Cây vả trồng ở đâu

Huế đang những ngày nắng nóng, nên trái vả ở chợ tìm cũng khó; trái vả mùa hạ cũng nhỏ, không xanh và mũm mĩm. Chứ như độ giêng hai, cứ ra tới chợ là gặp vả xanh, trái mô trái nấy to và tươi, nhìn thích mắt lắm mà giá lại rẻ.

"Lòng vả cũng như lòng sung". Câu thành ngữ này về nghĩa thực cho thấy hai loại trái cây này có ruột giống nhau. Nhưng nếu như cây sung mọc tự nhiên thì cây vả được con người trồng trong vườn; cây sung to, cao, trái chi chít thì cây vả thường thấp lé đé nhưng trái cũng bám khắp cành từ gốc đến ngọn. Lá cây sung nhỏ, còn lá cây vả thì thiệt to. Ở miền Bắc quả sung được muối chua thành một món ăn khoái khẩu, còn người Huế không ăn sung chắc là vì lý do đã có trái vả rồi, mà trái vả thì ăn ngon hơn trái sung.

Cây sung không ra hoa như các loài cây thông thường. Quả sung thậm chí không được định nghĩa là thực vật trái cây; chúng là những bông hoa đảo ngược. Ruột sung là một bó hoa nhỏ mọc bên trong. Có lẽ cây vả cũng giống cây sung vậy. Tôi chưa thấy hoa vả bao giờ mà chỉ thấy trái vả. Mà trái vả có ruột đỏ nhìn như những sợi hoa bên trong rất đẹp mắt...

Cây vả được trồng rất nhiều trong những khu vườn xứ Huế. Hầu như vườn nhà nào ở đây cũng có từ một đến vài cây vả. Nhưng càng xa thành phố dần, ở những vùng nông thôn xứ Huế thì cây vả cứ ít dần, ít dần đi. Riêng có một làng quê xứ Huế đặc biệt có rất nhiều cây vả trong vườn đó là làng cổ Phước Tích bên sông Ô Lâu. Đến mùa vả kết trái, mâm cơm dành cho khách của người dân làng Phước Tích đều có các món từ trái vả trong vườn. Bởi thế, mỗi lần về chơi làng Phước Tích tôi cứ ngỡ như một mảnh hồn cỏ cây của kinh thành Huế lạc bước rong chơi ra đến tận chốn thôn quê này…

Các chợ Huế thường bán vả tươi cùng với mít non luộc

Ảnh: Phi Tân

Làng tôi cách làng Phước Tích chừng 30km, cũng bên sông Ô Lâu nhưng hồi xưa chỉ có một cây vả duy nhất ở cạnh cái giếng của chùa làng. Đó là một cây vả to, nhánh vươn ra tứ phía và ra trái đểu đặn mỗi năm. Những đứa trẻ làng quê cứ mãi “nô đùa từ ngoài đồng lúa hay trong sân chùa" như lời bài hát của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã lớn lên qua những mùa lúa chín và trong hương sắc hoa trái hiền hòa của ngôi chùa làng. Nhưng lũ trẻ đó cũng quá hoang nghịch với những trò bẻ phượng, bắt chim và vặt quả non. Những trái vả chưa đủ lớn đã bị chúng tôi hái trộm vào những buổi trưa để chấm muối ăn. Vị trái vả non chấm muối chỉ thấy chát và mặn chứ chẳng ngon lành chi cả, nhưng đó là một thú vui con trẻ... Cây vả và cả cái giếng trong sân chùa bây chừ không còn nữa, thay vào đó là một cái sân lát bê tông. Có một khoảng mênh mông nhớ của tôi mỗi lần đến thăm chùa làm mắt tôi nghèn nghẹn nước...

Món ăn từ vả thì nhiều. Vả non luộc đi, xắt mỏng ra rồi trộn với thịt heo ba chỉ [món chay thì trộn với đậu phụng rang] dùng bánh tráng nướng xúc ăn được gọi tên theo kiểu Huế là món "vả xúc bánh tráng". Vả cắt miếng hầm với xương heo, vả dầm chua ngọt... Đó là các món chế biến từ trải vả đã luộc. Còn trái vả tươi thì có mặt trong nhiều dĩa rau sống của người Huế. Món ăn đơn giản nhất từ trái vả đó là kẹp rau thơm chấm ruốc, mát lành và tốn cơm. Mà với người Huế, cứ món ăn chi tươi tươi từ thịt bò thui, mực tươi hay sứa biển thì dĩa rau sống đi kèm phải có mấy lát vả tươi. Nhưng có lẽ, vả tươi ăn đúng điệu Huế nhất đó là khi đi kèm với rau thơm để ăn thịt heo luộc chấm tôm chua. Món này là sự tổng hòa những thức ngon riêng có của xứ Huế: vị chua đặc trưng từ món tôm rằn phá Tam Giang lên men, mùi thơm thanh thanh của mấy cọng rau thơm vườn, vị chát vừa phải của trái vả làm cho lát thịt heo bớt đi vị béo ngậy...

Trái vả là một thứ trái vườn xứ Huế sạch và lành. Trong mâm kỵ của gia đình Huế xưa không thể thiếu mấy món chế biến từ vả như vả trộn, vả kho, vả làm rau sống... Sau này người ta còn làm trà từ trái vả khô và đặc biệt là món rượu vả được chưng cất ở các biệt thự trên đỉnh núi Bạch Mã. Đó cũng là cách mang hương vị đặc trưng của một loài cây trái mát lành đất Cố đô đi khắp đó đây...

Tin liên quan

Quả vả có tên khoa học là Ficus auriculata - loại cây thuộc chi Ficus và thuộc họ dâu tằm. Ngỡ tưởng như đây là loại quả đến từ Việt Nam nhưng lại không phải. Quả vả lại có nguồn gốc từ Hymalaya, miền Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia. 


Cây vả dễ trồng và dễ chăm sóc, tuy nhiên, những vùng đất ẩm ướt sẽ là điều kiện giúp cây phát triển nhất. Ở Việt Nam, cây vả xuất hiện trên khắp cả nước. Tuy nhiên, quả và vẫn tập trung nhất là ở vùng đất Thừa Thiên Huế và được dùng làm các món ăn đặc sản tại Huế
Vậy làm sao để bạn có thể nhận biết được loại quả này khi gặp trong cuộc sống. Hãy cùng mình khám phá điều đó nhé! 

Người ta thường nhìn thấy hình ảnh quả vả cùng những tán lá mọc xanh um tùm. Tuy nhiên, ở một số vùng khí hậu lạnh, lá vả vẫn thường rụng vào mùa đông. Cây vả ra quả chủ yếu từ tháng 12 năm trước đến tháng 7 năm sau. Tuy nhiên, vào những khoảng thời gian khác của năm, cây vẫn ra quả bình thường nhưng chỉ là không được nhiều bằng chính vụ. 

Nhìn thoáng qua, quả vả có hình dạng trông giống quả sung nhưng to hơn một chút. Khi còn non, quả có màu xanh mượt, lông mịn, cầm khá thích tay.  Bên trong quả vả có một lớp gồm những hạt trắng nhìn như hạt cơm - đó cũng chính là phần người dân cố đô dùng để chế biến những món đặc sản tại Huế.  Quả vả khi còn xanh sẽ có nhiều nhựa và nước bên trong. Cắn thử một miếng, bạn sẽ cảm nhận được rõ vị chua chát bên trong và đặc biệt sẽ rất khó nuốt. Nhưng trái lại, quả vả khi chín lại ngả sang màu vàng nâu đồng thời có vị ngọt thanh mát, dịu nhẹ. 

Cũng chính bởi vậy, quả vả không chỉ được dùng trong các món ăn đặc sản của người dân cố đô mà còn là vị thuốc quý trong các bài thuốc đông y cổ truyền. 

Với vị ngọt thanh mát cùng vị giòn giòn khi thưởng thức, quả vả là nguyên liệu không thể thiếu trong các món ăn đặc sản Huế như: nem lụi, bánh khoái, hến xúc bánh tráng, gỏi vả, vả trộn tôm thịt,... cùng các món cuốn đặc trưng nơi đây.  Bên cạnh đó, quả vả có nhiều công dụng vô cùng bổ ích đối với sức khỏe của con người như hỗ trợ phòng các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, đường huyết, táo bón,...

Trong quả vả có chứa chất pectin giúp hòa tan một lượng lớn Cholesterol trong máu và giúp bài tiết ra ngoài cơ thể. Đồng thời, các chất acid béo trong quả vả thuộc loại Omega 3 và Omega 6 giúp con người hạ nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Hơn nữa, trong quả vả còn chứa nhiều chất potassium nhưng lại có rất ít chất sodium giúp ngăn ngừa bệnh huyết áp cao. Đây cũng là  những căn bệnh mà cực kỳ nhiều người mặc phải, đặc biệt là ở người già.  Đối với những người thường xuyên mắc các bệnh về xương khớp thì đây đúng là một vị “thuốc bổ” vô cùng cần thiết. Quả vả chứa nhiều vitamin K2, magie và canxi giúp chúng ta kéo dài tuổi thọ của xương, tăng mật độ của xương, bảo vệ khung xương và ngăn ngừa các bệnh loãng xương.  Đặc biệt, đối với những người không uống được sữa giúp chắc xương hoặc chưa có điều kiện để sử dụng các thực phẩm chức năng giúp bổ sung canxi thì đây đúng là một phương pháp vô cùng bổ ích mà lại không tốn chi phí.  Đối với chị em phụ nữ, những món ăn từ quả vả cũng là một trong những bí quyết giúp các nàng giữ trọn vóc dáng. Với hàm lượng chất xơ cao và ít năng lượng, đây chính là thực phẩm lý tưởng dành cho những người ăn kiêng hoặc đang mắc bệnh béo phì.  Ngoài ra, quả vả cũng góp một phần không nhỏ vào việc chữa táo bón, chữa tỳ hư, chữa tiêu chảy lâu ngày, tiêu hóa kém, sưng họng, đau họng, làm tăng tiết sữa mẹ, chữa cảm hay ngộ độc.  Mặt khác, bên cạnh một số lợi ích như vậy, khi sử dụng quả vả, mọi người cũng cần nên lưu ý một số điều sau để đạt được công dụng tốt nhất:  Quả vả có thể khiến trẻ em bị tiêu chảy hoặc mắc các bệnh về răng miệng bởi nó có chứa một lượng đường khá cao.  Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, quả vả có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu nhưng trái lại, nó cũng là mối nguy hiểm đối với bệnh nhân mắc bệnh huyết áp thấp. Do vậy, người sử dụng cần phải lưu ý khi ăn loại quả này.  Không nên ăn quá nhiều quả vả cùng một lúc bởi nó sẽ gây ra chứng đầy bụng cho người dùng.  Trên đây là đôi điều Nét Huế chia sẻ với bạn về công dụng của quả vả. Hy vọng nó sẽ là nguồn nguyên liệu hữu ích trong bữa ăn hằng ngày của bạn. 

Chúc bạn có một ngày vui vẻ và hạnh phúc!


Cây Vả hay còn gọi là cây Sung Mỹ, Sung tai voi, Sung lá rộng, tên khoa học Ficus auriculata, là một loài cây thuộc chi Ficus,họ Dâu tằm[Moraceae], nó có quả giống như sung nhưng lớn hơn và có lá to hơn.

Cây Vả là loài có nguồn gốc Hymalaya, miền nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Là loài cây thường xanh, nhưng trong một số vùng khí hậu, nó có thể rụng lá trong mùa đông.Xem thêm:

Cây Sung


Cây Ngái

Cây vả

Cây Vảcây Sung cùng họ, nhưng khác ở chỗ quả sung nhỏ, lớp cùi mỏng, chát. Thỉnh thoảng có người làm món sung muối nhưng ăn không ngon. Sung chủ yếu bán trong ngày Tết để chưng lên mâm trái cây nhằm mong muốn làm ăn một năm sung túc. Quả Vả gần giống như quả Bần miền Nam, hoặc cụ thể hơn là giống như quả cà dĩa nhưng nhỏ hơn. Bình thường mỗi quả vả có độ rộng từ 3-5 cm, chiều dày khoảg 1,5-2 cm, khi còn tươi có màu xanh. Quả vả bọng ruột, lớp cơm màu trắng [đó là phần dùng để chế biến thức ăn], vả có vị ngọt vừa, ăn vào bùi bùi.

Cành và quả cây vả

Cây Vả thuộc cây gỗ vừa có thân và cành to, cây thường xanh nhưng trồng xứ lạnh bị rụng lá vào mùa Đông, lá hình tim gần như tròn có kích thước lớn phiến lá to. Quả Vả to bẹp rộng đến 4 cm, có lông vàng vàng.

Quả Vả

Quả Vả mọc thành chùm trên những cành già hoặc ở gốc thân, trên những nhánh riêng không có lá. Khi non quả có vỏ màu xanh lục, có lông mịn, khi chín có màu đỏ thắm. Cây Vả mọc nhanh, tái sinh chồi mạnh.

Quả vảTheo một số quan niệm dân gian thì khi trồng vả, người ta thường trồng hai cây, không trồng đơn lẻ bao giờ. Cây vả rất khó chết, lớn nhanh, tỏa bóng mát và cho quả quanh năm. Nhà nào có cây vả để chết khô là điều không may.

Cây vả ở quần đảo Bijagós,Tây Phi

Cây Vả trong y học :

Quả Vả có dược tính làm mạnh cho bao tử, phòng chữa bệnh táo bón, kiết lỵ và trĩ, điều hòa trong ruột, lợi tiểu. Rễ và lá có tác dụng giải độc, tiêu thũng, quả Vả rất tốt cho những người ăn kiêng vì nhiều chất xơ [9,8 gam] và ít năng lượng [100 gam khô cho 250kcal].

Quả Vả xanh dùng như rau sạch, có tác dụng nhuận trường, tiêu thực, lợi sữa cho sản phụ. Người ta thường chế biến quả Vả xanh thành nhiều loại như : rau sạch ăn sống [cắt lát mỏng chấm với mắm], làm rau sạch vị chát thành rau ghém trộn cùng với các loại rau khác, hoặc kho với một số thực phẩm…Quả Vả khô chứa các a-xít béo omega-3 và omega-6 cùng với phenol. Đây là những chất giúp ngừa bệnh tim mạch vành.Quả Vả cũng là một nguồn cung cấp can-xi, chất giúp củng cố xương.Do Vả giàu kali nên giúp điều hòa lượng đường trong máu. Điều này có lợi cho người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, những người có chế độ ăn uống chứa sodium có thể bị mất can-xi trong nước tiểu. Hàm lượng kali cao trong quả Vả giúp phòng ngừa hiện tượng này.

Cây vả

Vả trong ẩm thực :

Quả vả có thề dùng để chế biến một vài món ăn giống như rau.Món gỏi từ quả Vả trộn tôm thịt + mè rang + rau thơm được coi là một trong những món ăn đặc sắc, rất ấn tượng của người Huế. Món ăn này có ích cho những người bị táo bón, ăn uống kém, mỡ trong máu cao, cao huyết áp.Món hầm từ quả vả xanh với sườn heo hoặc móng giò heo rất bổ dưỡng cho phụ nữ sau khi sinh, có tác dụng lợi sữa, an thần, trợ tiêu hóa.Quả Vả chín phơi khô rồi chưng với đường trở thành món mứt quả Vả có vị ngon không thua gì mứt quả Chà Là nước ngoài, rất tốt cho sức khỏe của ngườigià cao tuổi.

Cây vả, quả vả

Cây vả

Trong văn hóa :

Trong dân gian có câu "Lòng vả cũng như lòng sung" để ám chỉ một điều lòng ta thế nào thì lòng người cũng thế. Ta sao người vậy, chớ vội chê người mà không xét mình.

Xem thêm:

Cây Sung


Cây Ngái

[ BlogCayCanh.vn ]

Video liên quan

Chủ Đề