Chỉ số eps trung bình ngành bất động sản năm 2024

EPS (Earnings per share), là lợi nhuận sau thuế của công ty phân bổ trên một cổ phiếu thông thường đang được lưu hành ở trên thị trường.

EPS là một trong nhiều chỉ số được nhà đầu tư sử dụng để lựa chọn cổ phiếu, dựa trên khả năng tạo ra lợi nhuận của một công ty (hay dự án đầu tư) cũng như đánh giá về sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.

EPS được tính bằng cách chia thu nhập ròng mà công ty kiếm được trong một kỳ báo cáo (quý hoặc năm) với tổng số cổ phiếu hiện đang được lưu hành của công ty trong cùng kỳ. Vì số cổ phiếu đang lưu hành có thể dao động, nên khi tính toán, việc sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ sẽ đem lại kết quả chính xác hơn.

EPS chia làm 2 loại, bao gồm EPS cơ bản (Basic EPS) và EPS pha loãng (Diluted EPS), có công thức tính khác nhau:

EPS cơ bản:

Chỉ số eps trung bình ngành bất động sản năm 2024

EPS pha loãng:

Chỉ số eps trung bình ngành bất động sản năm 2024

Ví dụ, lợi nhuận sau thuế công ty A năm 2021 là 431 tỷ đồng. Số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu lưu hành trong kỳ của công ty A là 41,7 triệu cổ phiếu. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) là khoảng 10.335 đồng.

Công ty dự kiến phát hành thêm 43 triệu cổ phiếu, khi đó, EPS pha loãng còn khoảng 5.089 đồng.

Nếu các nhà đầu từ chỉ quan tâm đến chỉ số EPS cơ bản, bỏ qua việc dự đoán EPS pha loãng trong tương lai có thể dẫn đến những quyết định chưa chính xác. Vậy nên, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty luôn cần đến hai chỉ số là EPS cơ bản và EPS pha loãng.

Chỉ số eps trung bình ngành bất động sản năm 2024

EPS cơ bản và EPS pha loãng được ghi nhận trong Báo cáo tài chính hợp nhất của một công ty.

Trên thực tế, nhà đầu tư có thể tìm chỉ số EPS của doanh nghiệp qua Báo cáo tài chính hợp nhất của doanh nghiệp (công ty cổ phần).

Một doanh nghiệp có EPS tăng ổn định trong vòng nhiêu năm thì được đánh giá là một doanh nghiệp có nền tảng tốt. Tuy nhiên, nhà đầu tư không nên chỉ căn cứ vào EPS làm một thước đo tài chính duy nhất mà tham khảo kết hợp với việc phân tích các chỉ số khác. Trong đó, nổi bật nhất là các chỉ số như P/E (tỷ lệ giá theo thu nhập), ROA (tỷ suất sinh lời trên tài sản), ROE (tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu), tỷ số thanh toán bằng tiền mặt, tỷ số thanh toán nhanh.

Trong phân tích doanh nghiệp, việc đánh giá các chỉ số trung bình ngành là công việc vô cùng quan trọng.

Các chỉ số tài chính được đem so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành để thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang tốt hay xấu so với mức trung bình ngành.

Chỉ số trung bình ngành là gì?

Chỉ số trung bình ngành là những chỉ số tài chính, định giá bình quân của 1 ngành, lĩnh vực và được sử dụng để làm cơ sở so sánh tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong cùng ngành với nhau.

Đặc biệt…

Chỉ số trung ngành là yếu tố không thể thiếu trong việc định giá cổ phiếu.

Tuy nhiên thực tế là việc tự tính toán các chỉ số này là điều không dễ dàng.

Mỗi ngành có hàng trăm doanh nghiệp khác nhau. Việc tập hợp số liệu, tính toán các chỉ số tài chính của từng doanh nghiệp, rồi từ đó tính các chỉ số trung bình ngành sẽ tốn công sức và mất nhiều thời gian.

Tuy nhiên, có thể tham khảo một số nguồn sau để có được thông tin về chỉ số trung bình ngành.

Lấy dữ liệu chỉ số trung bình ngành ở đâu?

Ở GoValue, chúng tôi thường sử dụng dữ liệu chỉ số trung bình ngành của Thomson Reuters. Tuy nhiên bạn sẽ phải trả phí khá cao.

Một nguồn rất hữu ích mà tôi khuyên bạn nên dùng là Simplize.

Điểm nổi bật là các chỉ số đã được so sánh bằng các biểu đồ trực quan giúp bạn tiết kiệm thời gian phân tích. Tuy nhiên để sử dụng bạn cũng cần trả một khoản phí nhỏ.

Nguồn: Simplize

Nguồn dữ liệu không mất phí bạn có thể dùng là từ Investing.com.

Simplize - Phần mềm phân tích và định giá cổ phiếu chỉ trong 3 phút

Simplize sử dụng công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (AI) để cung cấp cho người dùng các công cụ và thông tin cần thiết để định giá và phân tích chứng khoán một cách nhanh chóng và hiệu quả. Là một AI là một hệ thống thông minh có khả năng học hỏi và phân tích dữ liệu từ hàng trăm nguồn thông tin khác nhau, từ tin tức tài chính đến chỉ số thị trường, giúp bạn loại bỏ cảm xúc giao dịch và dự báo cổ phiếu tiềm năng.

Truy cập website: www.simplize.vn

Hiện tại Investing.com đã cập nhật dữ liệu cho thị trường Việt Nam.

Ví dụ các chỉ số định giá của VNM khi so sánh với chỉ số trung bình ngành:

6 bộ lọc cổ phiếu của GoValue theo Warren Buffett, Benjamin Graham, Philip Fisher… đều được thực hiện dựa trên những chỉ số tương tự như trên.

Những nguồn khác phù hợp với bạn?

Đơn giản nhất là dữ liệu từ các công ty chứng khoán.

Bạn có thể tham khảo bộ chỉ số trung bình ngành của công ty chứng khoán như:

Chứng khoán Bản việt (VCSC):

Chỉ số eps trung bình ngành bất động sản năm 2024

Chứng khoán Tân Việt (TVSI):

Chỉ số eps trung bình ngành bất động sản năm 2024

Trang Cophieu68:

Chỉ số eps trung bình ngành bất động sản năm 2024

Trang Stockbiz:

Chỉ số eps trung bình ngành bất động sản năm 2024

Cách áp dụng chỉ số trung bình ngành trong phân tích cổ phiếu

Chỉ số trung bình ngành thường được sử dụng bao gồm 2 loại chính:

  • Chỉ số trung bình ngành về các chỉ tiêu tài chính, như: tỷ suất lợi nhuận, ROE, ROA, hệ số nợ, khả năng thanh toán…
  • Chỉ số trung bình ngành về định giá, như: PE, PB, EV/EBITDA…

Chúng ta sẽ đi vào 1 ví dụ cụ thể:

Giả sử, bạn quan tâm đến định giá cổ phiếu của CTCP Thế giới di động (MWG) – một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ.

MWG

Trung bình ngành – Bán lẻ

P/E

13,1

15,6

P/B

3,4

5,6

ROE (%)

38,2

25,6

ROA (%)

11,5

7,4

Biên LNG (%)

17,3

16,7

Vốn vay / VCSH

1,06

1,09

Nguồn: VCSC

Bằng việc so sánh với trung bình ngành, ta có thể thấy:

  • Về chỉ số tài chính: Các chỉ số về tỷ suất sinh lời (ROE, ROA) của MWG cao hơn nhiều so với trung bình ngành. Như vậy, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao.

Cơ cấu tài chính của MWG cũng tốt hơn so với trung bình ngành, khi mà hệ số vốn vay/VCSH của ngành là 1,09 còn của MWG là 1,06

  • Về định giá, hiện định giá của MWG đang thấp hơn so với ngành về tỷ lệ P/E và P/B.

Như vậy, nếu so sánh với trung bình ngành, MWG hiện đang là một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, đang bị định giá “thấp”.

Đây là dấu hiệu đầu tiên của 1 cơ hội đầu tư tốt và bạn có thể đi sâu vào đánh giá doanh nghiệp này.

Bạn cần lưu ý gì?

Đọc các báo cáo phân tích, bạn sẽ thấy các CTCK hay sử dụng chỉ số định giá trung bình ngành để ước tính ra 1 giá trị hợp lý của cổ phiếu.

ĐỪNG LÀM NHƯ VẬY!

Bạn chỉ nên sử dụng chỉ số định giá trung bình ngành như P/E, P/B, EV/EBITDA… làm thước đo để xem xem liệu doanh nghiệp có đang bị định giá cao hay thấp so với trung bình ngành mà thôi.

Vì sao lại thế?

Mặc dù, về nguyên tắc, các chỉ số trung bình ngành được tính toán dựa trên danh sách các doanh nghiệp trong cùng 1 ngành, 1 lĩnh vực, nhưng…

  • Số lượng doanh nghiệp đưa vào rổ tính toán không đủ phản ánh cho toàn bộ ngành/lĩnh vực đó
  • Những doanh nghiệp được đưa vào rổ tính toán đang bị định giá quá cao hay không
  • Trong rổ tính toán có những cổ phiếu cùng ngành ở những thị trường khác đang bị “bong bóng”

Tất cả những vấn đề này đều sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác TUYỆT ĐỐI của chỉ số ngành.

Vì thế nếu xác định giá trị của cổ phiếu chỉ dựa vào chỉ số trung bình ngành thì…

…bạn sẽ có góc nhìn sai lệch vào giá trị của cổ phiếu đó và ra quyết định đầu tư không chính xác.

What’s else?

Để hiểu và vận dụng tốt chỉ số trung bình ngành, bạn cần phải nắm rõ ý nghĩa và cách sử dụng các chỉ số tài chính cơ bản.

Bạn có thể tham khảo các bài viết sau của GoValue:

  • Ý nghĩa và cách sử dụng các chỉ số tài chính cơ bản trong phân tích doanh nghiệp
  • 15 kinh nghiệm phân tích tài chính doanh nghiệp của Warrent Buffeet
  • Hướng dẫn cách định giá cổ phiếu theo phương pháp PE, FCFF và FCFE

Bên cạnh đó, tham gia khóa học đầu tư cũng là một cách giúp bạn hiểu rõ hơn cách vận dụng các chỉ số.

Value Investing Masterclass 2.1 – Lớp học đầu tư giá trị đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam, do GoValue tổ chức.