Cách trị mụn cơm ở mặt

Mụn cơm là một dày sừng khu trú gồm các tổn thương da và niêm mạc do một loại virut gây sùi ở người gọi là Human Papilloma Virut (HPV) gây ra. Virut khiến cho các tế bào ở lớp ngoài cùng của da tăng sinh nhanh. Mụn cơm xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, tuy không gây ung thư nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày nên cần được điều trị triệt để.

Tại sao xuất hiện mụn cơm?

Mụn cơm xảy ra từ sau 2 - 6 tháng khi tiếp xúc trực tiếp với HPV. Có hơn 100 type HPV và chúng có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Mụn cơm là những nốt sần nhỏ lành tính, mềm, có màu da, màu trắng, hồng hoặc nâu, sờ có cảm giác thô ráp, không đau. Mụn cơm có thể xuất hiện đơn độc hoặc thành đám, thường có một hoặc nhiều chấm nhỏ li ti màu đen đôi khi được gọi là hạt mụn cơm, nhưng thực ra là những mao mạch bị huyết khối.

Các tổn thương khi bị mụn cơm có thể lây nhiễm giữa các vùng khác nhau trên cơ thể hay sang người khác khi có sự tiếp xúc với các dịch tiết của tổn thương. Bệnh lây từ người sang người do chạm vào khăn hoặc các vật dụng khác mà người nhiễm virut đã dùng. Tuy nhiên, không phải ai tiếp xúc với HPV đều sẽ bị mụn cơm vì mỗi người có đáp ứng miễn dịch khác nhau. Một số loại mụn cơm như mụn cơm sinh dục khá dễ lây, song khả năng bị lây mụn cơm thông thường từ người khác là rất ít.

Ai cũng có thể bị mụn cơm. Tỷ lệ mắc ở trẻ em cao hơn người lớn vì trẻ hiếu động, thường xuyên làm trầy xước chân tay, hay đi chân không, cắn móng tay, nghịch đất cát, lê la dưới đất... Phụ nữ làm móng, cắt khóe móng chân, tay cũng dễ bị mụn cơm.

Cách trị mụn cơm ở mặt

Mụn cơm có thể xuất hiện đơn độc hoặc từng đám.

 

Phương pháp điều trị và dùng thuốc

Mụn cơm thường không cần điều trị và có thể biến mất trong vòng 2 năm, song ở một số người, cần điều trị vì mục đích thẩm mỹ hoặc để ngăn ngừa bệnh lây lan.

Thuốc điều trị thông thường là acid salicylic. Một số biện pháp khác gồm:

Áp lạnh: còn gọi là liệu pháp phun nitơ lỏng vào vùng có mụn cơm. Hơi lạnh sẽ tạo thành nốt phỏng quanh mụn, sau đó mô chết sẽ bong ra trong vòng khoảng 1 tuần.

Cantharidin: là một chất được chiết xuất từ bọ ban miêu được phối hợp với một số hóa chất khác và bôi lên mụn cơm. Thuốc sẽ làm cho da phồng rộp và nhổ bật mụn cơm khỏi da.

Phẫu thuật laser: thường chỉ dành cho những trường hợp mụn cơm khó chữa vì khá tốn tiền và có thể gây ra sẹo.

Vi phẫu: mụn cơm được cắt hoặc đốt bằng dao điện. Vì phương pháp này có thể để lại sẹo nên thường chỉ dành cho những trường hợp không đáp ứng với các biện pháp điều trị khác.

Trong trường hợp xấu, mụn cơm không đáp ứng các phương pháp điều trị trên, bệnh nhân sẽ được áp dụng thêm liệu pháp khác như:

Miễn dịch liệu pháp: Thuốc điều trị miễn dịch có thể sẽ được quy định cho mụn cóc cứng đầu bao gồm dibutylester acid squaric và gel gọi là imiquimod. Đây là loại thuốc miễn dịch dạng kem bôi thường dùng điều trị mụn cơm sinh dục, nhưng cũng hiệu quả trong điều trị mụn cơm thông thường. Thuốc làm tăng đáp ứng miễn dịch của da với mụn cơm và làm cho mụn bị chết. Tuy nhiên, mụn cơm có thể trở lại khi các phương pháp điều trị ngừng lại.

Bleomycin (Blenoxane): tiêm vào mụn cơm loại thuốc bleomycin nhằm giết chết virut. Bleomycin được sử dụng cẩn thận cho các mụn cơm, nhưng ở liều cao hơn được sử dụng để điều trị một số loại ung thư. Rủi ro của liệu pháp này bao gồm mất móng tay, đồng thời thiệt hại cho da và thần kinh.

Retinoids: Có nguồn gốc từ vitamin A, các loại thuốc này làm gián đoạn tăng trưởng tế bào da mụn cóc. Bệnh nhân có thể dùng một loại kem hoặc một loại thuốc uống. Những thuốc này làm cho làn da thêm nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, vì vậy, hãy chắc chắn để bảo vệ làn da từ mặt trời trong khi dùng chúng.

Điều trị mụn cơm theo dân gian

Đã có nhiều trường hợp trị mụn cơm bằng các loại cây lá và mang lại hiệu quả cao như: đắp lá tía tô giã nát, dùng tỏi cắt lát rồi chà lên mụn cơm, dùng mặt trong vỏ chuối đắp lên mụn cơm, dùng nhựa đu đủ và nhựa lô hội bôi lên mụn cơm...

Lưu ý: Áp dụng biện pháp dân gian điều trị mụn cơm cần thực hiện một cách kiên trì, đều đặn sẽ cho kết quả tốt. Tuy nhiên, việc áp dụng những biện pháp trên chỉ phù hợp với những mụn cơm ở vị trí dễ xử lý và được phát hiện sớm.

Những trường hợp hạt cơm, mụn cóc ở vị trí nhạy cảm, bệnh nhân không được tự ý điều trị bằng phương pháp này mà nên đến các bệnh viên chuyên khoa da liễu để điều trị một cách khoa học, tránh xảy ra những biến chứng đáng tiếc.

Hạt cơm là bệnh da thường gặp do virut HPV gây nên. Trong những năm gần đây, số bệnh nhân bị hạt cơm ngày càng gia tăng và tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới.

Phân loại bệnh hạt cơm

Hạt cơm có hai loại là hạt cơm thường và hạt cơm phẳng.

Hạt cơm thường do HPV týp 2, 4, 27, 29 gây nên. Tổn thương cơ bản của bệnh là sẩn sừng thô ráp có kích thước từ 0,3 – 1 cm, màu da bình thường. Vị trí hay gặp của loại hạt cơm này là vùng da dễ bị sang chấn như mặt duỗi các khớp liên đốt hay khớp bàn đốt hoặc ở vùng tỳ đè của bàn chân.

Hạt cơm phẳng: Biểu hiện là các sẩn có kích thước nhỏ từ 1 – 5mm, hình tròn hay hình đa giác, có màu da hoặc thẫm màu. Chúng có thể đứng riêng, thành đám, đôi khi thành dải (dấu hiệu Koebner). Vị trí hay gặp của loại hạt cơm này là ở mặt, cánh tay và thân mình.

Cách trị mụn cơm ở mặt

Hạt cơm có thể mọc ở mọi vị trí trên cơ thể

Biểu hiện bệnh

Hạt cơm thường: Thương tổn là những tổn thương sùi ra ngoài bề mặt, có hình bán cầu hoặc dẹt với đường kính vài mm đến 1- 2cm, ở trung tâm mỗi vết sùi có thể lõm xuống.

Bề mặt hạt cơm thường tăng gai, thậm chí tạo thành các rãnh nhỏ. Từng đám dầy sừng nối tiếp nhau. Số lượng thay đổi từ vài cái đến vài chục cái, đôi khi tập hợp lại rất nhiều.

Vị trí hay gặp của hạt cơm thường là ở mu tay và các ngón tay, ít khi mọc ở lòng bàn tay. Hạt cơm ở tay được gây ra bởi HPV2 và HPV1.

Hạt cơm phẳng: Chủ yếu do HPV týp 3,10 gây nên. Tổn thương của loại này là những sẩn nhỏ hiếm khi nổi cao, có màu vàng hoặc màu vàng nhạt, bề mặt bóng, mảnh, hay tập trung thành dải, thành mảng và gây ngứa.

Vị trí thường gặp của hạt cơm phẳng là ở mặt mu tay, ngón tay, cánh tay, đầu gối và mặt trước cẳng chân. Bệnh này thường gặp ở người suy giảm miễn dịch. Ở bệnh nhân này, thương tổn nổi cao hoặc kích thước lớn bình thường.

Những hạt cơm này tồn tại dai dẳng nhiều tháng hoặc nhiều năm, có nhiều trường hợp có dấu hiệu viêm ở xung quanh hoặc có vòng giảm sắc tố.

Điều trị bệnh hạt cơm

Hạt cơm tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng đôi khi ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay chưa có một phương pháp điều trị nào có thể đảm bảo khỏi bệnh hay tránh được tái phát nên việc điều trị chỉ nhằm mục đích tạo ra những khoảng thời gian “không có hạt cơm” càng lâu càng tốt và không tạo sẹo.

Cách trị mụn cơm ở mặt

Khi bị hạt cơm bạn không nên cậy, gãi vì có thể nhiễm trùng

Ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, mục đích của điều trị là chỉ kiểm soát được kích thước và số lượng của hạt cơm.

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra được một số phương pháp giúp loại bỏ hạt cơm là: Dùng nitrogen lỏng để gây mất sắc tố. Phương pháp này rất hữu hiệu đối với những trường hợp mụn cơm khô mọc ở trên mặt, mu bàn chân, dương vật.

Những hạt cơm ở lòng bàn chân có thể điều trị bằng cách cắt bớt mụn cơm, sau đó bôi acid salicylic 40% rồi băng lại và thay bằng đều trong 3 – 5 ngày. Cứ lặp đi lặp lại hẳng tuần, hằng tháng sẽ giúp loại bỏ hẳn hạt cơm. Phương pháp này an toàn, hiệu quả và thường không có tác dụng phụ gì.

Ngoài ra người bệnh có thể dùng kem  hoặc gel đặc trị để bôi lên hạt cơm giúp loại bỏ chúng. Còn nữa, liệu pháp laser CO2 hiện đại có hiệu quả điều trị mụn cơm tái phát, mụn cơm gan bàn chân hay mụn cơm dưới móng.

Biện pháp phòng ngừa bệnh hạt cơm

Trước hết người bệnh không được cào, gãi hay gây tổn thương hạt cơm. Những hạt cơm ở vùng hậu môn sinh dục có thể gây lây nhiễm bệnh qua đường tình dục, vì thế phải dùng bao cao su khi quan hệ để tránh nguy cơ lây bệnh.

Bên cạnh đó phải vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ, ăn uống phải đảm bảo vệ sinh, đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Khi mắc hạt cơm không được tự ý cậy, bóc gây tổn thương và dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu bạn mắc hạt cơm, tốt nhất là tới bác sĩ da liễu để điều trị càng sớm càng tốt. 

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/