Công cụ đánh giá môi trường giáo dục năm 2024

Bộ công cụ đánh giá sự phát triển giáo dục đào tạo địa phương là phương tiện giúp trong việc thu thập các thông tin, dữ liệu về tình hình giáo dụ địa phương, bao gồm: khung phân tích; bộ tiêu chí, chỉ số giáo dục; phương pháp tính chỉ số phát triển giáo dục; bộ công cụ thu thập dữ liệu thực tiễn. Trong đó, EDI được ước tính trên cơ sở tổng hợp các giá trị ước tính 6 chỉ số thành phần của khung phân tích giáo dục và mỗi chỉ số thành phần lại được ước tính trên cơ sở các chỉ số giáo dục. Trọng số của các thành phần phụ thuộc vào mức độ tác động của nó tới sự hài lòng của người dân về chất lượng giáo dục mà con em họ được thụ hưởng. Với dữ liệu thử nghiệm ở năm học 2012 - 2020, Thành phố Hồ Chí Minh có chỉ số EDI cao nhất (68,31), tiếp theo là Thái Nguyên (56,33) và Hưng Yên (56,09). Tuy nhiên, độ tin cậy, chính xác của các giá trị ước tính còn hạn chế bởi có địa phương không cung cấp đủ số liệu theo yêu cầu (Nghệ An).

Tham khảo:

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (22/8/2018), Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT ban hành quy chế kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (22/8/2018), Thông tư 18/2018/ TT-BGDĐT về việc Ban hành quy chế kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (22/8/2018), Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non.

[4] OECD, (2013), Synergies for better learning: an international perspective on evaluation and assessmen, Paris: OCED Publishing.

[5] OECD, (2008), Handbook on Constructing Composite Indicators: Methodology and User Guide, Paris (France), OECD publishing, JRC47008.

[6] Nguyen Thi Lan Phuong, (April 2020), Proposal on analytical framwork and criteria, indiacators for assessment of local general education quality in Vietnam, Merit Research Journal of Education and Review, ISSN: 2350-2282, Vol. 8(4).

[7] Nguyễn Hữu Cương - Nguyễn Thị Lan Phương - Lê Mỹ Phong, (3/2020), Vận dụng khung Phân tích chất lượng giáo dục của UNESCO và bộ chỉ số đánh giá chất lượng của OECD để đề xuất bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông Việt Nam, Tạp chí Giáo dục, Số 473, Kì 1.

[8] Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 về việc Phê duyệt “Chiến lược phát triển Giáo dục 2011- 2020”.

Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thông tin chi tiết của tất cả trường học từ mầm non đến phổ thông, số hóa, gắn mã định danh gần 24 triệu hồ sơ học sinh, hơn 1,5 triệu hồ sơ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý, kết nối thành công cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Ứng dụng CNTT phục vụ các kỳ thi tốt nghiệp THPT, công tác xét tuyển đại học, tuyển sinh trực tuyến, áp dụng các giải pháp CNTT nâng cao chất lượng dạy học và hiện đại hóa công tác quản lý… góp phần đổi mới căn bản và toàn diện ngành giáo dục.

Để đánh giá hiệu quả mức độ chuyển đổi số của các trường, cuối năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Cấu trúc Bộ chỉ số gồm 2 nhóm tiêu chí thành phần là “Chuyển đổi số trong dạy, học” và “Chuyển đổi số trong quản lý cơ sở giáo dục”. Hằng năm, các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch tổ chức đánh giá mức độ chuyển đổi số, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục phê duyệt kết quả tự đánh giá; báo cáo kết quả đánh giá lên cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp, cập nhật kết quả tự đánh giá lên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục.

Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức kiểm tra, đánh giá ngoài và công nhận mức độ chuyển đổi số của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp.

Bộ chỉ số là cơ sở quan trọng giúp các cấp quản lý, Sở GDĐT, phòng GDĐT và đặc biệt các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên áp dụng, đối chiếu, tự đánh giá... bổ sung cơ sở thực tiễn quan trọng nhằm chủ động tham mưu, đề xuất, huy động kịp thời các nguồn lực, tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp để từng bước nâng cao mức độ chuyển đổi số của mỗi đơn vị và toàn ngành Giáo dục.

Hiện nay Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đang cung cấp bộ giải pháp tổng thể đáp ứng bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của các cơ sở giáo dục có thể đạt được mức độ cao nhất (mức độ 3) cho cả 2 nhóm tiêu chí “Chuyển đổi số trong dạy, học” và “Chuyển đổi số trong quản lý cơ sở giáo dục”. Ngoài ra, để hỗ trợ các trường có thể nhanh chóng đánh giá mức độ chuyển đổi số chuẩn xác theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, Tập đoàn VNPT cung cấp giải pháp đánh giá mức độ chuyển đổi số VnEdu DTI.

Giải pháp ra đời đã đáp ứng nhu cầu số hóa quy trình đánh giá chuyển đổi số toàn diện và khép kín cho các cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý, giúp các cơ sở giáo dục dễ dàng thực hiện đánh giá mức độ chuyển đổi số theo đúng bộ tiêu chí của Bộ Giáo dục và đào tạo, chỉnh sửa ngay báo cáo đánh giá sau phản hồi từ Phòng/Sở.

Các Sở/Phòng giáo dục có thể dễ dàng theo dõi, kiểm tra báo cáo tự đánh giá của các cơ sở giáo dục, nhận xét và thực hiện phê duyệt/từ chối báo cáo. Tất cả đều theo quy trình khép kín, đánh giá đầy đủ từ Trường, Phòng, Sở, cho phép phản hồi qua lại giữa hai bên, lưu lại lịch sử từng lần phê duyệt để dễ dàng xác định nguyên nhân cần bổ sung và tra cứu khi cần thiết.

Kết quả đánh giá của cơ quan quản lý được tự động chuyển tiếp, tự động tính và theo dõi tổng điểm trực quan trên hệ thống. Cơ chế gửi và phản hồi báo cáo được thực hiện trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc đánh giá, trao đổi và chỉ đạo giữa cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục.

Hơn nữa, hệ thống còn hỗ trợ biểu đồ, thống kê báo cáo giúp các cơ sở giáo dục cũng như Sở/ Phòng giáo dục dễ dàng nắm bắt được hiện trạng chuyển đổi số tại cơ sở/trên địa bàn, giúp việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi số chính xác và hiệu quả hơn rất nhiều. Sau khi hoàn tất đánh giá, kết quả sẽ được công bố tới trường và đồng bộ lên cơ sở dữ liệu ngành giáo dục.

Ngoài ra, hệ thống còn cung cấp nhiều tiện ích cho người dùng như quản lý các tệp tài liệu minh chứng an toàn, bảo mật và thuận tiện khi sử dụng; chức năng kết chuyển dữ liệu từ các năm trước để tránh lặp lại công việc qua các đợt đánh giá... Đồng thời hệ thống còn tích hợp với các phần mềm khác trong hệ sinh thái giáo dục VnEdu, nên người dùng chỉ cần một tài khoản duy nhất để truy cập nên rất tiện dụng và dễ nhớ.

Với những tính năng vượt trội, Hệ thống đánh giá mức độ chuyển đổi số VnEdu DTI đã và đang trở thành công cụ đánh giá mức độ chuyển đổi số nhanh chóng, tin cậy, an toàn và hiệu quả nhất cho ngành Giáo dục và đào tạo. Trong năm học 2022-2023 vừa qua, hệ thống đã được triển khai đến hơn 1000 trường học trên cả nước, hỗ trợ công tác tự đánh giá cũng như kiểm tra đánh giá của các Sở/Phòng giáo dục ở một số tỉnh như Đắk Lắk, Bắc Kạn, Lào Cai,...