Cho hệ cơ học như hình vẽ cho biết ab=40cm

SoanBai123 » Vật Lý Lớp 10 » Bài Tập Vật Lý Lớp 10 » Chương III: Bài tập cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của các lực không song song

Bài tập cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của các lực không song song

Chương III: Bài tập Momen lực

Bài tập cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của các lực không song song. Các dạng bài tập cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của các lực không song song. Phương pháp giải bài tập cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của các lực không song song vật lý phổ thông lớp 10 cơ bản, nâng cao.

Dạng bài tập cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của các lực không song song cơ bản Phương pháp – Phân tích các lực tác dụng vào vật rắn

– sử dụng điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của các lực không song song

F1+F2+=0F1→+F2→+…=0→

  • Trong đó F1; F2 … là các thành phần lực tác dụng vào vật rắn

– Chọn hệ trục tọa độ chiếu lên tìm độ lớn của các lực hoặc vận dụng kiến thức toán véctơ cho vật lý để tính độ lớn của các lực

Bài tập cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của các lực không song song

Bài tập cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của các lực không song song.
Bài tập 1. Vật rắn 2kg nằm cân bằng trên mặt phẳng nghiêng góc 300. Tính lực căng dây và phản lực của mặt phẳng nghiêng, lấy g=9,8m/s2 và bỏ qua ma sát.

Phân tích bài toán
Các lực tác dụng vào vật gồm trọng lực P, phản lực của mặt phẳng ngang N, lực căng T

ta có P+T+N=0P→+T→+N→=0→

m=2 kg; α=300, g= 9,8 m/s2 Giải: T=Psinα=mgsinα=9,8 N.

N=Pcosα=mgcosα=17 N.

Bài tập 2. Vật rắn khối lượng 5kg được treo cân bằng trên mặt phẳng thẳng đứng bằng một sợi dây như hình vẽ. Bỏ qua ma sát, lấy g=9,8 m/s2; α=200 tính lực căng dây và phản lực của mặt phẳng thẳng đứng.

Phân tích bài toán
g=9,8 m/s2; α=200; m=5kg

P+T+N=0P→+T→+N→=0→

Giải P=Tcosα => T=52 N.

N=Tsinα=17,8 N.

Bài tập 3. Vật rắn 12kg nằm cân bằng như hình vẽ, biết AB=40cm; AC=30 cm, g=10 m/s2 Tính lực đàn hồi của thanh AB và thanh BC.

Phân tích bài toán
AB=40cm; AC=30 cm, g=10 m/s2 => BC=50cm

P+TAB+TBC=0P→+TAB→+TBC→=0→

Giải P=TBC sinα => TBC=200 N.

TAB=TBC cosα => TAB=160 N.

Bài tập 4. Quả cầu mang điện khối lượng 5 g treo bằng sợi dây không giãn đặt trong điện trường chịu tác dụng của lực điện trường có độ lớn 2.10-2 N theo phương ngang. Tính lực căng của dây treo và góc lệch của dây treo quả cầu với phương thẳng đứng, lấy g=10m/s2.

Phân tích bài toán

P+T+F=0P→+T→+F→=0→ F=2.10-2 N; m=5.10-3kg; g=10m/s2. Giải

tanα=FPFP = 0,04 => α=220.


F=Tsinα => T=0,053 N.

Bài tập 5. treo một vật nặng khối lượng 6 kg vào điểm giữa của một sợi dây cáp căng ngang giữa hai cột thẳng đứng cách nhau 8 m làm dây võng xuống 0,5 m. Lấy g=10 m/s2. Tính lực căng của dây.

Phân tích bài toán
T=T’; IH=0,5 m; HA=4m

sinα=IHHAIHHA = 0,125


P+T+T=0P→+T→+T′→=0→ Giải

P=2Tsinα => T=240 N.

Bài tập 6. Thuyền nằm trên bờ sông như hình vẽ. Biết α = 60o, lực căng của dây T = 100N. Tìm lực do gió và nước tác dụng lên thuyền.

Các lực tác dụng lên thuyền như hình vẽ
Fn = Tcos60o = 50N

Fg = Tsin60o = 87N

Bài tập 7. Vật nặng m chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng ngang nhờ hai dây kéo nằm trong mặt phẳng ngang và hợp với nhau góc α không đổi. Lực kéo đặt vào mỗi dây là F. Tìm hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang.


F1 = F2 = F => F12 = 2Fcos[α/2] = Fms = µ.mg => µ = 2Fcos[α/2]/mg

Bài tập 8. Các thanh nhẹ AB, AC nối với nhau và với tường nhờ các bản lề. Tại A tác dụng lực thẳng đứng P = 1000N. Tìm lực đàn hồi của các thanh nếu α = 30o; β = 60o


ΔABC vuông ở A => T1 = Pcosβ = 500N; T2 = Pcosα = 867N

Bài tập 9. Vật khối lượng 2kg treo trên trần và tường bằng các dây AB, AC. Xác định lực căng của các dây AB, AC. Biết α = 60o; β = 135o.

P = T1sinα + T2cosβ [1] T1cosα = T2cos[β – 90o] [2]

Từ [1] và [2] => T1 = 14,6N; T2 = 10,4N

Bài tập 10. m = 20kg được giữ vào tường nhờ dây treo AC và thanh nhẹ AB. Cho α = 45o; β = 60o. Tính lực căng của dây AC và lực đàn hồi của thanh AB

Áp dụng hàm số sin

Fsinβ=Tsinα=PsinγFsin⁡β=Tsin⁡α=Psin⁡γ

=> F = Psinβ/sinγ = 669N

T = Psinα/sinγ = 546N

Bài tập 11. Cho hệ cân bằng như hình vẽ. AB và AC là các thanh nhẹ gắn vào tường bằng bản lề B, C và nối với ròng rọc A. Dây treo m vắt qua dòng rọc A và gắn vào tường ở D. Cho m = 200g, α = 30o; β = 60o. Tìm lực đàn hồi trong các thanh AB, AC.

F1 = Pcosβ – Tcosβ [1] F2 = Pcosα + Tcosα [2]

từ [1] và [2] => F1 = 0; F2 = 2Pcosα = 3464N

Bài tập 12. Quả cầu đồng chất m = 3kg được giữ trên mặt phẳng nghiêng trơn nhờ một dây treo như hình vẽ. Biết α = 30o, lực căng của dây T = 10√3N. Tìm β và lực nén của quả cầu lên mặt phẳng nghiêng.

Psinα = Tcosγ => γ = 30o Q = Pcosα – Tsinγ = 10√3 N

β = 60o – γ = 30o

Bài tập 13. Cho hệ cân bằng như hình vẽ. Tìm m1 và lực nén của m1 lên sàn nếu m3 = 2m2 = 4kg và α = 30o. Bỏ qua ma sát.

P3cos30o = P2 + P1sin30o => m1 = 2,9kg T’cos30o = Q1 + P1sin30o[1] Q1 + P1sin30o = P1cos30o [2]

từ [1] và [2] => Q1 = 5,4N

Bài tập 14. Cho hệ cân bằng như hình vẽ

Các lực căng của dây TAB = 80N; TAC = 96N góc BAC = 60o. Tìm m và α1; α2

T1sinα1 = T2sinα2 => sinα1/sinα2 = T2/T1 = 1,2 [1] α1 + α2 = 60o [2] Từ [1] và [2] => α1 = 33o; α2 = 27o

P = T1cosα1 + T2cosα2 => m = 15,3kg

Bài tập 15. Cho hệ cân bằng như hình vẽ

tìm α1 và α2 nếu biết m1 = 15kg; m2 = 20kg; m3= 25kg

T1 = P1 = m1g = 150N; T2 = P2 = m2g = 200N P3 = m3g = 250N vì P12 + P22 = P32 => α1 + α2 = 90o => sinα2 = cosα1

T1sinα1 = T2sinα2 => T1sinα1 = T2cosα1 => tanα1 = T2/T1 = > α1 = 53o => α2 = 37o

Bài tập 16. Thanh đồng chất AB có m = 2kg, gắn vào tường nhờ bản lề A giữ nghiêng góc 60o với tường nhờ dây BC tạo với AB góc 30o. Xác định độ lớn và hướng lực đàn hồi của ban lề đặt lên AB.

Các lực tác dụng lên thanh như hình vẽ
Góc ACB + góc ABC = 60o => góc ACB = góc ABC = 30o => ΔABC cân tại A Q = Psin30o = 10N

góc CAI = 120o/2 = 60o

Bài tập 17. Cho hệ cân bằng như hình vẽ, m1 = 3kg, m2 = 1kg, α = 30o. Bỏ qua ma sát. Tìm m3 và lực nén của m1 lên sàn

Bài tập 18. Trên mặt phẳng [α = 30o] có một hình trụ khối lượng m. Trụ được giữa yên nhờ một dây luồn qua nó, một đầu buộc chặt vào mặt phẳng nghiêng, đầu kia kéo thẳng đứng lên bằng lực F. Tìm giá trị của F.

Bài tập 19. Ba khối trụ cùng trọng lượng 120N giống nhau như hình. Tính lực nén của mỗi ống lên dất và lên tường giữ chúng.

Bài tập 20. Thanh đồng chất AB, trọng lượng P tựa trên hai mặt phẳng nghiêng, trơn như hình vẽ. CD vuông góc với DE, CD hợp với phương ngang góc α < 45o. Tìm góc nghiêng của AB so với phương ngang khi cân bằng và áp lực trên các mặt nghiêng.

Bài tập 21.Viên bi khối lượng m = 100g treo vào điểm cố định nhờ dây AB và nằm trên mặt cầu nhẵn tâm O bán kính r = 10cm, khoảng cách từ A đến mặt cầu AC = d = 15cm, chiều dài dây AB = l = 20cm, đoạn AO thẳng đứng. Tìm lực căng của dây và lực do quả cầu nén lên mặt cầu.

Video liên quan

Chủ Đề