Cách trồng cà xanh

Hạt giống cà pháo xanh là món ăn không thể thiếu vào những ngày hè nóng, với món canh ăn kèm với những quả cà pháo bạn sẽ thấy thật sự rất dễ chịu, ngoài ra với việc bạn tự tay trồng những cây cà pháo xanh ngay tại khu vườn nhà mình bạn sẽ thấy đây chính là những quả cà pháo sạch nhất mà bạn từng biết đến

Đặc điểm: Cây sinh trưởng khỏe, cho quản nhiều, quả màu trắng đẹp. Cà có thể trồng vào mùa xuân, hè, thu.

Kỹ thuật gieo trồng hạt giống cà pháo trắng

Cây Cà pháo phát triển tốt trên các loại đất: Cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa. Chọn những chân đất dễ thoát nước.

Thời vụ gieo trồng hạt giống cà pháo trắng

– Cà pháo trắng có thể trồng vào mùa xuân, hè, thu.

Vụ chính gieo hạt vào tháng 11 – tháng 12, bắt đầu thu hoạch quả vào tháng 3 – tháng 5.

Hướng dẫn gieo hạt giống quả cà pháo trắng

Đất tơi xốp, giàu mùn, giàu dinh dưỡng, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt, làm đất thật nhỏ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống bằng phẳng rộng khoảng 1m, cao 20 –25cm. Dùng phân chuồng hoai mục trộn đều trên mặt luống [3 – 4kg/m²]. Do hạt cà có vỏ dày và cứng, để hạt có thể nảy mầm được, trước khi gieo hạt cần ngâm trong nước [nước nóng 54 °C trong 10 phút hoặc nước thường trong 20 – 30 giờ]. Lượng hạt giống gieo là 2g/m², sau khi gieo phủ một lớp rơm rạ mục hoặc rải một lớp trấu mỏng lên mặt luống. Sau khi cây mọc được 1 – 2 lá nếu quá dày, tỉa bớt những cây yếu, bị sâu bệnh, đảm bảo mỗi cây cách nhau 4 – 5cm. Tưới nước phân chuồng nồng độ 10%, sau đó dùng nước sạch tưới rửa lại tránh cháy lá cây con. Khi cây con được 5 – 6 lá [vụ sớm: sau 20 –25 ngày; vụ chính: sau 25 – 30 ngày] thì đem trồng.

Làm đất trồng cà pháo trắng

Cà có bộ rễ phát triển mạnh, vì vậy đất trồng cà cần được cuốc sâu. Nên cuốc lật, phơi ải để đất tơi xốp, ánh nắng mặt trời sẽ tiêu diệt phần lớn sâu bệnh trong đất. Sau đó làm đất tơi xốp, lên luống trồng.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cà pháo trắng:

Trước khi nhổ cây con đem trồng không nên tới nước cho cây 5 – 7 ngày, chỉ tưới ẩm 4 – 5 giờ trước khi nhổ để cho cây không bị đứt rễ và nhanh hồi phục sau trồng.

Trồng cây: trên đất tơi xốp, có độ pH từ 6,5 – 7, giàu mùn, thuận tiện tưới và tiêu nước, cày ải, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại. Trước khi bừa lượt cuối dùng vôi bột [khoảng 30kg/sào] rắc đều trên mặt ruộng để xử lý đất. Đánh luống rộng 1,2m; cao 20 – 30cm; rãnh rộng 25 – 30cm. Mật độ trồng khoảng 30 x 40cm [1.800 – 2.000 cây/sào].

Chăm sóc: Sau khi trồng cần tưới nước đủ ẩm, độ ẩm đất thích hợp nhất cho cây trong suốt thời gian sinh trưởng là 80%. Nước phân hữu cơ cần được ủ trước khi đem tưới.

Bón phân: Cà pháo sinh trưởng tương đối dài ngày, vì vậy cần nhiều phân bón.

Lượng phân bón cho 1 sào:

– Phân chuồng hoai mục: 300 kg.

– Phân lân: 50 kg.

– Phân Ure: 30 kg.

– Phân NPK 16.16.8: 70 kg.

Quy trình bón phân:

+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân lân. Lấp phân trước khi trồng tránh rễ chạm phân.

Bón thúc lần 1 [10 ngày sau trồng]: 5- 6 kg phân urê, 20 kg NPK,

Bón thúc lần 2 [30 – 40 ngày sau trồng]: 7- 8 kg urê, 20 kg NPK;

Bón thúc lần 3 [50 – 60 ngày sau trồng]: 8-10 kg urê, 20 kg NPK,

Sau khi thu hoạch lứa quả thứ 2 nên bón thúc thêm 5kg urê, 10 kg NPK cho cà sai quả và có thể thu được nhiều lứa. Chú ý kết hợp làm cỏ, vun gốc cho cà vào các đợt bón thúc.

Tưới nước:

Từ lúc trồng đến lúc ra hoa cần giữ độ ẩm trong đất. Nếu trời nắng tưới ngày một lần, trời râm mát 3-4 ngày tưới một lần. Lúc cà có quả non thì tưới nhiều hơn. Thời kỳ đầu khi cây con mới trồng cần thường xuyên xới đất để đất không đóng váng, tăng độ ẩm cho đất, giúp cho bộ rễ phát triển và cây lớn nhanh. Nhất là sau khi trồng cây con 1 tháng thì vun gốc để thúc cho bộ rễ phát triển, tăng cường sức giữ nước, giữ màu của đất, chống đổ ngã cho cây.Cây cà sau khi mọc được 7-9 lá là bắt đầu có quả. Lúc đó những nhánh dưới chùm hoa thứ nhất cần tỉa bỏ hết đi. Thường những nhánh này phát triển yếu, hoa quả hình thành chậm. Các cành này thường mọc thẳng đứng làm cho bên trong tán cây rậm rạp, thiếu ánh sáng, tán cây không thông thoáng, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển nhiều. Cần tỉa nhanh kịp thời, chỉ để lại một nhánh gần chùm quả thứ nhất, các nhánh khác cần được tỉa bỏ. Từ thời kỳ giữa đến cuối thời gian sinh trưởng của cây cà mọc thêm nhiều lá ở phía dưới làm cho cây không thông gió và thiếu ánh sáng. Vì vậy, cần tỉa lá kịp thời để thúc mọc thêm nhiều quả.

Xem thêm:  Chăm sóc Cây thài lài sọc treo

Phòng trừ sâu bệnh:

+ Bệnh hại: Một số bệnh thường gặp trên cà pháo:

– Bệnh lở cổ rễ: Do nấm Rhizônia solani kihn gây ra. Nấm này gây bệnh cho cây con lúc ươm và cây nhỏ khi mới trồng. Triệu chứng của bệnh là đoạn thân gần gốc teo thắt lại, có màu đen. Toàn bộ hệ thống mạch dẫn, mô vi sinh, vỏ cây bị thối và cây bị gãy đổ ngay thân rồi chết. Trên mặt vết bệnh có các sợi nấm màu nâu sẫm, phân nhánh thẳng góc. Sợi nấm có vách ngăn, có thể tìm thấy các hạch nhỏ trên đám sợi nấm. Hạch có kích thước nhỏ, màu nâu, hình dáng bất kỳ. Hạch rơi vào đất và tồn tại trong đất. Từ các hạch này, nấm tồn tại và có khả năng gây bệnh cho cây qua nhiều năm.

Cách phòng trừ: Luân canh cà với các cây trồng khác. Vệ sinh đất, không để đất ươm cây con quá ẩm. Khi bệnh xuất hiện nhiều, dùng thuốc Validacin để phun.

– Bệnh chết xanh: Do vi khuẩn Pseudomonas malvacearum gây ra. Vi khuẩn này làm cho cây hoặc bộ phận cây bị chết nhưng vẫn giữ màu xanh.Vi khuẩn gây bệnh làm huỷ hoại, tắc nghẽn các mạch dẫn trong cây. Cũng có trường hợp vi khuẩn làm bộ rễ cây bị thối không hút được nước, cây bị héo và chết. Vì vậy, cần thâm canh, bón phân đầy đủ cho cây. Kịp thời phát hiện và loại bỏ những cây bị bệnh.

Xem thêm:  Chăm sóc cây hoa mai xanh tuyệt đẹp

– Bệnh đốm nâu: Do nấm cladosporium fulvum cke gây ra. Vết bệnh xuất hiện trên lá, ban đầu có màu nâu, cuối cùng chuyển sang màu đen. Bệnh lan dần ra toàn mặt lá làm cho lá khô và rụng.Bệnh ban đầu xuất hiện ở các lá thấp, sau lan dần lên các lá trên. Bệnh phát triển mạnh khi cây ra hoa, hình thành quả và cao nhất lúc quả chín. Cây bị bệnh này có thể chết.Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện ẩm. Nguồn lây lan bệnh chủ yếu là tàn dư cây bị bệnh.Phòng trừ: thu dọn kỹ dư cây sau mỗi vụ thu hoạch. Luân canh cà với các loại cây khác. Kịp thời tỉa cành, tỉa lá, bấm ngọn.

Dùng các loại thuốc Boocđô, zineb, benlat để phun khi bệnh xuất hiện nhiều.

+ Sâu hại: Chú ý kiểm tra sâu bệnh thường xuyên để có biện pháp phòng trị kịp thời. Các đối tượng gây hại chính là sâu xám, sâu ăn lá, bọ rùa 28 chấm, nhện đỏ, rệp… Dùng các loại thuốc trừ sâu như Ofatox, Dipterex, Regent… để phun trừ.

Thu hoạch và để giống cho vụ sau: Không nên để cà quá già làm cho quả bị giảm phẩm chất và cây bị kiệt quệ, ảnh hưởng đến các đợt quả sau.

Theo Sotaynongnghiep.com

Cà xanh mỡ là giống cây dễ trồng sinh trưởng mạnh ít bênh hại cho nhiều quả, mềm không dai, xanh bóng. Cà xanh mỡ có thể dùng để nướng xào luộc như cà tím ăn rất ngon ngọt. Cà xanh mỡ là lựa chọn tuyệt vời để trồng trong vườn nhà bạn giúp vườn đa dạng đẹp mắt.

THÔNG TIN CHI TIẾT HẠT GIỐNG

Mã hạt giống HG-TN-078
Khối lượng / số hạt 1g
Thời vụ trồng Quanh năm, vụ chính Đông Xuân, 1000 mét vuông: 7 - 10g
Khoảng cách trồng Trồng hàng đơn: Hàng cách hàng 1,2 - 1,4 m, cây cách cây trên hàng 0,7 m. Trồng hàng đôi: Hàng đôi cách hàng đôi 1,2 - 1,4 m, hàng cách hàng của hàng đôi 0,7 m, cây cách cây trên hàng 0,7 m.
Thời gian thu hoạch 75 - 80 ngày sau khi trồng
Xuất xứ Việt Nam
Chủng loại hạt Hạt giống quả

CÀ XANH MỠ CÓ CÁCH TRỒNG GẦN GIỐNG CÀ TÍM

Dụng cụ trồng: Bạn có thể tận dụng thau, chậu, khay hoặc thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cà tím. Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước. Tuy nhiên, chậu hoặc thùng xốp phải cao từ 20-25cm, rộng ít nhất 30cm.

Đất trồng: Cà tím thích hợp trồng trên tơi xốp, giàu mùn, dễ thoát nước và có độ pH khoảng 6 tham khảo máy đo pH đất. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa…

Hạt giống: Hạt giống cây cà tím đang được bán tại cửa hàng Dungcunongnghiep.vn quý vị có thể mua online hoặc mua hàng trực tiếp tại cửa hàng. Tham khảo: Đắt sạch trồng rau, Dụng cụ trồng rau, khay ươm hạt giống

Gieo trồng

- Hạt cà tím có vỏ khá cứng và dày nên trước khi gieo bạn phải ngâm nước lạnh từ 24-30 giờ. Sau đó vớt ra ngâm ở nước ấm có nhiệt độ khoảng 50 độ C trong vòng 1 tiếng. Công đoạn này vừa giúp làm mềm vỏ hạt để kích thích nảy mầm vừa giúp diệt trừ nấm bệnh. Ủ hạt giống trong vải ẩm cho nứt ra rồi mới đem đi gieo.

- Đem hạt đã ủ gieo từ 2-3 hạt vào một ô ở giá gieo hạt hoặc bầu. Sau đó lấp 1 lớp đất mỏng và tưới nước bằng vòi phun nhẹ.

- Khi cây con trồng trong bầu có từ 5 đến 6 lá thật và cao khoảng 6-8cm thì chọn ra những cây khỏe mạnh nhất rồi đem trồng ra chậu hoặc thùng xốp. Sau khi cấy xong tưới nước cho cây và che phủ trong vòng 1 tuần.

 

Chăm sóc

Cà tím là loại cây ưa nước, do đó trong thời gian đầu bạn cần phải tưới nước hàng ngày. Lưu ý: Tưới đủ độ ẩm cần thiết cho cây con sinh trưởng phát triển tốt. Đặc biệt trong thời kỳ ra hoa và nuôi quả bạn không được để mặt chậu bị khô hoặc thiếu nước thì cây cà sẽ ra hoa kém dẫn đến giảm năng suất và trái không được to.

Sau khi cấy cây con được 1 tuần, tiến hành bón lót bằng phân bò, phân trùn quế, phân gà, phân dê hoặc phân hữu cơ. Cứ 10-12 ngày bón thúc lần.

Thu hoạch

Sau 70 ngày trồng là cà tím có thể thu hoạch đợt đầu tiên. Không nên thu hoạch lúc quả quá già bởi ăn sẽ không ngon. Thời gian thu hoạch tùy thuộc vào việc chăm sóc cây.


Video liên quan

Chủ Đề