Đặc điểm ngôn ngữ nào sau đây không thuộc về phong cách hành chính công vụ

Trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Phong cách ngôn ngữ hành chính

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Phong cách ngôn ngữ hành chính. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ngôn ngữ hành chính là gì?

  • A. Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong phạm vi các cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế [gọi chung là cơ quan], hoặc giữa cơ quan với cá nhân, hay giữa các cá nhân với nhau trên cơ sở pháp lý.
  • B. Là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản khoa học, trong phạm vi giao tiếp của lĩnh vực khoa học.
  • C. Làngôn ngữđược dùng trong giao tiếpsinh hoạthàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức.

Câu 2: Văn bản nào sau đây không phải là văn bản hành chính?

  • A.Nghị định của Chính phủ. Gần với nghị định là có các văn bản khác của cơ quan nhà nước như pháp lệnh, nghị quyết, thông tư, thông cáo, chỉ thị, quyết định,..
  • B. Giấy chứng nhận, gần với giấy chứng nhận có văn bằng, chứng chỉ, giấy khai sinh,...
  • C. Gần với đơn có bản khai báo, báo cáo, biên bản,..
  • D. Bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học dân gian

Câu 3: Một số đặc điểm tiêu biểu về ngôn ngữ của các loại văn bản hành chính là:

  • A. Cách trình bày: các văn bản đều được soạn thảo theo một kết cấu thống nhất, thường có ba phần theo một khuôn mẫu nhất định
  • B. Về từ ngữ: có một lớp từ ngữ cần được dùng với tầng suất cao
  • C. Về kiểu câu: Có những văn bản tùy dài nhưng chỉ là kết cấu của một câu
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 4: Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính

  • A. Tính khuôn mẫu, tính minh xác, tính công vụ
  • B. Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể
  • C. Tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cả thể

Câu 5: Tính khuôn mẫu của phong cách ngôn ngữ hành chính thể hiện như thế nào?

  • A. Kết cấu văn bản thống nhất, thường gồm ba phần: phần đầu, phần chính và phần cuối
  • B. Kết cấu văn bản thống nhất, thường gồm ba phần: phần mở, phần thân và phần kết
  • C. Kết cấu văn bản thống nhất, thường gồm ba phần: phần đề, phần thực và phần kết luận

Câu 6: Những nội dung sau đây thuộc phần nào trong kết cấu của văn bản hành chính

- Quốc hiệu và tiêu ngữ

- Tên cơ quan ban hành văn bản, bên dưới là số hiệu văn bản

- Địa điểm, thời gian ban hành văn bản

  • A. Phần mở
  • B. Phần chính
  • C. Phần cuối

Câu 7: Văn bản hành chính có rất nhiều loại nên cách trình bày cũng có thể có những điểm khác biệt nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung các văn bản hành chính đều mang tính khuôn mẫu thống nhất. Biểu hiện rõ nhất của tính khuôn mẫu là nhiều loại văn bản có mẫu chung, được in sẵn; khi dùng, người ta chỉ cần điền nội dung cụ thể, ví dụ: giấy khai sinh, hợp đồng,...Đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 8: Tính minh xác của phong cách ngôn ngữ hành chính được thể hiện như thế nào?

  • A.Văn bản hành chính viết ra chủ yếu để thực thi, do vậy cần phải thực sự minh xác. Mỗi từ chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý. Văn bản hành chính không dùng các phép tu từ hoặc lối diễn đạt hàm ý.
  • B. Văn bản hành chính là chứng tích pháp lý nên không thể tùy tiện xóa bỏ thay đổi, sửa chữa. Đòi hỏi sự chính xác tưgf dấu chấm, phẩy,..đối với một số văn bản cần phải đúng từng chữ ký, cả về thời gian có hiệu lực. Nội dung phải soạn theo những căn cứ pháp lý rõ ràng, nghiêm túc.
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 9: Mô tả sau đây đúng với đặc trưng nào của phong cách ngôn ngữ hành chính:Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng để dùng trong giao tiếp công vụ. Tính công vụ là tính chất công việc của cả tập thể hay cộng đồng. Tính công vụ không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn cả ở ngôn ngữ. Trong văn bản hành chính những từ biểu đạt tình cảm, cảm xúc cảu cán nhân hạn chế ở mức tối đa.

  • A. Tính khuôn mẫu
  • B. Tính minh xác
  • C. Tính công vụ
  • D. Tính cá thể

Câu 10: Văn bản nào dưới đây là văn bản hành chính?

  • A. Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam
  • B. Tuyên ngôn độc lập
  • C. Hồn Trương Ba, da hàng thịt
  • D. Vợ chồng A Phủ

Đọc mẫu đơn sau và trả lời câu hỏi:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN NHẬP HỌC VÀO LỚP 1

NĂM HỌC 2009 - 2010

Kính gửi: Ông [bà]: Hiệu trưởng trường tiểu học ………………………….

Họ tên học sinh:……………………………………………Nam, nữ …………….

Ngày tháng năm sinh : …………………………………………………………….

Nơi sinh : …………………………………………………Dân tộc ………………

Địa chỉ thường trú : ………………………………………………………………..

Họ tên cha:………………….Nghề nghiệp…………………..Số ĐT……………

Họ tên mẹ:…………………..Nghề nghiệp…………………...Số ĐT……………

Đã hoàn thành chương trình mẫu giáo : 200… -200….

Tại trường mẫu giáo :………………………………………………………………..

Kết quả cuối năm: + Hạnh kiểm xếp loại:………………………………….

+ Học lực xếp loại : …………………………………

Xin đăng ký nhập học vào lớp 1 năm học: 2009 -2010

Tại trường : ………………………………………………………………………..

Gia đình tôi cam đoan không xin thay đổi trường đã nhập học và nộp đầy đủ hồ sơ nhập học theo quy định.

Hồ sơ đính kèm: ………………..,

- 1/……………………………………………….

- 2/………………………………………………

- 3/…………………………………………….

Ngày……tháng……năm 200…

PHỤ HUYNH HỌC SINH

[Họ tên, chữ ký]

Câu 11: Đây có phải là một mẫu văn bản hành chính không?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 12: Dấu hiệu nhận biết văn bản hành chính của văn bản trên là gì?

  • A.Cách trình bày: văn bản được trình bày thành 3 phần: Phần đầu, phần chính, phần cuối
  • B.Từ ngữ: Có một lớp từ ngữ hành chính
  • C. Cả A vầ B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Xem đáp án

=> Kiến thức Phong cách ngôn ngữ hành chính

Từ khóa tìm kiếm google:

trắc nghiệm văn 12, câu hỏi trắc nghiệm văn 12, bài phong cách ngôn ngữ hành chính

Trắc nghiệm bài Phong cách ngôn ngữ hành chính có đáp án

Trang trước Trang sau

Câu 1 : Loại văn bản nào dưới đây không thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính?

A. Các nghị định

B. Giấy chứng nhận

C. Đơn từ

D. Luận văn

Hiển thị đáp án

Văn bản hành chính bao gồm: các nghị định, giấy chứng nhận, đơn từ.

Chọn đáp án : D

Câu 2 : Về cách trình bày, các văn bản hành chính đều được soạn theo một kiểu kết cấu thống nhất, thường có ba phần theo một khuôn mẫu nhất định. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Hiển thị đáp án

Về cách trình bày, các văn bản hành chính đều được soạn theo một kiểu kết cấu thống nhất, thường có ba phần theo một khuôn mẫu nhất định.

Chọn đáp án : A

Câu 3 : Ngôn ngữ hành chính dùng giao tiếp trong phạm vi:

A. Giao tiếp trong phạm vi các cơ quan nhà nước hay tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế,…[gọi chung là cơ quan], hoặc giữa cơ quan với cá nhân, hay giữa các cá nhân với nhau trên cơ sở pháp lí

B. Giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học

C. Giao tiếp trong phạm vi các cơ quan có thẩm quyền với nhau

D. Tất cả các đáp án trên

Hiển thị đáp án

Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong phạm vi các cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế, …[gọi chung là cơ quan], hoặc giữa cơ quan với cá nhân, hay giữa các cá nhân với nhau trên cơ sở pháp lí.

Chọn đáp án : A

Câu 4 : Đặc trưng nào dưới đây không phải đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính?

A. Tính khuôn mẫu

B. Tính thuyết phục

C. Tính minh xác

D. Tính công vụ

Hiển thị đáp án

Phong cách ngôn ngữ hành chính có 3 đặc trưng: tính khuôn mẫu, tính minh xác và tính công vụ.

Chọn đáp án : B

Câu 5 : Phần đầu của một văn bản hành chính không thể thiếu nội dung nào:

A. Quốc hiệu và tiêu ngữ

B. Nội dung chính của văn bản

C. Chức vụ, chữ kí và họ tên của người kí văn bản

D. Tất cả các đáp án trên

Hiển thị đáp án

Phần đầu của mọi văn bản hành chính đều phải có quốc hiệu – tiêu ngữ.

Chọn đáp án : A

Câu 6 : Văn bản hành chính là văn bản được viết ra chủ yếu để thực thi, do vậy cần phải rất minh xác. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Hiển thị đáp án

Văn bản hành chính viết ra chủ yếu để thực thi, do vậy cần phải rất minh xác.

Chọn đáp án : A

Câu 7 : Chọn đáp án sai:

A. Mỗi từ trong văn bản hành chính chỉ có một nghĩa

B. Mỗi câu trong văn bản hành chính chỉ có một ý

C. Văn bản hành chính có thể dùng các phép tu từ hoặc lối biểu đạt hàm ý

D. Ngôn từ trong văn bản hành chính mang tính pháp lí

Hiển thị đáp án

Mỗi từ trong văn bản hành chính chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý. Văn bản hành chính không dùng các phép tu từ hoặc lối biểu đạt hàm ý. Ngôn từ trong văn bản hành chính là chứng tích pháp lí, không thể tùy tiện xóa bỏ, thay đổi, sửa chữa.

Chọn đáp án : C

Câu 8 : Tính công vụ trong văn bản hành chính biểu hiện ở:

A. Hạn chế các từ ngữ biểu cảm ở mức tối đa

B. Người kí văn bản không bằng tư cách cá nhân mà với cương vị và trách nhiệm của người đại diện cho cả cơ quan và tổ chức

C. Không sử dụng khẩu ngữ, phương ngữ địa phương

D. Tất cả các đáp án trên

Hiển thị đáp án

* Tính công vụ:

- Hạn chế các từ ngữ biểu cảm ở mức tối đa

- Người kí văn bản không bằng tư cách cá nhân mà với cương vị và trách nhiệm của người đại diện cho cả cơ quan và tổ chức

- Không sử dụng khẩu ngữ, phương ngữ địa phương

Chọn đáp án : D

Câu 9 : Văn bản sau thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

“Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời

Bao cô thôn nữ hát trên đồi;

- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,

Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…”

[Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử]

A. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

B. Phong cách ngôn ngữ chính luận

C. Phong cách ngôn ngữ khoa học

D. Phong cách ngôn ngữ hành chính

Hiển thị đáp án

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Chọn đáp án : A

Câu 10 : Văn bản sau thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

A. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

B. Phong cách ngôn ngữ chính luận

C. Phong cách ngôn ngữ khoa học

D. Phong cách ngôn ngữ hành chính

Hiển thị đáp án

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính

Chọn đáp án : D

Câu 11 : Xác định phong cách ngôn ngữ của bản dưới đây:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến này, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bãn nước và lũ cướp nước

[Tinh thần yêu nước của dân tộc ta – Hồ Chí Minh]

A. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

B. Phong cách ngôn ngữ chính luận

C. Phong cách ngôn ngữ khoa học

D. Phong cách ngôn ngữ hành chính

Hiển thị đáp án

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận

Chọn đáp án : B

Câu 12 : Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:

Gửi con gái của ba!

Hôm nay là tròn một tháng mà ba làm nhiệm vụ chống dịch Covid-19. Chỉ còn vài ngày nữa là con gái yêu quý của ba chào đời, ba mong mỏi từng ngày để được nhìn mặt con gái yêu của ba. Con gái ba thông cảm cho ba, cho ba gửi lời xin lỗi tới hai mẹ con. Con gái ba chuẩn bị chào đời mà ba không về được, không thể cùng gia đình nhỏ chào đón con được.

Con gái yêu quý của ba. Ba là người lính biên phòng, mang trên vai nhiệm vụ bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Trong mùa dịch này, ba còn phải làm nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19 nữa, ba không về được để cùng gia đình nhỏ chào đón con gái yêu. Ở nơi biên cương của Tổ quốc, ba ước trong những ngày tới, ngày mà con gái của ba sẽ chào đời để cùng gia đình nhỏ xây dựng hạnh phúc, niềm vui. Mong con gái yêu chào đời luôn mạnh khỏe, mau ăn chóng lớn, mong cho hai mẹ con luôn khỏe mỗi ngày.

Con gái yêu à.! Ba luôn yêu thương và nhớ về hai mẹ con. Hết dịch nài ba về với hai mẹ con sau nhé!

Ba yêu con!

[Thư một người lính gửi con khi đang làm nhiệm vụ chống dịch ở biên giới]

A. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

B. Phong cách ngôn ngữ chính luận

C. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

D. Phong cách ngôn ngữ hành chính

Hiển thị đáp án

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Chọn đáp án : C

Câu 13 : Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:

Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hidro, có công thức hóa học là H2O. Với các tính chất lý hóa đặc biệt [ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hiđrô và tính bất thường của khối lượng riêng], nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống. 70% diện tích bề mặt của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống.

[Nguồn: Wikipedea]

A. Phong cách ngôn ngữ khoa học

B. Phong cách ngôn ngữ chính luận

C. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

D. Phong cách ngôn ngữ hành chính

Hiển thị đáp án

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học

Chọn đáp án : A

Câu 14 : Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:

“Dịch đang gia tăng ca nhiễm ở Đà Nẵng, đã xuất hiện ở một số địa điểm, nhất là Hà Nội. Ca ở Hà Nội vừa báo cáo sáng nay cùng đi một đoàn vào Đà Nẵng với 32 người. Đấy là chưa nói 32 người này còn đi nhiều nơi, rồi cả khu vực họ cư trú nữa”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói.

Cùng vấn đề trên, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu các cấp ngành địa phương cần bình tĩnh tập trung ngăn chặn dịch bệnh từ bên ngoài vào, xử lý triệt để bên trong cho đến khi trở lại trạng thái “bình thường mới”. Phó Thủ tướng cảnh báo, nếu chúng ta không làm quyết liệt, tập trung mọi nguồn lực có thể sẽ vỡ trận giống như nhiều nước.

[Theo Dân trí]

A. Phong cách ngôn ngữ khoa học

B. Phong cách ngôn ngữ báo chí

C. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

D. Phong cách ngôn ngữ hành chính

Hiển thị đáp án

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí

Chọn đáp án : B

Xem thêm các Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Trang trước Trang sau

1. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT:

a/ Khái niệm về Ngôn ngữ sinh hoạt:

Ngôn ngữ sinh hoạt là toàn bộ lời ăn tiếng nói hàng ngày mà con ngư­ời dùng để thông tin, suy nghĩ, trao đổi ý nghĩ, tình cảm với nhau, đáp ứng những nhu cầu tự nhiên trong cuộc sống.

– Ngôn ngữ sinh hoạt có 2 dạng tồn tại:

+ Ngôn ngữ: Dạng nói.

+ Ngôn ngữ: Dạng viết, nhật kí, thư từ, truyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại,…

b/ Phong cách của ngôn ngữ sinh hoạt:

– Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: là phong cách được dùng trong giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày, thuộc dạng hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp nhằm để trao đổi về tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,…

– Đặc trưng:

+Tính cụ thể:Ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung và cách thức giao tiếp…

+Tính cảm xúc: Là cảm xúc của người nói được thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử dụng kiểu câu linh hoạt,..

+Tính cá thể: là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng => Qua đó ta có thể hiểu rõ được những đặc điểm của người giao tiếp nói về giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích, nghề nghiệp.

chỉ có 200 xuất xét tuyển học bạ chỉ tiêu đại học điều dưỡng tại khoa y dược >>click tại đây

xem thêm:

Văn phong và ngôn ngữ trong soạn thảo văn bản hành chính

Bởi
Vũ Thùy Linh
-
24 Tháng Sáu, 2021
0
990
3 / 5 [ 1 bình chọn ]

Văn phong hành chính -công vụ là dạng ngôn ngữ tiếng Việt văn học tạo thành hệ thống tương đối khép kín, hoàn chỉnh các phương tiện ngôn ngữ viết đặc thù nhằm phục vụ cho các mục đích giao tiếp bằng văn bản trong lĩnh vực hoạt động pháp luật và hành chính

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900 6198

Contents

  • 1 Văn phong hành chính – công vụ:
    • 1.1 Khái niệm:
    • 1.2 Đặc điểm của văn phong hành chính-công vụ:
  • 2 Ngôn ngữ văn bản hành chính :
    • 2.1 Sử dụng từ ngữ:
    • 2.2 Kỹ thuật cú pháp :
    • 2.3 Đoạn văn :
    • 2.4 Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Video liên quan

Chủ Đề