Cải bó xôi xào thịt bò cho bà bầu

Việc thường xuyên ăn cải bó xôi trong thời gian mang thai không chỉ giúp bà bầu có sức khỏe tốt mà còn đem đến nhiều lợi ích bất ngờ cho sự phát triển của thai nhi.

Cải bó xôi [hay còn gọi là rau chân vịt, rau bina] vốn được mệnh danh là “siêu thực phẩm” cực kỳ bổ dưỡng cho sức khỏe phụ nữ trong thời gian mang thai. Bạn đã thật sự hiểu hết những lợi ích sức khỏe của cải bó xôi hay chưa? Nếu vẫn còn đang loay hoay tìm hiểu vấn đề này, hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây nhé.

Bà bầu ăn cải bó xôi được không?

Hello Bacsi xin trả lời là “Được” bởi đây là một trong những loại rau rất tốt cho sức khỏe của các thai phụ do hàm lượng dinh dưỡng vô cùng cao. Dưới đây là thành phần dinh dưỡng cụ thể có trong 100g cải bó xôi:

  • Năng lượng: 23kcal
  • Chất béo: 0,39g
  • Chất xơ: 2,2g
  • Protein: 2,86g
  • Tinh bột: 3,63g
  • Nước: 91,4g
  • Đường: 0,42g
  • Vitamin C: 28,1mg
  • Vitamin B6: 0,195mg
  • Vitamin B1: 0,078mg
  • Vitamin B2: 0,189mg
  • Vitamin B3: 0,724mg
  • Vitamin B9: 194ug
  • Vitamin A: 9377IU
  • Vitamin E: 2,03mg
  • Vitamin K: 482,9ug
  • Sắt: 2,71mg
  • Magie: 79mg
  • Phốt pho: 49mg
  • Kali: 558mg
  • Natri: 79mg
  • Canxi: 99mg
  • Chất béo bão hòa: 0,063g
  • Chất béo không bão hòa đơn: 0,010g
  • Chất béo không bão hòa đa: 0,165g

9 lợi ích của cải bó xôi đối với sức khỏe bà bầu và thai nhi

1. Ngăn ngừa thiếu máu

Theo thống kê, số lượng bà bầu thiếu máu trong thai kỳ chiếm tỷ lệ khá cao. Khi mang thai, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả cơ thể mẹ bầu lẫn em bé. Do đó, trong thời gian này, nhu cầu về sắt mà cơ thể cần sẽ tăng lên từ 30 đến 50%. Mẹ bầu ăn cải bó xôi là cách giúp bổ sung sắt đơn giản nhất. Không những vậy, loại rau này còn giúp ổn định cân nặng thai nhi, ngừa nguy cơ nhẹ cân ở trẻ khi mới chào đời.

2. Ổn định huyết áp

Huyết áp thay đổi thất thường là hiện tượng phổ biến trong thai kỳ và thường có liên quan đến việc hấp thụ canxi của cơ thể. Nồng độ canxi cao có thể gây hạ huyết áp, trong khi lượng canxi thấp lại dẫn đến tăng huyết áp thai kỳ. Việc ăn cải bó xôi là giải pháp an toàn giúp ổn định huyết áp nhờ thành phần nitrat có trong thực phẩm này.

3. Bà bầu ăn cải bó xôi giúp giảm đau nhức cơ thể

Đau nhức cơ thể là tình trạng khá thường gặp ở bà bầu do cơ thể ngày một nặng nề khi thai nhi phát triển quá nhanh. Cải bó xôi có chứa hoạt chất glycolipid, có đặc tính chống viêm, giúp mẹ bầu giảm đi những cơn đau nhức trong thai kỳ rất hiệu quả.

4. Ngăn ngừa trĩ và táo bón

Trĩ và táo bón là những triệu chứng thai kỳ thường gặp. Tình trạng này sẽ được cải thiện nếu bà bầu thường xuyên bổ sung cải bó xôi vào chế độ ăn. Nguồn chất xơ dồi dào trong loại rau này sẽ kích thích nhu động ruột, giúp nhuận tràng và ngăn ngừa táo bón khi mang thai hiệu quả.

Phụ nữ mang thai thường xuyên ăn cải bó xôi sẽ nhận được một lượng canxi dồi dào, giúp răng và xương của bé chắc khỏe ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ. Ngoài ra, mẹ bầu ăn nhiều cải bó xôi còn có thể cải thiện chức năng cơ bắp, thần kinh và tuần hoàn.

6. Cải thiện hệ miễn dịch

Cải bó xôi rất giàu vitamin A, C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu. Không những vậy, những dưỡng chất này còn có tác dụng giúp hỗ trợ sự phát triển thị lực của bé.

7. Ngăn ngừa khuyết tật thai nhi

Cải bó xôi là nguồn cung cấp axit folic dồi dào cho bà bầu. Axit folic là dưỡng chất rất cần thiết cho việc hình thành ống thần kinh thai nhi trong tam cá nguyệt đầu tiên. Không những vậy, mẹ bầu bổ sung axit folic đầy đủ còn giúp ngăn ngừa nguy cơ khuyết tật bẩm sinh có thể gặp ở thai nhi như tật sứt môi, hở hàm ếch hay nứt đốt sống.

8. Ăn cải bó xôi tốt cho phổi của bé

Cải bó xôi rất giàu beta – carotene. Sau khi hấp thu vào cơ thể, dưỡng chất này sẽ chuyển hóa thành vitamin A, rất tốt cho sự phát triển phổi của thai nhi. Đặc biệt, vitamin A còn giúp thai nhi tăng cân lành mạnh và thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ bầu diễn ra hiệu quả.

9. Giảm nguy cơ sinh non

Axit folic không chỉ cần thiết cho sự phát triển của bé mà còn đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe mẹ bầu. Trong thời gian mang thai, nếu không được bổ sung đủ axit folic, bà bầu rất dễ đối mặt với nguy cơ sinh non. Việc thường xuyên thêm cải bó xôi vào thực đơn ăn uống hàng ngày sẽ giúp đảm bảo nhu cầu axit folic cho cơ thể, phòng tránh sinh non.

Bà bầu ăn quá nhiều cải bó xôi sẽ gặp phải nguy cơ gì?

Theo các chuyên gia y khoa, mỗi ngày bà bầu chỉ nên ăn nửa chén rau cải bó xôi. Bởi nếu ăn quá nhiều, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải những vấn đề sau:

  • Sỏi thận: Nếu ăn quá nhiều cải bó xôi, phụ nữ mang thai rất dễ bị sỏi thận, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Nguyên nhân là do cải bó xôi có chứa axit oxalic, một hợp chất khiến cơ thể đào thải ra nhiều canxi. Ngoài ra, mẹ bầu ăn nhiều cải bó xôi còn có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai.
  • Tiêu chảy: Bà bầu rất dễ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn listeria và nhiễm khuẩn salmonella nếu ăn cải bó xôi không được rửa và chế biến kỹ. Tình trạng này nếu nghiêm trọng còn có thể dẫn đến sẩy thai.
  • Dị ứng salicylate: Chất salicylate có trong cải bó xôi có thể gây chảy máu nghiêm trọng và kéo dài thời gian chuyển dạ. Do đó, bạn nên tránh ăn loại rau này trong những tháng cuối của thai kỳ.

Những món ăn từ cải bó xôi vừa ngon vừa giàu dinh dưỡng dành cho mẹ bầu

Dưới đây là công thức chế biến một số món ăn từ cải bó xôi vừa ngon vừa bổ dưỡng mà bạn có thể đưa vào thực đơn mỗi ngày:

1. Súp cải bó xôi

Nguyên liệu cần chuẩn bị: đậu Hà Lan, cải bó xôi, hành tây, nước dùng từ xương hầm, bột năng hoặc bột ngô, gia vị.

Cách làm:

  • Rửa sạch đậu Hà Lan và cải bó xôi.
  • Cải bó xôi cắt thành khúc nhỏ.
  • Hành tây thái hạt lựu.
  • Cho tỏi vào phi thơm rồi cho hành tây vào xào chín. Đổ nước dùng cùng đậu Hà Lan và rau cải bó xôi vào nấu cho đến khi chín mềm, nhừ.
  • Thêm một chút bột năng hoặc bột ngô để súp được sánh.
  • Nếu muốn món ăn có dạng mịn, bạn có thể đổ súp vào máy xay cho nhuyễn mịn rồi múc vào bát ăn nóng.

2. Canh cải bó xôi nấu thịt bằm

Nguyên liệu cần chuẩn bị: cải bó xôi, hành khô, thịt băm, gia vị.

Cách chế biến:

  • Rau cải bó xôi rửa sạch, thái khúc vừa ăn.
  • Hành khô phi thơm với chút dầu ăn rồi cho thịt băm vào đảo đều.
  • Đổ thêm một bát to nước lã vào đun sôi.
  • Thả cải bó xôi vào đun chín rồi nêm thêm gia vị cho vừa ăn.

3. Canh cải bó xôi nấu tôm tươi

Để nấu món canh cải bó xôi tôm tươi, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như: rau cải bó xôi, tôm tươi, hành khô, tiêu và gia vị để nêm nếm.

Cách chế biến:

  • Rau cải bó xôi rửa sạch, thái khúc vừa ăn.
  • Tôm rửa sạch, rút bỏ chỉ lưng, bỏ vào cối giã giập cùng với hành tím. Sau khi giã xong, bạn nên chút tiêu cùng nước mắm, đảo đều cho thịt tôm thấm gia vị.
  • Hành khô phi thơm với chút dầu ăn rồi cho tôm đã giã vào đảo đều cho săn.
  • Đổ nước vào nồi, đợi nước sôi một chút để tôm chín thì cho rau vào, nêm nếm cho vừa ăn. Múc ra bát ăn nóng hay nguội đều rất ngon.

Một số câu hỏi thường gặp khi bà bầu ăn cải bó xôi

1. Mẹ bầu có nên uống nước ép cải bó xôi trong thai kỳ?

Bạn có thể uống nước ép cải bó xôi khi mang bầu miễn là bạn ép từ cải bó xôi tươi, sạch và không cho quá nhiều đường. Tuy nhiên, bạn đừng uống quá nhiều để tránh gặp phải những tác dụng phụ không đáng có.

2. Có nên ăn salad cải bó xôi khi mang thai không?

Bạn có thể ăn nhưng hãy rửa sạch cải bó xôi cũng như các loại rau khác trước khi chế biến để tránh nhiễm khuẩn nhé.

Ngân Phạm / HELLO BACSI

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Page 2

Việc cẩn trọng hơn trong chế độ ăn uống là một trong những điều mà phụ nữ thường phải cân nhắc khi biết mình có thai. Những loại thực phẩm nào tốt cho thai kỳ hay ăn rau có tốt cho bà bầu không là những câu hỏi mà nhiều mẹ bầu rất băn khoăn.

Thực tế là những gì mà thai phụ ăn đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong bụng. Vì thế, bạn sẽ cần đến một chế độ ăn uống thật khoa học để cung cấp đủ dưỡng chất cho cả mẹ lẫn con.

Tất nhiên rằng, các loại rau củ quả cũng đóng vai trò không thể thiếu trong thực đơn hằng ngày. Hello Bacsi chia sẻ với bạn danh mục 11 loại rau tốt cho bà bầu, cũng như mẹo để thêm chất xơ vào bữa ăn hiệu quả.

Tầm quan trọng của rau với thai kỳ và 11 loại rau tốt cho bà bầu

Trong thời gian mang thai, việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng. Điều này có nghĩa rằng bạn phải chọn đúng loại thực phẩm, dùng đủ lượng, cũng như đúng thời điểm. Việc chọn lựa không đúng không chỉ gây hại cho mẹ mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến cả thai nhi nữa.

Một chế độ ăn đúng và đa dạng sẽ không thể thiếu vắng sự có mặt của các loại rau củ quả. Việc bổ sung nhóm thực phẩm này vào chế độ ăn giúp mẹ bầu tránh được các biến chứng như tiểu đường thai kỳ, cũng như tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Đồng thời, nếu mẹ bầu bổ sung nhiều rau xanh cũng giúp trẻ đạt được cân nặng tối ưu sau khi sinh, giảm thiểu các nguy cơ thiếu máu, điều hòa huyết áp và kiểm soát cân nặng cho mẹ.

Có rất nhiều loại rau cung cấp cho cơ thể một nguồn dưỡng chất dồi dào. Dưới đây là danh sách 11 loại rau tốt cho bà bầu mà bạn cần bổ sung trong suốt thai kỳ của mình:

  1. Khoai lang: Loại rau ăn củ này là nguồn bổ sung tuyệt vời các vitamin A, B và C
  2. Măng tây: Chúng chứa một lượng lớn vitamin A, B, E và K
  3. Đậu que: Đậu que là loại rau ăn quả cung cấp vitamin C và K cùng lượng chất xơ tốt cho bà bầu
  4. Củ cải đường: Củ cải đường rất giàu vitamin và chất xơ. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ bầu và thai nhi
  5. Ớt chuông: Cũng như củ cải đường, ớt chuông cung cấp dồi dào lượng vitamin và chất xơ cần thiết cho thai kỳ
  6. Bí đao: Loại rau ăn quả này rất giàu vitamin, protein và thiamin [vitamin B1] tốt cho việc chuyển hóa đường, cũng như chống lại cảm giác tê phù khi mang thai
  7. Cà chua: Loại rau ăn quả có màu săc bắt mắt này rất giàu vitamin C, K và biotin giúp chống lại tình trạng rụng tóc khi mang thai hiệu quả
  8. Bông cải xanh: Loại thực phẩm này vô cùng có lợi bởi nó bổ sung vitamin C, K và folate [một dưỡng chất cực kỳ cần thiết cho sự hình thành và phát triển hệ thần kinh của thai nhi]. Mẹ bầu tiêu thụ bông cải xanh cũng chứng minh có lợi trong việc giảm táo bón
  9. Escarole [rau diếp đắng hay rau cúc đắng]: Loại rau này rất tốt cho bà bầu do có nhiều vitamin A và C, cũng như nổi tiếng với công dụng chữa đau đầu và hỗ trợ tiêu hóa tốt
  10. Mùi tây: Mùi tây có nhiều protein, vitamin E đặc biệt là riboflavin ngăn ngừa chứng dị tật ống thần kinh ở thai nhi
  11. Rau bó xôi: Loại rau này cung cấp nhiều chất xơ, carotenoids và folate. Mẹ bầu tiêu thụ rau bó xôi còn giúp thanh lọc hệ tiêu hóa, giảm đường, mỡ trong máu, giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Trên đây là một số gợi ý từ Hello Bacsi, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn sử dụng bất kỳ loại rau củ quả nào mình yêu thích. Nếu e ngại việc dùng loại rau đó liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ của mình hay không, hãy đừng ngần ngại chia sẻ điều đó với bác sĩ sản khoa bạn nhé.

Các thai phụ thường cảm thấy đói bụng hơn bình thường, vì lúc này họ không chỉ ăn cho riêng mình nữa. Lời khuyên cho bạn là nên chia nhỏ bữa ăn của mình ra để tránh cảm giác đói. Việc ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày cũng hạn chế các vấn đề tiêu hóa thường gặp trong thai kỳ.

Lượng rau củ quả cần thiết tiêu thụ trong ngày nên rơi vào khoảng 500g. Tùy theo rau ăn quả, rau ăn lá hay ăn củ mà bạn có thể ăn sống, nấu chín hay chế biến thành các món hầm, luộc, nướng. Rau củ quả là một nguồn cung cấp năng lượng, vitamin, khoáng chất cũng như chất xơ vô cùng phong phú. Chúng ta có thể bổ sung vitamin bằng viên uống nhưng không thể làm điều tương tự đối với chất xơ, vì chất xơ chỉ phát huy lợi ích tốt nhất khi chúng ta ăn rau củ quả trực tiếp.

Ngoài việc ăn những loại rau tốt cho bà bầu, cũng như đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng, một điều quan trọng khác nữa là bạn nên tập thể dục đều đặn cũng như đảm bảo ngủ đủ giấc.

Mách mẹ bầu những bí quyết đơn giản để thêm chất xơ vào bữa ăn

Dưới đây là một số phương pháp đơn giản mà bạn có thể kết hợp rau củ quả vào bữa ăn hằng ngày của mình để làm tăng thêm cảm giác thú vị và ngon miệng hơn:

  • Trộn và nấu các loại rau củ quả mà bạn yêu thích cùng với những loại mà bạn không thích [nhưng có lợi cho bạn ít nhất là trong giai đoạn bầu bí này], thêm món nước sốt khoái khẩu và bạn đã có ngay bữa ăn ngon cho mình!
  • Nếu bạn thích thức ăn cay, món cà ri rau củ sẽ là lựa chọn tốt cho bạn. Mức độ cay của món ăn phụ thuộc vào sở thích của bạn, vì gia vị cay không gây hại cho bé. Cần lứu ý là nếu bạn đang gặp chứng ợ nóng nên giảm độ cay ở mức thấp. Cà chua hoặc mì ống trộn rau cải bó xôi cũng là những lựa chọn thay thế tốt.
  • Bạn có thể thử làm món đậu que nướng hoặc hấp chấm với nước sốt để có món ăn vặt thú vị.
  • Món súp kem rau củ tự làm ở nhà cũng là một lựa chọn khôn ngoan để có thể bổ sung nhiều rau hơn vào khẩu phần ăn.
  • Nếu việc ăn rau trực tiếp khiến bạn thấy buồn nôn, nhạt miệng, hãy thử làm món súp với hành lá, cần tây và dầu ô liu.
  • Có rất nhiều các loại rau củ tốt cho bà bầu như khoai lang và cải con nhưng có không ít bà bầu lại không mấy ưa chuộng chúng. Tuy nhiên, mẹ bầu hãy cứ thử dùng một lần và biết đâu cuối cùng bạn lại có cảm tình với chúng.
  • Để tăng thêm hương vị, bạn có thể nướng rau củ và nêm nếm với các loại thảo mộc và gia vị khác như húng quế, húng tây, rau mùi và kinh giới cay.

Bạn nên trữ sẵn một lượng rau củ quả nhất định để có thể lấy ra chế biến ngay khi cần. Ngoài ra, với các mẹ bầu đi làm, hãy chuẩn bị bữa trưa cho mình vào tối hôm trước hoặc sáng sớm để bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng và vệ sinh.

  • Hãy thử dùng rau sống nếu bạn không mấy ưa thích rau được nấu chín. Cà rốt bào sợi nhỏ, xà lách trộn với bắp cải thái nhỏ hoặc ăn rau sống với nước chấm là những cách tuyệt vời để bổ sung rau trong bữa ăn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là trái cây và rau củ quả chưa rửa kỹ có thể bị nhiễm toxoplasma, một loại ký sinh trùng có hại cho cả mẹ và em bé. Hãy chắc chắn rằng trái cây và rau quả được rửa sạch dưới vòi nước chảy và tốt nhất là gọt vỏ trước khi ăn.
  • Hãy nhớ rằng trong thời kỳ mang thai, khẩu vị của bạn sẽ thay đổi. Do đó, hãy cố gắng thử nhiều loại rau tốt cho bà bầu khác nhau để làm tăng thêm sự đa dạng trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.

Thực phẩm mà bạn tiêu thụ trong thai kỳ sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn, cũng như là đối với thai nhi đang phát triển. Vì vậy, điều quan trọng là phải có một chế độ ăn cân đối. Và các bà mẹ tương lai cũng đừng quên tiêu thụ những loại rau tốt, bổ dưỡng cho cả mẹ và bé nhé. Đơn giản vì đây cũng là nguồn cung cấp nhiều vitamin và dưỡng chất vô cùng cần thiết.

Minh Phú/HELLO BACSI

Hơn 70.000 mẹ bầu đã tìm đến Cộng đồng Mang Thai!

Gia nhập cộng đồng để cập nhật kinh nghiệm chuẩn bị mang thai miễn phí từ bác sĩ và các mẹ bỉm thông thái khác. Click tham gia ngay!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Page 3

Dinh dưỡng khi mang thai là một phần quan trọng của thai kỳ mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng đặc biệt quan tâm. Bà bầu nên ăn rau gì, bầu ăn bắp cải được không là những câu hỏi mà rất nhiều phụ nữ mang thai thắc mắc.

Thực tế là việc ăn uống trong thời gian mang thai cần phải được cân nhắc kỹ càng bởi không phải rau củ nào cũng tốt, có các loại rau bà bầu không nên ăn để tránh ảnh hưởng sức. Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ mách mẹ bầu ăn rau gì tốt cho bà bầu để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Bà bầu nên ăn rau gì?

Dưới đây là một số loại rau, củ, quả, hạt mà Hello Bacsi khuyến nghị các mẹ bầu nên dùng thường xuyên trong suốt thai kỳ:

1. Các loại đậu

Bạn đừng nên nghĩ rằng chất xơ chỉ có trong các loại rau thôi nhé. Trong số các loại rau tốt cho bà bầu không thể không kể đến những thành viên họ nhà đậu, một nhóm thực phẩm rất giàu chất xơ.

Ngoài ra, các loại đậu còn bổ sung thêm protein, sắt, canxi, magie… đặc biệt là axit folic [folate] – một dưỡng chất cực kỳ quan trọng với thai nhi giúp giảm tỷ lệ dị tật ống thần kinh ở thai nhi, trẻ sơ sinh nhẹ cân.

Một vài loại đậu còn là thức ăn vặt rất tốt để mẹ bầu nhấm nháp khi cơn đói bụng cồn cào trường kỳ ghé thăm. Đậu xanh, đậu phộng, đậu Hà Lan, đậu đen và vô số các loại khác rất tốt cho mẹ bầu.

2. Chuối

Nếu ai đó hỏi bạn “Bà bầu nên ăn rau gì? mà bạn trả lời là chuối thì nghe không liên quan. Nhưng bạn hãy khoan vội bác bỏ câu trả lời này vì lượng chất xơ có trong chuối không hề kém rau củ. Bên cạnh đó, chuối còn giàu kali, vitamin C, B6 và pectin – một loại chất xơ hòa tan cực kỳ có lợi cho hệ tiêu hóa.

3. Bà bầu nên ăn rau gì? Trả lời đó là Bông cải xanh

Bông cải xanh là một ứng củ viên sáng giá trong danh sách những loại rau tốt cho bà bầu. Trong loại rau ăn hoa này có tất tần tật các dưỡng chất thiết yếu cho mẹ bầu từ folate, sắt, canxi đến vitamin C. Nếu bấy nhiêu đó dưỡng chất vẫn chưa đủ thuyết phục các bà bầu mua về dùng thì một chút thông tin nho nhỏ là chỉ cần ăn một nửa khẩu phần bông cải thôi, bạn đã bổ sung thêm được 2,8g chất xơ cho hệ tiêu hóa đấy.

4. Hoa atiso

Hoa atiso là một trong những thực phẩm lành tính, giàu dinh dưỡng rất tốt cho mẹ bầu. Ngoài magie, folate, chất xơ thì atiso khá giàu choline. Cơ thể chúng ta chỉ tổng hợp được rất ít choline nên việc bổ sung dưỡng chất này từ thực phẩm sẽ vô cùng có lợi.

Choline có công dụng trong việc hỗ trợ sự phát triển tế bào não bộ của thai nhi, đồng thời cải thiện trí nhớ. Do đó, bạn dễ dàng nhận thấy rằng các nhà sản xuất luôn nhấn mạnh vào yếu tố hỗ trợ phát triển trí não cho trẻ nếu sản phẩm của họ có chứa choline.

Trong nho có rất nhiều sắt, phốt pho, canxi, axit hữu cơ, carotene… rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Giai đoạn mang thai, cơ thể của các mẹ cần rất nhiều máu, nho xanh chứa sắt sẽ phần nào giúp các bà bầu giải quyết vấn đề đó.

6. Rau tốt cho bà bầu: Rau dền

Rau dền là một trong những loại rau tốt cho bà bầu bởi tính mát, lợi tiểu, lại giàu vitamin. Ngoài ra, mẹ bầu ăn rau dền sẽ dễ hấp thu sắt và canxi vì loại rau này không chứa axit oxalic. Oxalic lại là kẻ thù của sắt vì nó vốn ngăn cản sự hấp thụ sắt và canxi của cơ thể. Mẹ bầu ăn một bát canh rau dền nấu tôm trong ngày hè oi bức thì còn gì tuyệt vời hơn.

7. Cherry

Cherry khá đắt tiền nhưng những giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại thì rất đáng giá. Loại quả này chứa khá nhiều sắt, rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Thống kê cho thấy cherry chứa lượng sắt cao gấp 20 lần so với táo và cam. Một thông tin bên lề nữa là nhiều người cho rằng những bé cưng của mẹ bầu ăn cherry sẽ có làn da trắng hồng ngay khi mới chào đời.

Bà bầu ăn bắp cải được không?

Bắp cải là loại rau thông dụng, có mặt thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Thế nhưng, bắp cải liệu có phải là rau xanh tốt cho bà bầu? Bà bầu ăn bắp cải được không?

Bắp cải chứa vitamin K và C hỗ trợ sức khỏe cho xương, axit folic tốt cho sức khỏe của thai nhi, sắt, kali, magie, phốt pho làm ổn định huyết áp và nhịp tim. Ngoài ra, hoạt chất anthocyanins trong bắp cải tím được nghiên cứu có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Như vậy loại rau này quá tuyệt vời để mẹ bầu bổ sung vào chế độ ăn đúng không?

Thêm một mách nhỏ nữa cho các bà bầu ở tháng cuối thai kỳ là có thể dùng lá bắp cải đắp lên bắp chân, cánh tay và khu vực phù sưng phù. Lá bắp cải có tác dụng hút nước hiệu quả, cải thiệt tình trạng phù nề ở phụ nữ mang thai.

Nhưng đừng vì bắp cải ngon hay bổ mà bà bầu ăn bắp cải quá nhiều vì dù đây là loại rau tốt cho bà bầu nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ làm bạn bị đầy hơi. Ngoài ra, nếu mẹ bầu hay gặp chứng khó tiêu, đầy hơi thì nên hạn chế ăn loại rau này nhé.

Bà bầu nên lưu ý gì khi ăn rau trong thai kỳ?

Nhiều mẹ thắc mắc không biết các loại rau bà bầu không nên ăn là gì? Xin trả lời đó là loại đã bị giập úng, có mùi khác lạ. Ngoài ra, các loại rau không nên ăn khi mang thai thường là:

  • Rau sam, tính hàn cao, dễ gây sảy thai
  • Ngải cứu, rau ngót, dễ sảy thải trong 3 tháng đầu
  • Rau răm, gây thiếu máu và co bóp tử cung
  • Rau chùm ngây, dễ gây sảy thai
  • Mướp đắng gây co thắt tử cung.

Ngoài ra, khi ăn rau, để có thể loại bỏ được đất, rác, các vi sinh vật gây hai [E.Coli, Salmonella, giun sán…] và dư lượng thuốc bảo vệ thực còn bám trên rau củ, mẹ bầu cần rửa rau củ nhiều lần dưới vòi nước chảy. Sau đó, bạn ngâm rau củ đã rửa sạch với nước muối loãng hay nước có pha chút giấm để tiêu diệt các vi sinh vật còn sót lại.

Nhiều người có thói quen chần rau củ qua nước sôi trước khi chế biến món ăn nhằm loại bỏ vi sinh vật gây hại. Điều này là không đúng, vì việc chần qua nước sôi thường làm bay hơi các vitamin có trong rau củ. Ngoài ra, dù bạn đã trần qua nước sôi thì nguy cơ nhiễm vi sinh vật gây hại vẫn có thể xảy ra nếu thức ăn không được nấu chín kỹ hay bảo quản đúng cách.

Thêm một lưu ý là vitamin C có trong rau củ rất dễ bay hơi, do đó, bạn không nên nấu thức ăn quá lâu. Hãy nấu ăn với nhiệt lượng lớn nhằm rút ngắn thời gian đun nấu để giúp bảo toàn các chất dinh dưỡng.

Một điều quan trọng cần lưu ý là khi ăn rau củ và trái cây, bạn đừng quên công thức 5 phần/ngày. Công thức này dựa trên một khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO]: Mỗi người nên ăn tối thiểu 400g rau củ và trái cây/ngày nhằm giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, thừa cân – béo phì, đái tháo đường…

Vai trò của rau xanh, trái cây đối với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

Trong tháp dinh dưỡng của một người bình thường thì ngoài những thành phần quan trọng là chất bột đường, chất đạm, chất béo thì các loại thực phẩm như rau, củ, quả vẫn đóng một vai trò nhất định, chiếm khoảng 70% chế độ ăn. Các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin, khoáng chất cũng như chất chống oxy hóa.

Tuy không phải là chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được nhưng chất xơ có trong các loại rau củ đóng một vai trò hết sức đặc biệt trong việc ngăn ngừa táo bón khi mang thai. Có thể lý giải cơ chế chống táo bón của chất xơ là chúng giúp làm phân mềm và tăng lượng phân, từ đó giúp cơ thể bài xuất dễ dàng hơn. Trong cơ thể chúng ta, chất xơ là nguồn cung cấp dưỡng chất cho các vi sinh vật. Qua đó, chúng sản xuất ra một chất hơi [khí gas] có vai trò kích thích ruột già giúp bạn có cảm giác muốn đại tiện.

Bên cạnh tác dụng trên, chất xơ còn giúp giảm hấp thu các chất béo xấu [LDL], tăng cường thấp thu chất béo tốt [HDL]. Đó cũng là lý do vì sao những người muốn giảm cân hiệu quả nên tăng lượng rau củ trong khẩu phần ăn. Thêm một công dụng của thực phẩm giàu chất xơ nữa là làm tăng tác dụng của insulin giúp làm giảm lượng đường trong máu.

Với những công dụng trên thì có thể phần nào bạn đã hiểu tại sao rau xanh thật sự tốt cho mọi người, đặc biệt là các bà bầu. Chúng giúp giảm các triệu chứng táo bón khi mang thai, cũng như giúp kiểm soát cân nặng, giảm các yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường và tim mạch.

Mời bạn tham khảo bài viết Giảm cân khi mang thai thế nào để bảo đảm sức khỏe cho mẹ và bé

Hơn 70.000 mẹ bầu đã tìm đến Cộng đồng Mang Thai!

Gia nhập cộng đồng để cập nhật kinh nghiệm chuẩn bị mang thai miễn phí từ bác sĩ và các mẹ bỉm thông thái khác. Click tham gia ngay!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề