Chỉ số BMI trong giấy khám sức khỏe

Chỉ số BMI được các bác sĩ và các chuyên gia y tế sử dụng từ nhiều năm nay để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay không, điều này rất quan trọng  vì nó giúp chúng ta tầm soát các yếu tố như: mỡ máu, gan nhiễm mỡ, viêm khớp xương mãn tính, tự kỷ, trầm cảm,…

BMI không đo lường trực tiếp mỡ của cơ thể nhưng các nghiên cứu đã chứng minh rằng BMI tương quan với đo mỡ trực tiếp. Tính chỉ số BMI có thể giúp xác định một người bị bệnh béo phì, thừa cân hay bị bệnh suy dinh dưỡng. Chỉ số BMI được sử dụng từ nhiều năm nay để đánh giá các nguy cơ sức khỏe liên quan đến cân nặng.

Công thức tính BMI = (trọng lượng cơ thể)/ (chiều cao x chiều cao). Dưới đây là công cụ tính chỉ số BMI:

Chỉ số BMI và cân nặng tiêu chuẩn theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) (trừ người có thai):

  • Dưới 18.5 là thiếu cân, thiếu năng lượng trường diễn
  • Từ 18.5 đến 24.99 là bình thường
  • Từ 25 đến 29.99 là thừa cân
  • >= 30 là béo phì
 Bảng đánh giá theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới(WHO) và dành riêng cho người châu Á ( IDI&WPRO):
 Phân loại  WHO BMI (kg/m2)  IDI & WPRO BMI (kg/m2)
 Cân nặng thấp (gầy)  <18.5  <18.5
 Bình thường  18.5 – 24.9  18.5 – 22.9
 Thừa cân  25  23
 Tiền béo phì  25 – 29.9  23 – 24.9
 Béo phì độ I  30 – 34.9  25 – 29.9
 Béo phì độ II  35 – 39.9  30
 Béo phì độ III  40  40

Chỉ số BMI trong giấy khám sức khỏe

1. Chỉ số BMI ở người lớn

Bạn có thể tự đánh giá được chỉ số BMI của bản thân qua bảng thống kê dưới đây:

  • Dưới chuẩn: BMI ít hơn 18.5
  • Chuẩn: BMI từ 18,5 – 25
  • Thừa cân: BMI từ 25-30
  • Béo – nên giảm cân: BMI 30 – 40
  • Rất béo – cần giảm cân ngay: BMI trên 40

Chỉ số BMI sẽ không chính xác nếu bạn là vận động viên hoặc người tập thể hình (bởi các múi cơ luôn nặng hơn mỡ) và khi đó, chỉ số BMI của bạn sẽ nằm trong mức béo, rất béo. Nó cũng không chính xác với các bà bầu, đang cho con bú hay những người vừa ốm dậy.

2. Chỉ số BMI ở trẻ em và thanh thiếu niên (từ 2 -19 tuổi)

  • Số trẻ béo phì đang tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây và nhiều người lo lắng rằng nếu xu hướng này tiếp tục thì tỉ lệ các bệnh liên quan đến béo phì, chẳng hạn như tiểu đường, sẽ xuất hiện ngày càng nhiểu ở những người trẻ.
  • Chỉ số BMI của một đứa trẻ được tính theo cách tính của người lớn: tức là số kilo cân nặng chia cho chiều cao bình phương. Nhưng bảng tỉ lệ về chỉ số BMI của người lớn không được áp dụng cho trẻ.

Ngoài cách tính BMI để biết được mình có bị thừa cân hay không, bạn có thể áp dụng các cách sau:

– Đo vòng eo

  • Lưu ý: chỉ số của các bé gái thấp hơn các bé nam chút ít.
  • Số đo vòng eo được cho là phản ánh nguy cơ sức khỏe hiệu quả hơn chỉ số BMI. Quá nhiều mỡ tập trung ở giữa cơ thể sẽ dấn tới nguy cơ bị các bệnh tim mạch và tiểu đường. Nó cũng liên quan với nguy cơ tăng cholesterol cao trong máu, tăng nguy cơ bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
  • Một vòng eo lớn hơn 80cm đối với nữ và 94cm đối với nam sẽ làm tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tiểu đường.
  • Nguy cơ mắc bệnh cao nhất là ở phụ nữ có vòng eo lớn hơn 88cm và nam giới có vòng eo lớn hơn 102cm.
  • Cách đo vòng eo: Đặt thước dây quanh bụng, điểm nhỏ nhất của eo bạn chính là khu vực quanh rốn. Hãy thở ra trong khi đo.

– Thân hình quả táo và quả lê

  • Hầu hết cơ thể chúng ta đều tích trữ chất béo theo 1 trong 2 cách sau: một là khu vực hông và đùi; 2 là vùng bụng. Những người bị béo bụng thường có hình dáng giống “quả táo” trong khi những người tích mỡ vùng hông và đùi có dáng vẻ của một “quả lê”.
  • Những người có hình dáng một quả táo thường được gọi là “bụng bia”. Trong y học, đây được xem là khu vực tích mỡ chủ yếu. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh rằng những người thừa cân ở vùng bụng có nguy cơ bị bệnh cao hơn những người tích mỡ vùng hông và đùi.

– Tỉ lệ eo – hông

  • Gần đây, nhiều đề xuất cho rằng tỉ lệ eo – hông sẽ giúp tính chính xác lượng chất béo dư thừa ở khu vực eo và hông, phản ánh nguy cơ bị nhồi máu cơ tim chuẩn hơn so với chỉ số BMI.
  • Đo vòng eo và hông trong khi thư giãn và không mặc gì cả. Đo eo rồi đo hông (lấy phần rộng nhất của mông). Không được thít chặt dây khi đo.
  • Cuối cùng, chia số đo vòng eo cho số đo vòng hông để ra tỉ lệ vòng eo – hông. VD: nếu eo của bạn là 85cm và hông là 100cm thì tỉ lệ vòng eo – hông là 0,85.
  • Nếu nam giới có tỉ lệ lớn hơn 1 và nữ giới có tỉ lệ lớn hơn 0,8 thì có nghĩa rằng cơ thể bạn có hình dáng của quả táo và dễ bị các bệnh tim mạch hơn.

Nguồn: VJcare.com

Kiểm tra sức khoẻ định kỳ sẽ giúp theo dõi được những chỉ số sức khoẻ. Từ đó có thể phát hiện kịp thời một số bất thường và điều trị sớm. Mỗi xét nghiệm chỉ số sức khoẻ có thể cho biết nhiều vấn đề cần quan tâm. Dưới đây là bài viết về chủ đề này và 5 chỉ số sức khoẻ quan trọng bạn nên biết.

Chỉ số sức khỏe được định nghĩa là số đo để đo lường và so sánh những sự thay đổi về chiều hướng tăng hay giảm thuộc một vấn đề sức khỏe nào đó. Chỉ số sức khỏe có liên quan đến yếu tố nguy cơ bệnh tật, cộng đồng và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.

Dưới đây là 5 chỉ số sức khỏe bạn cần biết:

Huyết áp, nhịp tim

Huyết áp là đơn vị đo áp lực của máu trên một đơn vị diện tích thành mạch. Trị số huyết áp biểu thị áp lực khi tim bơm máu (huyết áp tâm thu). Và khi tim nghỉ giữa những lần đập (huyết áp tâm trương). Chỉ số huyết áp càng cao nghĩa là tim cần làm việc vất vả hơn để đưa máu đi khắp cơ thể. Điều này tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa, là yếu tố nguy cơ chính của các bệnh tim do cao huyết áp.1

Nhịp tim là số lần tim đập trong 1 phút. Nhịp tim càng nhanh cũng có nghĩa là tim phải làm việc vất vả hơn để bơm máu. Nhịp tim cao khiến cơ thể thực hiện hoạt động thể chất khó khăn hơn.

Chỉ số BMI trong giấy khám sức khỏe
Huyết áp là đơn vị đo áp lực của máu trên một đơn vị diện tích thành mạch

Huyết áp và nhịp tim dù cao hay thấp cũng đều gây những ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, thường xuyên kiểm tra huyết áp, nhịp tim là việc làm cần thiết.

Chỉ số BMI2

BMI là viết tắt của Body Mass Index (chỉ số khối cơ thể). Dựa vào chỉ số BMI của một người có thể biết được người đó béo hay gầy hay có cân nặng lý tưởng. Công thức tính chỉ số BMI dựa vào 2 chỉ số là chiều cao và cân nặng. BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)^2]. Trong đó, chiều cao tính bằng mét và cân nặng tính bằng kilogram.

Lưu ý, chỉ số BMI sẽ không áp dụng cho đối tượng là vận động viên, người tập thể hình, phụ nữ có thai, đang cho con bú hay những người vừa khỏi bệnh. BMI có sự thay đổi giữa các quốc gia. Mức BMI bình thường ở người Việt Nam là từ 19 – 23.

Chỉ số BMI trong giấy khám sức khỏe
Chỉ số sức khỏe BMI giúp xác định tình trạng cơ thể ở trạng thái bình thường hay gầy hoặc thừa cân

Chỉ số thận

Chỉ số lọc cầu thận (GFR) và creatinine là 2 chỉ số quan trọng để đánh giá sức khoẻ của thận. Chỉ số thận đặc biết quan trọng đối với người mắc bệnh thận, cao huyết áp, và tiểu đường.

Xem thêm: Xét nghiệm chức năng thận: những thông tin bạn cần biết

Cholesterol và Triglycerid (TG)

Việc xét nghiệm nồng độ các thành phần của lipid máu rất quan trọng và khuyến cáo nên làm sau tuổi 40. Lipid máu hay mỡ máu là một thành phần quan trong trong cơ thể. 2 chất quan trọng cần quan tâm là cholesterol và triglyceride (TG).

2 dạng cholesterol quan trọng là cholesterol trọng lượng phân tử cao (HDL-c) và cholesterol trọng lượng phân tử thấp (LDL-c). Nồng độ LDL-c tăng hoặc nồng độ HDL-c thấp thì nguy cơ bị bệnh tim mạch càng cao. Tăng TG cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Đường huyết

GI (Glycemic Index) là chỉ số đường huyết phản ánh tốc độ tăng đường huyết trong cơ thể sau khi dung nạp các thực phẩm giàu chất bột đường. Chỉ số đường huyết trong cơ thể đặc biệt quan trọng với bệnh nhân tiểu đường.

Chỉ số BMI trong giấy khám sức khỏe
Chỉ số đường huyết cần được theo dõi thường xuyên, nhất là những bệnh nhân tiểu đường

Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm chỉ số sức khỏe

Bất kỳ ai cũng có thể làm xét nghiệm chỉ số sức khỏe. Vì chúng có thể được xem như đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ của bạn. Mục đích là để có thể phát hiện các bất thường về sức khỏe sớm nhất. Để từ đó có hướng xử trí và điều trị thích hợp. Tuy nhiên, một số đối tượng cần theo dõi các chỉ số sức khỏe này cách chặt chẽ hơn, chẳng hạn như:

  • Bệnh nhân tiểu đường.
  • Bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh tim mạch.
  • Bệnh nhân có bệnh lý thận…

Thời điểm này, những người từng là F0 nên tầm soát các chỉ số sức khỏe bởi chứng hậu COVID có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào đã nhiễm bệnh. Những di chứng hậu COVID có thể khác nhau ở mỗi loại đối tượng; tuy nhiên, ở một số người bệnh, các di chứng này có thể tiềm ẩn những vấn đề bệnh lý nghiêm trọng khác.

Những đối tượng đã từng nhiễm COVID-19 sau đây nên đặc biệt quan tâm đến gói khám hậu COVID tổng quát:

  • Người có bệnh nền: huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, rối loạn chuyển hóa.
  • Người già trên 60 tuổi.
  • Bệnh nhân phải nhập viện cần hỗ trợ thở máy, nằm hồi sức tích cực dài ngày khi mắc COVID.
  • Người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các di chứng hậu COVID.
  • Trẻ em có các biểu hiện: đỏ da, khó thở, mệt mỏi sau khi hết bệnh.

Chỉ số BMI trong giấy khám sức khỏe

Quy trình xét nghiệm chỉ số sức khỏe

Việc khám sức khỏe định kỳ là rất cần thiết, nhất là đối với người trên 60 tuổi. Trong quy trình khám sức khỏe sẽ thực hiện xét nghiệm chỉ số sức khỏe. Tùy mỗi bệnh viện hay cơ sở y tế sẽ đưa ra những cách khám khác nhau, quy định và quy trình riêng. Nhưng những điều cơ bản sẽ giống nhau như:

  • Khám thể lực tổng quát.
  • Khám lâm sàng.
  • Thăm dò hình ảnh và chức năng.
  • Làm các xét nghiệm các chỉ số sức khỏe.

Kết quả xét nghiệm chỉ số sức khỏe

  • Huyết áp bình thường sẽ có trị số huyết áp tâm thu dưới 140mmHg và tâm trương dưới 90mmHg.
  • Mức đường huyết an toàn: 4.0 – 5,9 mmol/L (72 – 108 mg/dL).
  • Creatinine: 0.7 – 1.5 mg/dL
  • eGFR (MDRD): >=60 mL/min/1.73 m2
  • Chỉ số cholesterol và triglycerid bình thường như sau:
    • Cholesterol toàn phần: < 5,2 mmmol/L (201,1 mg/dL)
    • LDL-c: < 3,2 mmol/L (123,7 mg/dL)
    • HDL-c: > 1,3 mmol/L (50,3 mg/dL)
    • Triglycerid: < 1,7 mmol/L (150,6 mg/dL)

Những lưu ý khi xét nghiệm chỉ số sức khỏe

Xét nghiệm chỉ số sức khỏe khá đơn giản và không có nhiều yêu cầu chặt chẽ. Nhưng để đảm bảo kết quả xét nghiệm và chẩn đoán chính xác nhất, người bệnh cần lưu ý:

  • Nhịn ăn ít nhất từ 8 – 10 tiếng nếu có lấy máu.
  • Không sử dụng các chất kích thích trước ngày xét nghiệm.
  • Thông báo với bác sĩ nếu đang sử dụng thuốc điều trị, viên uống bổ sung, thực phẩm chức năng…

Xét nghiệm chỉ số sức khỏe ở đâu?

Hiện nay trên cả nước có rất nhiều cơ sở uy tín có thể thực hiện loại xét nghiệm này. Bạn có thể tham khảo tuỳ thuộc vào khu vực địa lý gần nơi sinh sống. Dưới đây là một số địa chỉ làm xét nghiệm bạn có thể tham khảo:

  • Bệnh viện Việt Đức: 40 Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Bệnh viện Bạch Mai: 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện Nhân Dân Gia Định: 1 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
  • Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM: 217 Hồng Bàng, Q5, TP.HCM.
  • Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM: 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, Quận 5, TP.HCM.

Xét nghiệm chỉ số sức khỏe cũng thuộc gói khám hậu COVID, bạn có thể liên hệ các cơ sở khám chữa bệnh uy tín có khoa hậu COVID để được tiến hành xét nghiệm.

Hiện nay, YouMed có cung cấp dịch vụ gói khám hậu COVID-19 mang đến trải nghiệm hài lòng 100% cho khách hàng như:

  • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, vững chuyên môn, tư vấn tận tâm
  • Công nghệ xét nghiệm tiên tiến với trang thiết bị đạt chuẩn quốc tế
  • Quy trình xét nghiệm an toàn, nhanh chóng và chuẩn xác
  • Chi phí hợp lý, báo giá rõ ràng
  • Không gian thân thiện, phòng xét nghiệm đạt chuẩn an toàn sinh học cấp II

Ngoài ra, YouMed còn có đội ngũ dược sĩ tư vấn miễn phí và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng:

Chỉ số BMI trong giấy khám sức khỏe

Trên đây là bài viết về chủ đề các xét nghiệm chỉ số sức khỏe. Người trên 60 tuổi được khuyến cáo nên khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm một lần và theo dõi các chỉ số sức khỏe thường xuyên hơn. Bạn cũng nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị kịp thời.