Chuyên gia tâm lý lý thị mai là ai

Trong buổi trò chuyện nhân ngày Gia đình Việt Nam 28/6 tại Nhà văn hóa Phụ nữ TPHCM, chuyên gia tâm lý Lý Thị Mai đã cùng chị em phụ nữ thảo luận về chủ đề: “Bí quyết giữ lửa hạnh phúc gia đình của người phụ nữ hiện đại”.

Khác với người phụ nữ truyền thống quanh năm chỉ ở nhà làm nội trợ, người phụ nữ hiện đại được tham gia các hoạt động xã hội, tự tạo ra thu nhập cho mình, được mở mang kiến thức, có quyền ra quyết định và lựa chọn cuộc sống cho mình…

Thời đại mới mở rộng cánh cửa cơ hội cho người phụ nữ nhưng cũng đem lại những khó khăn cho chị em trong việc “giữ lửa” hạnh phúc gia đình. Trong buổi tọa đàm, những khó khăn được chính những người đang làm vợ, làm mẹ đưa ra: phụ nữ phải “gánh” nhiều hơn xưa khi vừa chăm lo chồng con vừa phải đi làm trong khi người đàn ông ít khi chia sẻ việc nhà với vợ, thời gian chăm sóc bản thân của chị em bị cắt xén, cám dỗ của tệ nạn xã hội ngày càng nhiều… Thêm nữa, việc duy trì bữa cơm gia đình hết sức khó khăn khi mỗi thành viên có thời gian biểu khác nhau.

Thông qua việc thảo luận nhóm, những người trong cuộc tự mình chỉ ra những khó khăn của vai trò làm vợ, làm mẹ ở thế kỷ 21.

Trước những vấn đề được đặt ra, chuyên gia tâm lý Lý Thị Mai đưa ra lời khuyên: “Phụ nữ hiện đại muốn giữ lửa gia đình, trước hết hãy làm người con tốt”.

“Khi bước về nhà chồng, bạn đã là con của một họ tộc mới rồi. Nàng dâu biết “làm người con tốt” sẽ được nhà chồng yêu quý, nể trọng. Đây chính là thành trì vững chắc để bạn bảo vệ tổ ấm của mình. Nhiều nàng dâu than thở với tôi: 'Em ít gặp mẹ chồng lắm, gọi điện hỏi thăm cũng chẳng biết nói gì'. Nhưng các bạn không biết một điều: chỉ cần con cháu gọi điện về thôi, các cụ đã vui lắm rồi. Dễ dàng nhất là hỏi thăm sức khỏe, chuyện họ hàng, chợ búa… bạn chỉ cần gợi và các cụ sẽ kể một mạch, lúc này, bạn chỉ việc lắng nghe.

Hơn nữa, khi bạn “làm người con tốt” thì mới dạy con được. Đừng giao phó trách nhiệm dạy con cho nhà trường, đừng ỷ y dù bạn đã chi mạnh tay cho các trường quốc tế. Bởi vì chính bạn đang dạy con mình qua những hành động nhỏ nhặt thường ngày. Nếu bạn hay trễ hẹn thì làm sao đòi hỏi con mình đúng giờ được, phải không nào?”.

Về vấn đề quỹ thời gian eo hẹp trong khi phụ nữ phải giải quyết quá nhiều công việc mỗi ngày, bà Lý Thị Mai cho rằng đây là chuyện sắp xếp công việc sao cho khéo léo. Người phụ nữ hiện đại nên có thời gian biểu hợp lý và tuân thủ giờ nào việc đó.

“Phụ nữ ngày nay không chỉ là nội trợ mà đã là nội tướng khi cắt đặt mọi việc trong nhà. Buổi tối, bạn nên kiểm tra kế hoạch ngày mai của các thành viên. Nếu bạn phải đi làm sớm đột xuất thì từ tối hôm trước, hãy dặn ông xã: 'Mai anh đưa con đi học giúp em, sáng mai cả nhà mình ăn sáng bên ngoài'. Như vậy, mọi người không bị động vào sáng hôm sau.

Ngoài ra, bạn nên chủ động chia sẻ công việc nhà với các thành viên. Sao chị em cứ ôm hết việc vào mình rồi than phiền quá tải? Hãy để con bạn phụ rửa chén, chồng bạn đặt nồi cơm. Cho dù vỡ một vài cái chén hay đôi ba lần nồi cơm quên nhấn nút thì cứ vui vẻ xem đây là học phí để chồng con có thể đỡ đần bạn mỗi ngày”.

Đồng ý với việc ngày nay khó duy trì bữa cơm gia đình nhưng theo bà Lý Thị Mai, chúng ta vẫn có cách dung hòa bằng việc giảm số lượng nhưng tăng chất lượng: “Tôi biết có những gia đình đặt ra quy định cuối tuần là phải ăn cơm cùng nhau. Lúc này, họ tắt ti vi, tắt điện thoại, không lướt web. Thông qua việc cùng nhau nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, cha mẹ có thể dạy con các kỹ năng sống và thắt chặt tình cảm gia đình”.

Qua buổi trò chuyện gần gũi và thú vị với chuyên gia tâm lý Lý Thị Mai, nhiều chị em phụ nữ đã tìm được một số bí quyết để giữ lửa cho tổ ấm của mình. Chị em nhận ra: nếu biết sắp xếp thời gian khoa học, phân bổ công việc hợp lý và duy trì quan hệ vợ chồng mặn nồng thì cuộc sống gia đình mình sẽ luôn đầm ấm, yên vui. Muốn có gia đình hạnh phúc thì trước tiên, bản thân họ phải là người phụ nữ hạnh phúc.

Hồng Nhung

Chuyên gia tâm lý lý thị mai là ai

Rau ngót là loại cây dùng để nấu canh rất thông dụng. Rau này có...

Chuyên gia tâm lý lý thị mai là ai

Chuyên gia tâm lý lý thị mai là ai

Bông ổi: Chữa băng huyết sau khi sinh

Chuyên gia tâm lý lý thị mai là ai

Chuyên gia tâm lý lý thị mai là ai

Chuyên gia tâm lý lý thị mai là ai

Chuyên gia tâm lý lý thị mai là ai

Công dụng của cây bá bệnh

Con không muốn nói chuyện

Có người mẹ cho rằng nói chuyện với con trai khó hơn nói chuyện với con gái. Chị nói gì, hỏi gì con chị cũng trả lời nhát gừng cho qua. Vì thế chị tìm đến các chuyên gia để học cách giao tiếp với con trai.

Một người mẹ khác vốn có tính kiên nhẫn, điềm đạm nhưng luôn cảm thấy bất lực khi con trai 14 tuổi không chịu nghe mình nói chuyện. Ngược lại, con cho rằng chị chẳng khi nào chịu lắng nghe con nói. Dù con vẫn là cậu bé ngoan và học tốt thì chị vẫn rất buồn, cảm thấy bất lực và khóc. Chị tự hỏi: Mình có lắng nghe mà? Làm sao để con kiên nhẫn hơn và chịu nói chuyện với mình?

Chuyên gia tâm lý lý thị mai là ai

Chia sẻ trong một buổi trò chuyện với cộng đồng Cha mẹ chuyên nghiệp, Á hậu Quý bà thế giới Nguyễn Thu Hương - mẹ của 2 cậu con trai kể: “Khi tôi kể chuyện bạn bè mình cho con trai tôi rằng mấy bạn tuổi teen không kiên nhẫn nói chuyện với ba mẹ, thì con tôi  cậu bé 13 tuổi trả lời rằng: “Tụi con không có vấn đề gì đâu. Cha mẹ mới có vấn đề. Tụi con đã lớn rồi còn ba mẹ vẫn nghĩ về tụi con như ngày nhỏ”.

Thu Hương cũng trải lòng tâm sự rất thật: “Đã rất lâu rồi tôi mới có một cuộc nói chuyện thoải mái, vui vẻ với con. Hai mẹ con nói chuyện về công việc kinh doanh, vì con hứng thú nên hỏi liên tục và cuộc trò chuyện kéo dài gần 2 tiếng. Tôi nhận ra trước đó tôi chỉ đang cố gắng nói chuyện với con, muốn xen vào câu chuyện của con nhưng bé thấy mẹ không thuộc về thế giới đó. Vì vậy tôi cho rằng cha mẹ phải tìm được đề tài mà cả con và mình đều thấy hấp dẫn, đồng thời có thể trao đổi thoải mái với nhau”.

 Nói để hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn

Gần đây truyền thông gia đình thường được nhắc đến và thu hút sự quan tâm của phụ huynh. Hiểu một cách đơn giản thì truyền thông gia đình chính là truyền đạt thông tin để mọi người trong nhà hiểu nhau và làm nhau hài lòng, hạnh phúc, mỗi người đều cảm thấy yên tâm đồng thời cảm nhận được tình yêu thương mà người thân dành cho.

Để truyền thông tốt trong gia đình, theo chuyên gia tâm lý, Tiến sĩ Lý Thị Mai, mỗi gia đình phải lập ra những thỏa thuận, thỏa ước cụ thể và thực hành để chúng trở thành thói quen. Ví dụ như bữa ăn gia đình vào giờ nào ngày nào, khi ăn phải tắt điện thoại, chủ đề nào sẽ nói trong bữa ăn… Trong thỏa ước nói rõ chồng làm gì, vợ, con làm gì… Ngoài ra, cần thỏa ước cả những chuyện như nếu một thành viên có biểu hiện giận dữ thì đừng ai đuổi theo, truy vấn hay tiếp tục to tiếng…

\n

Chuyên gia tâm lý lý thị mai là ai

Chuyên gia tâm lý, Tiến sĩ Lý Thị Mai. Ảnh FBNV

Thực tế cuộc sống các gia đình cho thấy con càng lớn thì các thành viên càng ít tương tác với nhau vì con bận học cha mẹ bận làm. Tuy nhiên nếu thói quen trò chuyên đã được tập từ nhỏ, lời yêu thương dễ dàng thốt ra thì đến khi con lớn hơn, chuyện truyền thông gia đình dù gặp vấn đề cũng dễ để tìm ra đâu là nút thắt.

“Những xung đột hoặc tắc nghẽn thông tin trong gia đình hiện tại vẫn có thể được sửa chữa. Không bao giờ là muộn để thay đổi kể cả khi đã có chuyện đáng tiếc xảy ra. Hãy thay đổi khi ai đó chân thành hối lỗi, sửa đổi và cha mẹ là người luôn khao khát làm điều tốt nhất cho con, cho bạn đời – vậy hãy ngồi xuống và cùng nhau làm ra những thỏa ước cụ thể bằng tình yêu thương”, TS Lý Thị Mai cho biết.

Nhiều phụ huynh cho rằng nhường nhịn, lùi một bước đôi khi cũng là kế sách hay trong truyền thông gia đình. Tuy nhiên theo TS Mai, đôi khi hãy cho phép bản thân được lớn tiếng để giải tỏa cảm xúc nhưng phải tuân thủ nguyên tắc không tổn thương, xúc phạm nhau dù bằng lời hay hành động. Riêng với con cái, nếu chưa gì đã vội vã kết luận “con cãi mình” thì cha mẹ rất nhanh mất bình tĩnh.

Chuyên gia tâm lý lý thị mai là ai

Ngày nay, các con phát triển nhanh hơn chúng ta nghĩ. Cha mẹ phải lớn cùng con, hiểu ngôn ngữ của các con, biết chủ đề các con quan tâm và kiên nhẫn khi nói chuyện với con. Muốn lời mình “lọt tai” con thì phải biết con mong đợi gì ở mình. Quan trọng hơn, các câu hỏi cần có tính gợi mở, đề tài phù hợp với sự quan tâm ở lứa tuổi con. Khi con kể thì lắng nghe như một người bạn, đừng phán xét con.

Cách tiếp cận với con như thế nào? “Hãy toàn tâm toàn ý”, TS Mai trả lời. Sử dụng cả truyền thông ngôn ngữ và truyền thông phi ngôn ngữ. Nếu mẹ thể hiện cách nhìn, cách nghe là đang rất muốn nghe thì con sẽ rất muốn nói. Cha mẹ vừa làm việc hay vừa bấm điện thoại vừa nói chuyện con sẽ không thích. Và hãy nhớ dùng ngôn từ tích cực và các câu hỏi mở để sẽ đem đến năng lượng tốt trong gia đình.

“Cha mẹ chuyện nghiệp không có nghĩa là cha mẹ siêu việt, mà là cha mẹ biết vận dụng các kiến thức, phương pháp để “chạm” đến trái tim của con mình”, TS Mai cho biết.