Chênh lệch áp suất không khí là gì năm 2024

BKAII đã có khá nhiều bài viết về các loại cảm biến. Tiếp tục với bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cảm biến chênh áp nhé!

Chênh lệch áp suất không khí là gì năm 2024

Cảm biến chênh áp là một trong các cảm biến dùng để đo áp suất đặc biệt nhất vì thiết bị này có thể đo được thông số áp suất ở hai khu vực khác nhau để đánh giá và so sánh về độ chênh lệch áp suất.

Dựa vào sự chênh lệch của áp suất này mà nhà nghiên cứu hay người làm trong hàng hải có thể tính toán được tương đối về độ sâu của mực nước, độ cao của chất lỏng, áp suất của quạt hút hay lưu lượng gió của khu vực này với khu vực khác.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng sản xuât máy cảm biến chênh áp nhưng nổi tiếng nhất, chiếm thị phần lớn nhất và được sử dụng nhiều nhất chính là máy cảm biến chênh áp của Rosemount, Yokogawa, Endress Hauser và Georgin.

Tiêu chí để lựa chọn cảm biến chênh áp

Khi lựa chọn ở hữu một chiếc máy đo cảm biến chênh áp thì bạn cần tìm hiểu và liệt kê rõ ràng những tiêu chí như sau:

  • Máy cảm biến chênh áp được đo cho chất gì trong khu vực đó, nó có thể là rắn, lỏng, khí,…
  • Dãy đo áp suất chênh áp: mbar, bar, mH2O
  • Tín hiệu ngõ ra là 4 – 20mA / HART
  • Độ sai số mà máy tối đa đạt tới
  • Mức rangdown: 100:1/200:1
  • Khấu hao tài sản qua mỗi năm là bao nhiêu
  • Tiểu chuẩn chống cháy, nổ ATEX, SIL2/3,…

Nguyên lý cảm biến chênh áp

Cảm biến chênh áp sẽ có hai đường dẩn áp suất vào được đánh đấu (+) và (–) tương ứng Hight và LOW. Áp suất lớn sẽ vào phần (+) và áp suất nhỏ sẽ vào (–).

Bên trong cảm biến chênh áp là một lớp màng có chứa các điện cực được sắp xếp nằm gọn gàng. Khi những lớp mang này bị biến dạng sẽ dẫn tới sự thay đổi của điện áp trên các điện cực này.

Khi có sự tác động vào thì lớp màng lúc này sẽ dịch chuyển qua trái hoặc qua phai tùy theo độ lớn của áp lực đưa vào sẽ tương ứng với sự chênh áp là dương hay âm. Giá trị chênh này biểu thị sự chênh lệch áp suất ở giữa hai đầu vào của áp cao và áp thấp, giá trị này sẽ được chuyển đổi thành dòng điện có độ lớn từ 4 – 20mA tùy theo cách mà người dùng đã cài đặt cho cảm biến áp suất.

Ứng dụng

Cảm biến chênh áp cầu thang dùng để đo mức độ chênh áp giữa áp suất hành lang và áp suất tại cầu thang thoát hiểm hay còn gọi cách khác đó là cảm biến chênh áp gió. Các chung cư có thiết kế áp suất tại cầu thang luôn lớn hơn so với áp suất tại hành lang. Khi có hoả hoạn xảy ra, do áp suất cầu thang lớn hơn nên khói không thể bay vào khu vực thang bộ giúp người thoạt hiểm không bị ngạt.

Thiết bị cảm biến chênh áp cầu thang giúp chuyển đổi tín hiệu về chênh lệch áp suất thành những tín hiệu 0-10V hoặc 4-20mA. Mục đích của nó là để giám sát quá trình chênh lệch áp suất trong các khoảng chênh lệch làm việc từ 0-25 Pa hoặc 0- 50 Pa hoặc 0-100Pa, 0 – 250 Pa,… 0- 5000Pa. Cảm biến chênh áp này được sử dụng phổ biến nhất trong công nghiệp và xây dựng, đặc biệt là với xây dựng nhà cao tầng.

Cảm biến dùng để đo mức chênh áp cầu thang được ứng dụng nhiều và phổ biến trong hoạt động giám sát trạng thái về chênh lệch áp suất, chênh lệch áp suất cầu thang hay điều khiển phòng sạch,… trong những hệ thống quạt thông gió của hệ thống điều hòa không khí bao gồm AHU, PAU.

Thiết bị này sẽ giám sát về thực trạng chênh lệch áp suất, giúp cho không khí lưu thông được theo những điều chỉnh, yêu cầu và chức năng của hệ thống. Hơn nữa, cảm biến chênh áp cầu thang còn mang chức năng quan trọng đó là cảnh báo khi có sự thay đổi áp suất không khí mỗi khi xảy ra sự cố về khói dcháy nhằm khắc phục được sự cố sớm nhất.

Chúng ta đều biết rằng trong các đám cháy ở những tòa nhà cao tầng thì nguyên nhân gây nên thương vong lớn nhất là do ngạt khói từ những đám cháy. Khói và lửa lan ra nhanh chóng khắp các tòa nhà. Khói làm cho con người ta nhanh chóng bị kiệt sức, tinh thần hoảng loạn, trì trệ, không tìm thấy đường lối thoát hiểm và dẫn đến hậu quả là tử vong.

Để giải quyết bài toán về cháy trong các tòa cao tầng trên thì hệ thống các cầu thang thoát hiểm đã được ra đời. Và để cho hệ thống này được hoạt động hiệu quả thì cần phải có quạt tăng áp cầu thang. Tác dụng của nó chính là đẩy khói ra khỏi những lối thoát hiểm của cả tòa nhà. Vì vậy ta phải tạo ra áp suất nhân tạo trong cầu thang để không cho phép khói có thể xâm nhập.

Vậy nguyên lý hoạt động đơn giản của cảm biến chênh áp cầu thang là gì? Khi xảy ra sự có cháy, mọi người đều cố gắng tìm và chạy vào hệ thống cầu thang thoát hiểm và đồng thời còi báo cháy từ các cảm biến và hệ thống đã tự động được kích hoạt khi cảm nhật được khói lửa. Lúc này hệ thống quạt chênh áp cầu thang sẽ hoạt động dựa vào áp suất đo được của cảm biến chênh áp cầu thang. Thiết bị cảm biến áp suất gió và các tín hiệu cài đặt áp suất được khởi động trong buồng thang thoát hiểm. Và hệ thống này được cài đặt về giá trị áp suất sao cho hơi khói từ bên ngoài không luồn vào được hệ thống buồng thang thoát hiểm do áp suất ở bên trong buồng thang se cao hơn áp suất ở bên ngoài.

Cầu thang thoát hiểm này còn có tác dụng là giúp đội ngũ cứu hộ có thể di chuyển đến các vị trí tầng của tòa nhà để tìm kiếm người bị nạn kịp thời.

Khí xảy ra sự chênh lệch áp suất trong không khí thì xảy ra hiện tượng gì?

Chênh lệch áp suất được chấp nhận là 5-20Pa. Hướng dẫn của WHO cho biết khi chênh áp thiết kế quá thấp và độ chính xác của việc kiểm soát chênh lệch áp suất thấp, sẽ xảy ra hiện tượng đảo chiều luồng khí.

Sự chênh lệch áp suất có nghĩa là gì?

Chênh lệch áp suất là sự khác biệt về độ chênh áp giữa 2 điểm khác nhau. Nó là hiệu giữa áp suất của 2 điểm. Ví dụ: điểm A có áp suất là 100Pa và điểm B có áp suất là 70Pa thì độ chênh áp giữa hai điểm A và B là 100 – 70 = 30Pa.

Đâu là công thức tính độ chênh lệch áp suất?

Phép đo chênh lệch áp suất chỉ đơn giản là sự chênh lệch giữa hai áp suất tác dụng vào hai môi trường, thường được gọi là delta p (Δp). Trong ví dụ, Δp = p1 - p2.

Áp suất thay đổi như thế nào?

Cũng giống như với chất rắn, chất lỏng hoặc khí cũng tạo ra áp suất. Với vật rắn thì chỉ tạo áp suất theo hướng đi xuống, vì theo trọng lượng của nó. Chất lỏng và khí thì tạo áp suất theo mọi hướng. Vì thế chất lỏng và khí sẽ tạo áp lực lên thành bình chứa.