Công điện Chính phủ tiếng Anh là gì

Công văn là hình thức văn bản hành chính dùng phổ biến trong hoạt động của các tổ chức, cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp công lập, doanh nghiệp.

Trong hoạt động hàng ngày của cơ quan nhà nước thì công văn được xem là phương tiện giao tiếp chính thức giữa cấp trên-cấp dưới-công dân như công văn hướng dẫn, công văn chỉ đạo, công văn giải trình, công văn yêu cầu, công văn trả lời, công văn hỏa tốc, công văn hướng dẫn thực hiện….

Công văn tiếng Anh là Documentary/ Official dispatch và được định nghĩa Official dispatch is a form of administrative document commonly used in activities of organizations, state agencies, public administrative and non-business units.

Các lưu ý khi soạn công văn hành chính

Mẫu công văn gửi đến cá nhân hay tập thể bao gồm đầy đủ thông tin về nơi nhận, nơi gửi, trích yếu nội dung của công văn, nội dung công văn,… Trong nội dung công văn thường có 3 phần là:

– Mở đầu vấn đề

– Giải quyết vấn đề

– Kết luận vấn đề

Cách viết phần mở đầu vấn đề:

Phần này phải nêu rõ lý do tại sao viết công văn hay cơ sở nào để viết công văn: có thể giới thiệu tổng quát nội dung vấn đề đưa ra làm rõ mục đích, yêu cầu của vấn đề nêu ra.

Ví dụ: “Dựa trên Hợp đồng số ……… được ký kết giữa Công ty ……….. và Công ty …………. nagyf/tháng/năm, về vấn đề ………….. Theo nội dung thỏa thuận tại Điều……….. tuy nhiên, hiện tại …………… “

Các viết phần nội dung chính nhằm giải quyết vấn đề đã nêu:

Tùy theo từng loại chủ đề công văn mà lựa chọn cách viết, nhưng cần phải:

– Xin ý kiến lãnh đạo cơ quan về hướng giải quyết. Ví dụ: Theo đơn đề nghị của tập thể người dân tại ……….. về vấn đề ……………, UBND xã/phường xin ý kiến chỉ đạo của ……….. về việc ……………”

– Sắp xếp ý nào cần viết trường, ý nào cần viết sau, để làm nổi bật được chủ đề cần giải quyết.

Phải sử dụng văn phong phù hợp với từng thể loại công văn, có lập luận chặt chẽ cho các quan điểm đưa ra. Cần quán triệt các nguyên tắc:

+ Công văn đề xuất thì phải nêu rõ lý do xác đáng, lời văn chặt chẽ, cầu thị.

+ Công văn tiếp thu ý kiến phê bình dù đúng hay sai cũng phải mềm dẻo, khiêm tốn, nếu cần thanh minh phải có dẫn chứng bằng sự kiện thật khách quan, có sự đề nghị xác minh kiểm tra qua chủ đề khác.

+ Công văn từ chối thì phải dùng từ ngữ lịch sự và có sự động viên, an ủi.

+ Công văn đôn đốc thì phải dùng lời lẽ nghiêm khắc nêu lý do kích thích sự nhiệt tình, có thể nêu khả năng xảy ra những hậu quả nếu công việc không hoàn thành kịp thời.

+ Công văn thăm hỏi thì trong ngôn ngữ phải thể hiện sự quan tâm chân tình, không chiếu lệ, sáo rỗng.

Cách viết phần kết thúc công văn:

Phần này cần viết ngắn gọn, chủ yếu nhấn mạnh chủ đề và xác định trách nhiệm thực hiện các yêu cầu [nếu có] và lưu ý: Viết lời chào chân thành, lịch sự trước khi kết thúc [có thể là một lời cám ơn nếu có nhu cầu nhờ họ việc gì].

Công văn chỉ sử dụng vào công cụ của các cơ quan tổ chức và doanh nghiệp, vì vậy nội dung của công văn chỉ nói đến công cụ, không nên dùng ngôn từ mang màu sắc tình cảm cá nhân hoặc dùng công văn để trao đổi việc riêng giữa giữa các cá nhân.

Một số từ ngữ liên quan đến công văn tiếng Anh?

Trong giao tiếp hàng ngày, hay trong nhiệm vụ công việc, chúng ta thường thấy khi nhắc đến Công văn tiếng Anh mọi người sẽ hay nhắc đến các từ, cụm từ liên quan như:

+ Suggestions Được dịch sang tiếng Việt nghĩa là: đề nghị

+ Request Được dịch sang tiếng Việt nghĩa là: yêu cầu

+ Tutorial Được dịch sang tiếng Việt nghĩa là: hướng dẫn

+ Command Được dịch sang tiếng Việt nghĩa là: chỉ đạo

+ Mission Được dịch sang tiếng Việt nghĩa là: nhiệm vụ

+ Propaganda Được dịch sang tiếng Việt nghĩa là: tuyên truyền

+ Editor Được dịch sang tiếng Việt nghĩa là: soạn thảo

+ Formula Được dịch sang tiếng Việt nghĩa là: thể thức

+ Administration Được dịch sang tiếng Việt nghĩa là: hành chính

+ Organ Được dịch sang tiếng Việt nghĩa là: cơ quan

+  Regulations Được dịch sang tiếng Việt nghĩa là: quy định

+ Offer Được dịch sang tiếng Việt nghĩa là: đề xuất

+ Incoming official dispatch Được dịch  sang tiếng Việt nghĩa là: công văn đến

+ Official dispatch travels Được dịch sang tiếng Việt nghĩa là: công văn đi

+ Dispatch express Được dịch sang tiếng Việt nghĩa là: công văn hỏa tốc

+ According to note number Được dịch  sang tiếng Việt nghĩa là: theo công văn số

+ Document Được dịch sang tiếng Việt nghĩa là: văn bản

Ví dụ về công văn tiếng Anh

Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một số ví dụ về Công văn tiếng Anh để Khách hàng có thể tham khảo:

Example 1:

After Hoa Long Trading Joint Stock Company receives a written notice from the Tax Department of Thanh Xuan district, Hanoi city about the delay in submission of value-added tax returns in the second quarter of 2020, the company Hoa Long must have a written explanation sent to the tax office, clearly stating the reason why it is so late in filing the declaration as prescribed by law. Được dịch sang tiếng Việt nghĩa là:

Ví dụ 1: Sau khi công ty cổ phần thương mại Hoa Long nhận được công văn thông báo của Chi cục thuế quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội về việc chậm nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng quý II/2020 thì công ty Hoa Long phải có công văn giải trình gửi đến chi cục thuế, trình bày rõ lý do vì sao lại thực hiện chậm nộp tờ khai theo quy định pháp luật.

Example 2:

Before a state of increasing risk of epidemics, the social insurance has issued official letter No.: 860 / BHXH-BT to request for temporary suspension of contribution to the retirement and survivorship fund for objects affected by Covid-19. Được dịch sang tiếng Việt nghĩa là:

Ví dụ 2: Trước tình trạng nguy cơ dịch bệnh ngày càng tăng cao thì bảo hiểm xã hội đã ban hành công văn Số: 860/BHXH-BT để yêu cầu về việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Mẫu công văn bằng tiếng Anh

 

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

Agency, Enterprise name

Số:     /……-……

V/v……………..

No.:…./…./……

V.v……………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Independence – Freedom – Happiness

……, ngày… tháng… năm…

….. dated …….. month ……. years ………

Kính gửi/To:

– ……………………………………………………;

– …………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………../.

Nơi nhận:

Recipient:

– Như trên;

As above;

– …………..;

– Lưu: VT,…8…9…

Archives: VT/…

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ

Authority, position of signatory

Họ và tên

Full name

Mục lục bài viết

  • 1. Công điện là gì ?
  • 2. Phân tích mục đích ban hành công điện của các cơ quan nhà nước
  • 2.1Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển
  • 2.2Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • 2.3Bộ Quốc phòng chỉ đạo các lực lượng chức năng
  • 2.4Bộ Công an
  • 2.5Bộ Ngoại giao

1. Công điện là gì ?

Công điện là điện tín do cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền gửi cho các cơ quan, tổ chức có liên quan về vấn đề phát sinh trong tình huống đặc biệt.

Tình huống đặc biệt đó có thể dẫn đến sự cần thiết phải áp dụng những biện pháp khẩn cấp nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị và trật tự xã hội.

Ví dụ: Công điện của Thủ tướng về tăng cường giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện về tăng cường thực hiện một số giải pháp cấp bách, trọng tâm chuẩn bị nội dung làm việc với Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện về tăng cường thực hiện một số giải pháp cấp bách, trọng tâm chuẩn bị nội dung làm việc với Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

Công điện nêu rõ: Ngày 03 tháng 8 năm 2018, Chính phủ tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả triển khai Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ [Chỉ thị số 45/CT-TTg] về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu [EC] về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định [khai thác IUU]. Sau thời gian triển khai thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg, tình hình khai thác IUU đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt về công tác hoàn thiện thể chế, nhận thức của ngư dân, cộng đồng xã hội và các thành phần liên quan về khai thác IUU được nâng cao, tàu cá vi phạm khai thác hải sản quý hiếm ở các nước, quốc đảo Thái Bình Dương cơ bản đã chấm dứt, hoạt động hợp tác quốc tế với các nước, tổ chức quốc tế được tăng cường. Bên cạnh kết quả đạt được, hiện trạng công tác chống khai thác IUU vẫn chưa đạt được yêu cầu theo đánh giá của Đoàn thanh tra của EC khi kiểm tra thực tế tại Việt Nam từ ngày 16/5 đến ngày 24/5/2018 như: Tình trạng tàu cá và ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn còn phổ biến, hoạt động thực thi pháp luật chống khai thác IUU chưa nghiêm, công tác chứng nhận, xác nhận sản phẩm thủy sản khai thác chưa đảm bảo độ tin cậy, hệ thống giám sát tàu cá chưa đáp ứng được yêu cầu, công tác kiểm soát tàu thuyền ra vào cảng còn hạn chế.

Để khắc phục những vấn đề chưa đạt yêu cầu về chống khai thác IUU và chuẩn bị tốt các nội dung làm việc với Đoàn Ủy ban nghề cá Nghị viện Châu Âu vào tháng 10 năm 2018 và Đoàn thanh tra của EC sang Việt Nam lần thứ hai vào đầu năm 2019 để tiếp tục kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các khuyến nghị của EC về khai thác IUU; Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển tập trung giải quyết một số việc cấp bách, trọng tâm sau:

2. Phân tích mục đích ban hành công điện của các cơ quan nhà nước

2.1Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển

a- Chỉ đạo rà soát tổng thể các biện pháp thực thi tại địa phương trên cơ sở nội dung khuyến nghị của EC.

b- Bố trí kinh phí, nhân lực cho cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản, cơ quan quản lý cảng cá, cơ quan thực thi pháp luật trên biển để tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung sau:

- Tổ chức giám sát tàu cá hoạt động trên biển theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017; đẩy nhanh tiến độ thu hồi tất cả các thiết bị MOVIMAR và tiến hành lắp đặt cho các tàu cá có chiều dài 24 mét trở lên theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; nâng cấp thiết bị VX-1700 lắp đặt trên tàu và trạm bờ tự động báo vị trí tàu về trạm bờ; xử lý nghiêm tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình nhưng không mở máy 24/24 giờ khi hoạt động khai thác hải sản trên biển để cơ quan quản lý theo dõi, giám sát.

- Kiểm tra, kiểm soát tàu cá xuất, nhập bến; kiểm soát sản lượng cập bến theo quy định; thanh tra, kiểm tra tại cảng, xử phạt nghiêm hành vi khai thác IUU; ghi nhật ký khai thác, báo cáo khai thác; thực hiện nghiêm công tác xác nhận, chứng nhận, truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản khai thác theo quy định.

- Tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển được phân công quản lý để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các tàu cá có dấu hiệu vi phạm khai thác IUU, trong đó không để xảy ra vụ việc tàu cá và ngư dân địa phương đi vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

- Tăng cường theo dõi, quản lý chặt chẽ số lượng tàu cá địa phương hoạt động dài ngày trên biển và thường xuyên xuất, nhập bến trên địa bàn của địa phương khác; phối hợp chia sẻ thông tin kịp thời với các cơ quan chức năng liên quan để xử lý kịp thời khi phát hiện có hành vi khai thác IUU.

- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tập huấn, phổ biến các quy định về khai thác IUU tại các cảng cá, khu vực có nghề cá trọng điểm; đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về phòng, chống khai thác IUU đến cộng đồng ngư dân và các thành phần liên quan tại địa phương.

c- Lập, cập nhật thường xuyên danh sách tàu cá khai thác IUU, ngày 20 hàng tháng báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và công bố trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.

d- Kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu chính quyền các cấp, sở, ban ngành và lực lượng chức năng liên quan để tàu cá tiếp tục vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

2.2Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a- Tham mưu trình Chính phủ phương án thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống đánh bắt bất hợp pháp đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

b- Tập trung hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản năm 2017, tổ chức dịch sang Tiếng Anh các dự thảo văn bản pháp luật để gửi cho Tổng vụ các vấn đề về Biển và Thủy sản của EC tham vấn, góp ý, bảo đảm có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

c- Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương ven biển trang bị, lắp đặt, sử dụng, quản lý đồng bộ thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá; trước mắt tập trung theo dõi, giám sát chặt chẽ số lượng tàu cá đã trang bị thiết bị VX-1700, Movimar phục vụ cho công tác thực thi pháp luật trên biển và xử phạt tàu cá khai thác IUU.

d- Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư thống nhất trình Chính phủ xem xét, quyết định việc sử dụng vốn dự phòng đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xây dựng và triển khai Dự án thông tin quản lý nghề cá trên biển giai đoạn II ngay trong quý IV năm 2018 để giám sát hoạt động của tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên.

đ- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, giáo dục, đảm bảo ngư dân, cộng đồng xã hội và các thành phần liên quan tiếp cận đầy đủ thông tin về cảnh báo Thẻ vàng của EC.

e- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải xây dựng cơ chế kiểm soát tàu và hàng thủy sản có nguồn gốc từ khai thác cập cảng Việt Nam bảo đảm thực hiện các quy định về biện pháp quốc gia có cảng.

g- Rà soát lại quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá [ban hành kèm theo Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ] để trình Thủ tướng Chính phủ chủ trương ưu tiên đầu tư, nâng cấp, mở rộng một số cảng cá tại một số địa phương trọng điểm nghề cá.

h- Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các địa phương trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách nhằm khắc phục cảnh bảo “thẻ vàng” của EC.

2.3Bộ Quốc phòng chỉ đạo các lực lượng chức năng

a- Kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền làm nghề thủy sản khi xuất, nhập bến; kiên quyết không cho tàu cá ra khơi khi chưa đủ các thủ tục, giấy tờ, các trang thiết bị, xử lý nghiêm tàu cá vi phạm theo quy định.

b- Phối hợp với các lực lượng liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát, thanh tra trên biển [tập trung tại các khu vực chồng lấn, tranh chấp giữa Việt Nam và các nước] và tại cảng cá; xử lý nghiêm tàu cá vi phạm quy định pháp luật về khai thác IUU. Tập trung điều tra, xử lý hành vi môi giới, đầu tư cho tàu cá, ngư dân đi khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển nước ngoài; tổ chức đưa tàu cá, ngư dân bị nước ngoài bắt giữ về Việt Nam không đúng quy định.

c- Chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan điều tra, lập danh sách tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, ngày 20 hàng tháng cung cấp cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2.4Bộ Công an

a- Chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm hành vi môi giới, đầu tư cho tàu cá, ngư dân đi khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển nước ngoài; lập danh sách và quản lý chặt chẽ số ngư dân được nước ngoài trả về; trước mắt chỉ đạo quyết liệt điều tra xử lý các vụ điển hình để răn đe, giáo dục.

b- Áp dụng cơ chế hợp tác về an ninh giữa Việt Nam với các nước, nhất là Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan, Campuchia phối hợp xử lý kịp thời, hiệu quả các trường hợp công dân nước ngoài hoặc công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài móc nối với các đối tượng trong nước đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi vi phạm vùng biển nước ngoài.

2.5Bộ Ngoại giao

a- Tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo hộ ngư dân, thông tin kịp thời về tình hình tàu cá và ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ; đề nghị cơ quan chức năng của nước ngoài cung cấp bằng chứng bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam do vi phạm khai thác hải sản trái phép.

b- Phối hợp với Bộ Quốc phòng cung cấp các bằng chứng các nước trong khu vực bắt giữ trái phép tàu cá và ngư dân Việt Nam trên vùng biển Việt Nam, vùng biển chưa phân định, chồng lấn giữa hai nước. Kiên quyết đấu tranh với các nước kiểm soát, bắt giữ trái phép tàu cá và ngư dân Việt Nam.

c- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh đàm phán phân định ranh giới vùng biển giữa Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực.

d- Chỉ đạo Phái đoàn Việt Nam tại Liên minh Châu Âu [EU] tăng cường tiếp xúc với các cơ quan chức năng của EU để cung cấp, làm rõ thông tin về những biện pháp ta đã thực hiện theo khuyến nghị của EC; tăng cường phối hợp vận động lãnh đạo các cơ quan chức năng của EU ủng hộ gỡ “Thẻ vàng” đối với sản phẩm thủy sản của Việt Nam cung cấp vào thị trường EU.

6- Bộ Giao thông vận tải:

a- Tổ chức thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ tàu vận chuyển thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam hoặc tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của Hiệp định Biện pháp quốc gia có cảng.

b- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế kiểm soát tàu và hàng thủy sản nước ngoài có nguồn gốc từ khai thác cập cảng Việt Nam bảo đảm thực hiện các quy định về biện pháp quốc gia có cảng.

7- Bộ Tài chính:

a- Bố trí kinh phí duy trì Hệ thống giám sát tàu cá bằng công nghệ vệ tinh [Movimar] giai đoạn từ năm 2019 - 2020 để giám sát đội tàu cá có chiều dài từ 24 mét trở lên theo khuyến nghị của EC trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b- Bố trí kinh phí để phục vụ công tác tuyên truyền trong nước và tại nước ngoài về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

c- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải xây dựng cơ chế kiểm tra, kiểm soát hàng thủy sản nước ngoài có nguồn gốc từ khai thác cập cảng Việt Nam bảo đảm thực hiện các quy định về biện pháp quốc gia có cảng.

8- Bộ Thông tin và Truyền thông:

Chỉ đạo cơ quan thông tấn, báo chí tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của Luật Thủy sản năm 2017; quy định về chống khai thác IUU và giải pháp, hành động gỡ “thẻ vàng” của Việt Nam; quy định pháp luật trong hoạt động thủy sản của quốc tế và của các nước thường xuyên có tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm.

9- Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính thống nhất trình Chính phủ việc sử dụng vốn dự phòng đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xây dựng và triển khai dự án thông tin quản lý nghề cá trên biển giai đoạn II ngay trong quý IV năm 2018 và ưu tiên đầu tư, nâng cấp, mở rộng một số cảng cá tại một số địa phương trọng điểm nghề cá.

10- Các bộ, ban, ngành Trung ương liên quan và Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển tiếp tục tập trung nguồn lực triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2017, Công điện số 732/CĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 78/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2018 và Công điện này. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [qua Tổng cục Thủy sản] theo quy định để tổng hợp báo cáo chuẩn bị làm việc với Đoàn công tác của EC.

11- Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm giúp Chính phủ kiểm tra, đôn đốc, theo dõi, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Công điện./.

2.Công điện về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông gắn với phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Tân Sửu và Lễ hội xuân 2021

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

_________

Số: 1711/CĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2020

CÔNG ĐIỆN
Về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông gắn với phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp
Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Tân Sửu và Lễ hội xuân 2021

_____________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ điện:

- Các Bộ: Công an, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Báo Nhân Dân;

- Đài Truyền hình Việt Nam;

- Đài Tiếng nói Việt Nam;

- Thông tấn xã Việt Nam.

Năm 2020, với nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc quyết tâm thực hiện thành công mục tiêu kép là tiếp tục phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động kinh tế, xã hội, giao thông vận tải nội địa đang dần phục hồi và dự báo xu hướng sẽ tăng mạnh, đặc biệt trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Tân Sửu và Lễ hội xuân 2021, làm gia tăng nhu cầu vận tải hành khách, hàng hoá và mật độ phương tiện tham gia giao thông, tạo áp lực lớn lên kết cấu hạ tầng, tổ chức giao thông và dịch vụ vận tải. Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông [TTATGT] cho nhân dân vui đón dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Tân Sửu và Lễ hội xuân 2021, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chỉ đạo, phối hợp và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:

1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông, hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông an toàn và kiến thức phòng, chống dịch Covid-19 khi tham gia giao thông cho người dân. Chú trọng vận động nhân dân thực hiện: "Đã uống rượu, bia - không lái xe"; không phóng nhanh, vượt ẩu; không chở quá số người quy định; không sử dụng điện thoại khi lái xe; đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện; thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô; dừng xe quan sát an toàn khi qua đường ngang đường sắt; mặc áo phao đúng quy định khi đi đò; rửa tay đúng cách và mang khẩu trang khi tham gia giao thông... Vận động người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng đi lại trong dịp nghỉ Tết và dự Lễ hội xuân. Cập nhật kịp thời tình hình tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông trong dịp Tết và tại khu vực diễn ra Lễ hội xuân trong các bản tin thời sự. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh và cơ sở giáo dục, đào tạo thực hiện phổ biến và yêu cầu người lao động, học sinh, sinh viên tự giác chấp hành quy định pháp luật về an toàn giao thông; chủ động phối hợp với các đơn vị vận tải tổ chức bán vé tàu xe trực tiếp cho công nhân, sinh viên và người lao động; bố trí thời gian phù hợp để người lao động, sinh viên nghỉ Tết và trở lại làm việc, học tập, giảm áp lực giao thông trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

2. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy; đồng thời bảo đảm tuyệt đối an toàn phòng dịch Covid-19 cho lực lượng thực thi nhiệm vụ và người dân. Chú trọng kiểm tra, phát hiện và xử phạt các hành vi: điều khiển phương tiện vi phạm quy định về tốc độ, nồng độ cồn, ma túy; đi không đúng phần đường, làn đường; dừng, đỗ phương tiện trái phép; không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy; không nhường đường cho xe ưu tiên; đi vào làn đường khẩn cấp; vi phạm khi qua đường ngang; chở quá tải trọng, quá số người quy định; không có Giấy phép lái xe, bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn; phương tiện không đăng ký, đăng kiểm, không đảm bảo an toàn kỹ thuật, không trang bị dụng cụ cứu sinh, cứu đắm... Tăng cường khai thác, sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô để kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp vi phạm, đối tượng tập trung kiểm tra, xử lý là người điều khiển xe ôtô chở khách, ôtô chở hàng hóa... Cương quyết ngăn chặn các vụ đua xe trái phép, tụ tập gây rối trật tự công cộng, trấn áp mọi hành vi chống người thi hành công vụ. Tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, an toàn giao thông tại bến khách ngang sông, bến tàu chở khách du lịch, trên các tuyến, luồng đường thủy phức tạp.

3. Nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Tân Sửu và Lễ hội xuân 2021; yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về TTATGT, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và chỉ đạo về phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt là tại các đầu mối giao thông chính, trên phương tiện vận tải hành khách công cộng, cũng như đội ngũ người điều khiển và nhân viên phục vụ trên phương tiện. Có phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp, đảm bảo an toàn phòng dịch, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, không để hành khách không kịp về quê ăn Tết do thiếu phương tiện; giảm thiểu tối đa tình trạng chậm, huỷ chuyến; xử lý nghiêm tình trạng tăng giá vé trái quy định. Cương quyết không để phương tiện vận tải, người điều khiển, nhân viên phục vụ và hành khách không tuân thủ quy định phòng dịch Covid-19 tham gia giao thông.

4. Tăng cường kiểm tra điều kiện an toàn các công trình kết cấu hạ tầng giao thông; khắc phục kịp thời các đoạn đường bị hư hỏng, sạt lở do mưa lũ gây ra; rà soát bổ sung hệ thống báo hiệu giao thông, thiết bị cảnh báo phản quang tại các nút giao thông, các đoạn đường có độ dốc cao, bán kính cong hẹp, tầm nhìn hạn chế tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Thực hiện thu phí đường bộ không dừng, chủ động mở trạm, tạm dừng thu phí để giải tỏa phương tiện khi xảy ra ùn tắc tắc giao thông; xử phạt nghiêm đối với các phương tiện không đủ điều kiện đi vào cửa thu phí điện tử không dừng [ETC] gây ùn tắc giao thông theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 150/TB-VPCP ngày 02 tháng 12 năm 2020. Các đơn vị thi công và bảo trì kết cấu hạ tầng, tăng cường hướng dẫn, bảo đảm giao thông, có biện pháp khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố về hạ tầng; hoàn thành công tác nâng cấp, sửa chữa, bảo trì các tuyến giao thông trọng điểm, trong đô thị và trả lại lòng đường phục vụ giao thông trước ngày 30 tháng 01 năm 2021. Có phương án tổ chức, điều tiết, phân luồng giao thông; bố trí lực lượng kịp thời giải tỏa khi xảy ra tai nạn, ùn tắc giao thông, không để phát sinh ùn tắc kéo dài, nhất là trong ngày đầu và ngày cuối đợt nghỉ Tết trên các tuyến trục chính ra vào trung tâm thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; các tuyến kết nối với các đầu mối giao thông trọng điểm [nhà ga, sân bay, bến cảng...] và khu vực tổ chức Lễ hội xuân.

5. Chỉ đạo các Sở Y tế và cơ sở khám, chữa bệnh trong cả nước thực hiện ứng trực 24/24 giờ, sẵn sàng nhân lực, phương tiện, trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh và nguồn máu dự phòng, dịch truyền để đảm bảo khả năng cao nhất trong việc cấp cứu, điều trị nạn nhân tai nạn giao thông, giảm thiểu thiệt hại về người.

6. Có phương án ứng phó kịp thời, hiệu quả khi phát sinh tình huống có người nhiễm virus Covid-19 tại các đầu mối giao thông và trên phương tiện vận tải công cộng. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra tình trạng thiếu kiểm soát trong phòng, chống dịch Covid-19, dẫn đến làm lây nhiễm dịch bệnh trên các phương tiện giao thông hoặc địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

7. Công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân về tình hình TTATGT, phối hợp giải quyết, khắc phục kịp thời các sự cố, tai nạn giao thông; niêm yết đầy đủ các thông tin về phòng, chống dịch Covid-19 tại các đầu mối giao thông [bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng...] và trên các phương tiện vận tải công cộng.

8. Đề nghị các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tại địa phương chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tham gia cảnh giới, hướng dẫn giao thông, tổ chức chốt gác tại các điểm có nguy cơ cao về tai nạn giao thông, nhất là tại các vị trí đường ngang, lối đi dân sinh, lối đi tự mở qua đường sắt có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông trên địa bàn; phối hợp với lực lượng chức năng tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.

9. Kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, thực hiện công điện, bảo đảm kịp thời, hiệu quả. Thực hiện báo cáo về tình hình triển khai thực hiện Công điện về Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia trước ngày 20 tháng 02 năm 2021 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;

- Ban Tuyên giáo Trung ương;

- Các Bộ: QP, KHĐT, TC, XD, LĐTB&XH;

- Các thành viên Ủy ban ATGT Quốc gia;

- VPCP: BTCN, các Phó Chủ nhiệm, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, PL, NC, KTTH, QHĐP, KGVX;

- Lưu: VT, CN [2] pvc.

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

Trương Hòa Bình

Video liên quan

Chủ Đề