập username, password nếu clone bằng https

Lúc này trở lại trang github.com và xem repo script lúc đầu sẽ thấy các commit của ta đã được đẩy lên.

Một cách khác nếu bạn không muốn thực hiện clone về máy như bước trên thì bạn có thể làm như sau:

  • Tạo một repo mới trên github.com mà không tạo file README.md [giả sử ở đây là repo demo2]

  • Tại máy local tạo một thư mục để chứa repo mới này. Ví dụ:

mkdir /opt/demo2

cd /opt/demo2

  • Thực hiện tạo các file, thư mục như ý muốn. Sau đó thực hiện add, commit, push tương tự như trên Nhưng ở đây cần thêm lệnh git remote add origin $git-url trước khi push. Tham khảo ví dụ sau:

vi README.md

git add README.md

git commit README.md

hoặc git commit README.md -m noi dung

git remote add origin :ducnc92/demo2.git

git push origin master

Sau đó nhập passphrase[nếu cần] hoặc username + password [nếu sử dụng SSH]

2.1.4. Pull

Giả sử trên server github của bạn có những thay đổi mà máy local chưa cập nhật những thay đổi đó. Bạn thực hiện lệnh sau:

cd cd /opt/demo1/

git pull

2.2. Trên Windows

2.2.1. Tạo một repo mới

Tạo repo trên github.com tự như mục 2.1.1.

Tạo repo bằng phần mềm Github

  • Click vào dấu cộng, chọn tab Create, đặt tên và chọn đường dẫn cho repo mới

  • Tuy nhiên repo mới sinh ra mới chỉ có ở máy trạm, tại mục Other. Chọn chuột phải vào repo đó và chọn Open in Explorer để sửa nội dung của repo này.

  • Sau khi chỉnh sửa xong, để đẩy repo đó lên github.com ta click vào Publish this repository và thực hiện như hình sau. Chú ý cần chọn Organization đặt repo này.

2.2.2. Clone

Click vào dấu cộng, chọn tab Clone, lựa chọn tổ chức mong muốn và chọn repo cần clone

Để chỉnh sửa nội dung của repo này ta chọn chuột phải vào nó và chọn Open in Explorer

Lúc đó chương trình Windows Explorer sẽ mở ra thư mục chứa repo của github, bạn có thể chỉnh sửa các file trong này, tạo xóa thư mục,... một cách bình thường.

2.2.3. Add, commit, push, pull

Trở lại với chương trình Github ta sẽ thấy dòng uncommited changes tại repo ta vừa sửa. Bạn hãy điền vào đó comment và ấn commit to master

Lúc này sự thay đổi của bạn với mã nguồn đã được ghi lại trên máy local, để đồng bộ nó lên server github bạn hãy ấn vào biểu tượng Sync ở góc trên cùng bên phải.

Sau khi đồng bộ xong, quay trở lại repo trên trang github.com.

Để đồng bộ những thay đổi trên github.com về máy local [pull] ta cũng click vào biểu tượng Sync như bên trên.

3. Thao tác với tổ chức trong Github

Để tạo một nhóm cho nhiều người cùng làm việc ta làm như sau:

Tại mục Choose the organization’s plan chọn Open Source để miễn phí, nhưng lúc này các Repo trong tổ chức sẽ là public.

  • Mời các thành viên cho tổ chức

Lúc này vào trang cá nhân của bạn sẽ thấy tại mục Organizations có tổ chức mới vừa tạo. Để cấu hình tổ chức này ta click thẳng vào nó.

Ở đây tôi sẽ tạo một team mới như hình sau:

Các member của team này có quyền write với các repo của team.

Với 3 mức: Read Access, Write Access, Admin Access Github cho phép chúng ta phân quyền tới các thành viên của nhóm.

Để mời một người dùng khác vào team, ta click vào team đó và search tên của người dùng cần tìm

Sau đó hệ thống sẽ yêu cầu bạn nhập password để xác thực, nếu thành công, một email xác nhận sẽ được gửi đến người được mời và người này sẽ xác nhận có tham gia vào tổ chức hay không.

Để tạo một repo cho tổ chức, ta chỉ cần click vào tổ chức đó, sau đó chọn Create new Repostory. Các hành động clone, add, commit,... làm như bình thường.

4. Thao tác với nhánh [branch]

Sẽ cập nhật và bổ sung sau

5. Issues

Giả sử bạn đang theo dõi repo của tôi và thấy có một số chỗ cần sửa đổi, bạn có thể comment ý kiến của mình vào Repo đó. Sau đó người quản trị sẽ xem xét, thay đổi và trả lời bạn.

Để làm việc này bạn cần vào repo đó, click vào Issue. Ví dụ như hình sau:

Sau đó chọn New issue [màu xanh] để tạo một issue mới.

Lúc này tại Repo của người quản trị sẽ thấy một Issue mới, người quản trị có thể click vào Issue này để xem, sau đó xem xét sửa đổi, comment lại. Khi sửa đổi hoàn tất thì sẽ đóng issue đó lại.

Bằng cách tạo issue, bạn có thể đăng các câu hỏi, thắc mắc của mình cho chủ của repo đó.

Tổng kết

Bài viết trên tôi tổng hợp lại những kiến thức thu được khi sử dụng git và github cho công việc của tôi [sys admin], hi vọng nó giúp các bạn một phần nào đó.

Chắc chắn bài viết còn có nhiều thiếu sót, mong các bạn thông cảm và gửi feedback cho tôi để hoàn thiện thêm.

Liên lạc của tôi:

  • Email:

  • Skype: khong_giong_ai

Xin chân thành cảm ơn!

Page 2

You can’t perform that action at this time.

You signed in with another tab or window. Reload to refresh your session. You signed out in another tab or window. Reload to refresh your session.

Video liên quan

Chủ Đề