Chức năng gan gpt là gì năm 2024

Xét nghiệm ALT/GPT [ tên viết tắt của enzyme Alanine Aminotransferase] nhằm giúp chẩn đoán bệnh gan. Bởi ALT hay GPT là một enzyme được chứa chủ yếu ở trong gan, hơn nữa enzyme này cũng được tìm thấy ở thận, cơ và tim những với lượng ít hơn so với trong gan.

Enzyme này có tác dụng xúc tác chuyển đổi acid amin alanine thành L-glutamate và pyruvate. Hơn nữa, ALT là chất trung gian quan trọng trong sản xuất năng lượng tế bào.

Bất kỳ tổn thương nào của gan đều khiến cho enzyme này từ gan bài tiết ra máu. Từ đó làm cho nồng độ của enzyme này gia tăng trong máu.

Xét nghiệm ALT/GPT nhằm giúp chẩn đoán bệnh về gan [Ảnh: Internet]

Vì vậy, xét nghiệm ALT/GPT là xét nghiệm dùng để xác định tổn thương gan. Một số bệnh thường gặp ở gan như xơ gan, viêm gan… thường làm suy giảm chức năng của gan. Xét nghiệm này có thể được chỉ định thực hiện riêng biệt hoặc cũng có thể thực hiện kết hợp với các xét nghiệm khác.

Khi nào cần xét nghiệm ALT/GPT

Thông thường, việc làm xét nghiệm ALT/GPT phụ thuộc vào sức khỏe của người bệnh. Bác sĩ chuyên khoa sẽ cần tiến hành thăm khám sức khỏe lâm sàng, tìm hiểu về tiền sử bệnh. Sau đó người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định cần xét nghiệm ALT/GPT nếu người bệnh có một số biểu hiện về suy gan như sau:

- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược cơ thể

- Chán ăn, ăn không ngon miệng, cảm thấy buồn nôn

- Có biểu hiện vàng da, vàng mắt

- Nước tiểu có màu vàng sậm, phân nhạt hơn bình thường

- Đau bụng, nhất là đau phần hạ sườn bên phải

- Ngứa, nổi mề đay, mụn nhọt…

Ngoài ra, cũng có một số trường hợp cần được chỉ định xét nghiệm ALT/GPT như người thường xuyên sử dụng chất kích thích [rượu, bia, hút thuốc], béo phì, có tiền sử bệnh gan [viêm gan cho virus A, B,C] và người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại.

Chỉ số ALT/GPT ở người lớn/trẻ em dao động trong khoảng 4-36 đơn vị/lít là bình thường [Ảnh: Internet]

Yếu tố ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm ALT/GPT

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm ALT/GPT mà mọi người cần lưu ý:

- Thuốc điều trị: một số loại thuốc điều trị chống co giật, thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu… là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.

- Thực phẩm chức năng: thuốc bổ cũng là một trong yếu tố gây cho nồng độ ALT/GPT tăng lên

- Một số yếu tố khác: sử dụng thuốc tiêm vào mô cơ, các chất thương ở xương, thể dục gắng sức, tim cũng là một trong những yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới kết quả chẩn đoán.

Vậy nên, để có được chẩn đoán về chỉ số ALT/GPT chính xác, trước khi tiến hành xét nghiệm người bệnh nên thông báo với bác sĩ khi thăm khám lâm sàng.

Gan là một trong những cơ quan nội tạng rất quan trọng, vừa có chức năng chuyển hóa, phân giải các chất dinh dưỡng, vừa có nhiệm vụ thanh lọc, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Men gan là nhân tố quan trọng nhất để mọi quá trình hoạt động của gan diễn ra bình thường. Vậy men gan là gì, vai trò, chức năng ra sao, chỉ số men gan thế nào là bình thường…? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Men gan là gì?

Men gan là hệ thống các enzyme bao gồm AST, ALT, GGT…có chức năng hỗ trợ gan lọc bỏ độc tố, giúp hoàn thiện, tổng hợp và chuyển hóa các chất dinh dưỡng như lipid, gluxid, protid…

Vai trò của men gan

Gan đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn, ngoài ra còn có công dụng thanh lọc, đào thải độc tố tích tụ trong cơ thể ra bên ngoài. Dinh dưỡng từ thức ăn sau khi được hấp thu đưa về gan, gan làm chức năng thanh lọc rồi chuyển hóa thành những dưỡng chất phù hơp với cơ thể, đồng thời cũng loại bỏ những độc tố ra ngoài.

Khi cơ thể có rối loạn, gan thường là bộ phận chịu ảnh hưởng nặng nhất, thể hiện ở chỉ số men gan tăng bất thường. Thông qua chỉ số men gan, bác sĩ có thể chẩn đoán mức độ suy thoái hoặc giảm chức năng gan

Phương pháp xét nghiệm chỉ số men gan sẽ cho thấy mức độ tổn thương gan cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Men gan tăng được phát hiện sớm thì sẽ có phương pháp điều trị hiệu quả, nếuđể lâu dài hoặc không được phát hiện kịp thời thì tình trạng bệnh lý sẽ càng ngày càng nặng, lúc đó phương pháp điều trị sẽ không được hiệu quả.

Men gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn

Chỉ số men gan bình thường là bao nhiêu?

Sau khi được chỉ định xét nghiệm chức năng gan [chỉ số về men gan], người bệnh sẽ được kết luận về tình trạng gan hiện tại.

Chỉ số men gan được cho là bình thường khi không vượt quá mức giới hạn cho phép. Có 4 chỉ số men gan thông dụng được các bác sĩ chỉ định là ALT, AST, GGT, LDH, được phân chia theo giới tính và độ tuổi nên độ chính xác hầu như là tuyệt đối. Chỉ số được cho là bình thường cụ thể như sau:

  • Chỉ số ALT [hay còn gọi là GPT] giới hạn bình thường từ 5-37 UI/l
  • Chỉ số AST [hay còn gọi là GOT] giới hạn bình thường từ 5-40 UI/l
  • Chỉ số GGT giới hạn bình thường là 5-60 UI/l
  • Chỉ số ALP giới hạn bình thường từ 35-115 UI/l

Trong một số trường hợp, các chỉ số xét nghiệm về chức năng gan trên như ALT, AST có thể tăng hơn so với mức bình thường, nhưng không quá cao [gấp 2,3 lần] thì vẫn được cho là bình thường. Chỉ số GGT nếu cao hơn 1-2 mức thì cũng không ảnh hưởng đến chức năng gan và người bệnh cũng không quá lo ngại đến sức khỏe.

Chỉ số men gan tăng là bao nhiêu?

Ngược lại với chỉ số men gan bình thường ở trên sẽ là chỉ số men gan tăng hay còn gọi là men gan cao. Chỉ số men gan cao tăng cao khi tăng gấp 1-2 lần là ở mức độ nhẹ, từ 2-5 lần là mức độ trung bình và tăng cao khi gấp 5-10 lần, cụ thể như sau:

Chỉ số men gan AST [GOT] ALT [GPT] GGT LDH Tăng nhẹ 40-80 UI/L 40-80 UI/L 40-80 UI/L 40-80 UI/L Tăng trung bình 80-200 UI/L 80-200 UI/L 80-200 UI/L 80-200 UI/L Tăng cao \>200 UI/L \>200 UI/L \>200 UI/L \>200 UI/L

Men gan cao thường rất dễ dẫn đến tình trạng xơ gan, đặc biệt với những người có thể trạng yếu, sức đề kháng kém có thể dẫn đến các bệnh nặng hơn như viêm gan, ung thư gan. Vì vậy nếu được chẩn đoán men gan tăng cao thì người bệnh nên thật cẩn trọng cũng như thăm khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không để tình trạng bệnh nặng thêm.

Xét nghiệm GGT đánh giá chỉ số men gan

Chỉ số men gan GGT là gì?

Chỉ số men gan GGT viết tắt của Gamma Glutamyl transferase là 1 trong 3 chỉ số men gan đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán tình trạng ứ mật ở gan. Chỉ số này tăng cao là biểu hiện của những bệnh lý gan như viêm gan mãn, tổn thương gan do rượu, viêm gan virus hay nghiêm trọng hơn là ung thư gan.

Đánh giá chỉ số men gan bằng xét nghiệm GGT

Trường hợp chỉ định xét nghiệm GGT

Thông thường xét nghiệm GGT được chỉ định cho người bệnh trong những trường hợp sau:

  • Người sử dụng quá nhiều bia rượu, chất kích thích, đồ uống chứa cồn, nghiện thuốc lá được chỉ định xét nghiệm GGT để đánh giá mức độ tổn thương của gan.
  • Người có những triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, chướng bụng, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, da nổi mẩn ngứa, dưới da có nổi mạch máu như mạng nhện.
  • Người sử dụng quá nhiều các loại thuốc điều trị.
  • Người có tiền sử các bệnh liên quan đến gan, men gan. Người muốn tầm soát ung thư gan.

Kết quả xét nghiệm chỉ số GGT

Người bệnh lấy mẫu bệnh phẩm và làm xét nghiệm trong khoảng 1 tiếng sẽ có kết quả về chỉ số GGT. Nếu chỉ số GGT nằm trong giới hạn từ 5-60UI/L, tức là chỉ số 1000U/l], nhưng mức độ tăng của GPT cao hơn so với GOT, tăng sớm trước khi có vàng da, ở tuần đầu vàng da [tăng kéo dài trong viêm gan mạn tiến triển]. - Hoạt độ GOT, GPT tăng hơn 10 lần, điều đó cho biết tế bào nhu mô gan bị hủy hoại mạnh.

Chỉ số AST bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số AST vượt trên 40 IU/L được coi là bất thường. Và dựa vào chỉ số này có thể tìm ra nguyên nhân gây tình trạng men gan tăng cao. Sử dụng bia rượu: Khi gan bị tổn thương do rượu, chỉ số AST thường tăng từ 2-10 lần.

Chủ Đề