Chi nhánh dùng chung hóa đơn của công ty mẹ năm 2024

Theo đó, giữa các đơn vị phụ thuộc có hoạt động phối hợp sản xuất một phần sản phẩm/sản phẩm tương đối hoàn chỉnh để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh. Hoạt động này giúp tối ưu việc sử dụng các nguồn lực từ các đơn vị nội bộ. Việc phối hợp sản xuất có phát sinh việc thanh toán chi phí sản xuất giữa các đơn vị.

Bà Kim Anh hỏi, việc phối hợp sản xuất như vậy có phải xuất hóa đơn bán hàng và tính thuế TNDN không?

Cục Thuế TP. Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ Điểm a Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT- BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của Chính phủ quy định về lập hóa đơn như sau:

“7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:

  1. Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:

“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).”

Căn cứ Điểm 2.6 Phụ lục 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hướng dẫn lập hóa đơn GTGT đối với một số trường hợp như sau:

“2.6. Tổ chức kinh doanh kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ xuất điều chuyển hàng hóa cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng ở khác địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau; xuất hàng hóa cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lưạ chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:

  1. Sử dụng hóa đơn GTGT để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế GTGT ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau;
  1. Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ; Sử dụng Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý theo quy định đối với hàng hóa xuất cho cơ sở làm đại lý kèm theo Lệnh điều động nội bộ…”.

Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 cùa Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ:

Tại Điều 59 quy định hiệu lực thi hành

“1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.

2. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tiếp tục có hiệu lực thi hành đến ngày 30 tháng 6 năm 2022.”.

Tại Điều 60 quy định xử lý chuyển tiếp:

“1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế hoặc đã đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, đã mua hóa đơn của cơ quan thuế trước ngày Nghị định này được ban hành thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn đang sử dụng kể từ ngày Nghị định này được ban hành đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022 và thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.”.

Căn cứ quy định trên, trong thời gian từ ngày Nghị định số 123/2020/NĐ-CP được ban hành đến ngày 30/6/2022, các Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP vẫn còn hiệu lực thi hành. Theo đó, trường hợp Chi nhánh Công ty bà là đơn vị hạch toán phụ thuộc khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính, Chi nhánh có tài khoản, con dấu riêng và khai quyết toán thuế TNDN tại trụ sở chính, khi xuất điều chuyển hàng hóa giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau thì sử dụng hóa đơn theo hướng dẫn tại Điểm 2.6 Phụ lục 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính.

Trong quá trình thực hiện, trường hợp còn vướng mắc bà có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP. Hà Nội được đăng tải trên website http://hanoi.gdt.gov.vn hoặc liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn.

Doanh nghiệp có nhiều chi nhánh thường sử dụng chung hóa đơn với công ty mẹ, kế toán nên ghi nhận bút toán như này như thế nào, cần lưu ý thêm gì không? Kế toán Lê Ánh xin gửi đên bạn đọc bài viết nghiệp vụ chi tiết.

\>>>>Xem thêm: Công việc mà kế toán phải làm cuối năm

I. Chi nhánh sử dụng chung hóa đơn với công ty mẹ sử dụng như thế nào

Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh hoạt động sản xuất kinh doanh sử dụng chung hóa đơn với công ty mẹ hạch toán như thế nào khi kê khai, tính thuế.

1.b, Hướng dẫn kê khai khi hạch toán thuế sử dụng chung hóa đơn với công ty mẹ

Dựa vào quy định tại khoản 1b của điều 11 tại TT156/2013/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 6/11/2013 quy định và hướng dẫn thi hành điều luật quản lý thuế, nội dung như sau:

– “Nếu đơn vị nộp thuế có đơn vị thuộc cơ sở kinh doanh ở đơn vị cấp tỉnh và thành phố cùng với đơn vị mà cơ quan có người nộp thuế ở trụ sở chính thì phải kê khai thuế gia tăng chung cho cả đơn vị trực thuộc, kế toán thuế. – Trong trường hợp đơn vị phụ thuộc là công ty con có được con dấu và tài khoản tiền gửi ngân hàng trực tiếp bán hàng, dịch vụ phải kê khai đầy đủ về thuế GTGT đầu vào, đầu ra nếu có nhu cầu kê khai và nộp thuế riêng thì phải đăng ký để sử dụng cho hóa đơn riêng đó”

Chi nhánh dùng chung hóa đơn của công ty mẹ năm 2024

1.c, Hướng dẫn sử dụng về hóa đơn trực thuộc khi dùng chung mẫu với hóa đơn công ty mẹ

Khi sử dụng chung hóa đơn với công ty mẹ dựa vào quy định tại TT39/2014/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 31/3/2014 do Bộ Tài Chính hướng dẫn quy định về hóa đơn bán hàng và cung ứng dịch vụ. Ngoài ra, tham khảo thêm chi tiế tại TT37/2017/TT–BTC ban hành ngày 12/6/2017 quy định và sửa đổi Thông tư 39/2014/TT–BTC 206/2015/TT–BTC học nghiệp vụ kế toán + Thông tư quy định bạn đọc tham khảo tại khoản 2 Điều 8 hướng dẫn về việc doanh nghiệp sử dụng chung hóa đơn với công ty mẹ như sau:

– “Tổ chức kinh doanh đặt in hoá đơn phải in sẵn tên, mã số thuế vào tiêu thức “tên, mã số thuế người bán” trên tờ hoá đơn. – Trường hợp tổ chức kinh doanh đặt in hóa đơn cho các đơn vị trực thuộc thì tên tổ chức kinh doanh phải được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn. Các đơn vị trực thuộc đóng dấu hoặc ghi tên, mã số thuế, địa chỉ vào tiêu thức “tên, mã số thuế, địa chỉ người bán hàng” để sử dụng.”

Bạn đọc quan tâm tham khảo thêm tại Khoản 4 Điều 9 về việc sử dụng hóa đơn với công ty mẹ như sau: cách xây dựng thương hiệu tuyển dụng – “Thông báo phát hành hóa đơn và hoá đơn mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất năm (05) ngày trước khi tổ chức kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành. Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hoá đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn."

\=> Quy định từ ngày 12/06/2017 Người nộp thuế phải gửi mẫu theo quy định tại TB01/AC thì chậm nhất là 02 ngày trước khi doanh nghiệp sử dụng theo TT37/2017/TT–BTC sửa đổi Thông tư 39/2014/TT–BTC 206/2015/TT–BTC. – Nếu doanh nghiệp sử dụng chung hóa đơn với công ty mẹ mà thực hiện kê khai thuế riêng: Đơn vị và cá nhân có những đơn vị trực thuộc, chi nhánh sử dụng chung mẫu hóa đơn của tổ chức mà thực hiện kê khai thuế GTGT riêng biệt thì thực hiện kê khai thuế theo từng đơn vị trực thuộc, lúc này chi nhánh đơn vị sử dụng thông báo phát hành tới cơ quan quản lý trực tiếp. – Nếu doanh nghiệp kê khai chung tại trụ sở chính trong trường hợp mà tổ chức có những đơn vị trực thuộc chi nhánh và sử dụng chung mẫu hóa đơn nhưng thực hiện khai thuế giá trị gia tăng cho đơn vị trực thuộc, thì đơn vị chi nhánh sẽ không phải làm thông báo phát hành hóa đơn.”

Để biết rõ hơn về hướng hạch toán và kê khai thuế bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tư hướng dẫn tại: hạch toán kế toán xây dựng công trình

– Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013

– Thông tư 37/2017/TT–BTC ngày 12/6/2017sửa đổi Thông tư 39/2014/TT–BTC 206/2015/TT–BTC

Quy định về hướng dẫn đặt in chung hóa đơn và cùng sử dụng hóa đơn với công ty mẹ.

Hotline tư vấn khóa học kế toán thực hành, kế toán thuế GTGT: 0904 848 855/Mrs Lê Ánh nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Trên đây là tổng hợp các chứng từ kế toán trong ngân hàng được tổng hợp và biên soạn lại bởi đội ngũ giảng viên của kế toán Lê Ánh. Mong bài viết này giúp ích cho bạn đọc.

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.