Đánh giá đi một ngày đàng học một sàng khôn là gì

Giải thích Thành ngữ - Tục ngữ

Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học  hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có  từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ  sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với  vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian [quãng đường] chứ không phải là đơn vị thời gian [ngày đàng] như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.

  • Cáo mượn oai hùm
  • Đồng không mông quạnh

Tri thức là sức mạnh và là động lực cho sự vận hành của xã hội. Câu thành ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” ngoài việc khẳng định tầm quan trọng của trí thức mà còn động viên và khuyến khích tinh thần học hỏi trau dồi tri thức.

1. Ý nghĩa của thành ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một câu thành ngữ thể hiện lợi ích của việc đi đây đi đó để trau dồi kiến thức. Tuy nhiên, nếu muốn hiểu sâu sắc câu thành ngữ, bạn cần xét trên 2 phương diện cả ngữ nghĩa lẫn hình tượng có trong câu.

1.1 Nguồn gốc của hình tượng “Đi một ngày đàng” và “Học một sàng khôn”

Câu nói “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” đã xuất hiện từ rất lâu trước đây. Thế nhưng cho đến bây giờ, những ý nghĩa và triết lý của câu nói vẫn còn vẹn nguyên giá trị.

Xét về bối cảnh xã hội trước đây, thông tin phương tiện liên lạc, viễn thông rất hạn chế, hầu như không có. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu bạn chỉ ở yên một chỗ nghĩa thì tầm mắt của bạn chỉ có thể nhìn thấy những thứ rất quen thuộc từ ngày này sang ngày khác. 

Cho nên để có thể “học một sàng khôn” [học những cái mới mẻ và tiếp thu những văn mình mới], con người buộc phải “đi một ngày đàng”.

Ngoài ra, người ta còn đề cao những kiến thức bạn học được trên đường đi. Về điểm này, hình tượng những anh hùng chu du khắp nơi là một ví dụ rất điển hình cho việc “đi” để trải nghiệm. Có thể thấy những chuyến đi không chỉ giúp bạn trau dồi kiến thức và còn hình thành những kỹ năng sống giá trị.

Xem thêm: Câu thành ngữ 'ăn vóc học hay' của ông cha khuyên nhủ ta điều gì?

Đi một ngày đàng học một sàng khôn

1.2 Giải thích thành ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”

Câu thành ngữ được chia thành hai vế “Đi một ngày đàng” và “học một sàng khôn”. Xét theo nghĩa đen về mặt hình ảnh, câu thành ngữ thể hiện lợi ích của việc đi đây đi đó có thể giúp bạn mở mang hiểu biết.

Tuy nhiên, xét về kết cấu tương ứng là: Động từ + cụm từ, câu thành ngữ thể hiện mối quan hệ nhân quả của việc “đi” và việc “học”.

Xét theo kết cấu dùng từ, câu thành ngữ cho thấy chỉ khi bạn có thái độ chủ động trong việc học thì mới gặt hái được thành quả. Vì trước khi “học” được điều mới thì bạn phải chủ động “đi”, nghĩa là để có thể học tập hiệu quả, bạn phải thật sự muốn học. Động từ  “đi” đại diện cho những nỗ lực chủ động của bạn.

Thái độ học quyết định thành quả

Ngoài ra, câu thành ngữ còn khích lệ người học thông qua hình tượng “ngày đàng” và “sàng khôn”. Ý nói những nỗi lực vất vả sẽ được đền đáp xứng đáng. “Đi một ngày đàng” chắc chắn là rất khó khăn và có thể gặp nhiều trở ngày, nhưng sau tất cả, bạn sẽ học được một “sàng khôn”, tức là những kiến thức bổ ích trong cuộc sống, trong xã hội.

Xem thêm: Giải thích câu tục ngữ 'Học thầy không tày học bạn' nghĩa là gì?

2. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” trong cuộc sống hiện đại

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin khiến con người hiện đại thay đổi góc nhìn cũng như cách học tập và tiếp nhận. Vậy “đi một ngày đàng học một sàng khôn” có còn đúng?

2.1 Đôi khi không cần phải “đi” cùng có thể “học”

Trong thế giới phẳng như hiện nay, khoảng cách không còn là giới hạn nữa. Cho nên việc học tập và tiếp xúc văn hóa cũng trở nên dễ dàng hơn. Bạn không nhất thiết phải cất công “Đi một ngày đàng” nữa, thay vào đó, chỉ với một cú click bạn có thể biết bên khi quả địa cầu đang xảy ra chuyện gì. 

Điều này mở rộng quan điểm truyền thống về việc học. Tuy nhiên, thái độ về việc học vẫn trọn vẹn. Vì dù là học theo phương thức nào thì sự chủ động trong việc học vẫn là yếu tố quyết định.

Xem thêm: Top các câu ca dao tục ngữ về học tập được đọc, được nghe nhiều nhất

Việc học trong thời hiện đại

2.2 Không thể phủ nhận vai trò của “đi” nhiều để “học” nhiều

Trong thời đại mà mọi thứ điều dễ dàng để có được, thì giá trị cảm nhận của con người càng được đặc lên hàng đầu. Sau đại dịch Covid-19, chúng ta có lẽ càng hiểu nhiều hơn về giá trị của việc đi nhiều tiếp xúc nhiều.

Trong thời đại 4.0 - bùng nổ thông tin như hiện nay, giá trị của việc học đến từ trải nghiệm và thái độ của người học. Có thể nói chủ động “đi” sẽ giúp bạn có thể chọn lọc điều hay để “học”, tránh những nhiễu loạn thông tin trên không gian số.

Ngoài ra, không phải lúc nào bạn “Đi một ngày đàng” cũng có thể “Học một sàng khôn”, nhưng quan trọng là việc đi nhiều tiếp xúc nhiều sẽ mang lại nhiều cảm xúc và sự đồng cảm quý giá - thứ mà bạn có thể dành cả đời để học cùng không thể học hết.

Đi nhiều trải nghiệm nhiều

Đặc biệt, các bạn trẻ ngày nay rất thì đi để trải nghiệm mà không quan trọng là có “học một sàng khôn” hay không. Bởi vì, mỗi ngày trở nên vui vẻ và biết trân trọng cuộc đời hơn cũng là một loại học tập tiến bộ.

Xem thêm: Giải thích ý nghĩa câu nói 'Học, học nữa, học mãi' của Lenin

3. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn tiếng Anh” là gì?

Thành ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” khi dịch sang tiếng Anh sẽ không có sự chính xác về nghĩa. Tuy nhiên, bạn có thể dùng những câu có ý nghĩa tương tự khi muốn nói về câu thành ngữ này như:

  • Go out one day, and come back with a basket full of wisdom
  • Travel broadens the mind 
  • Traveling forms a young man

John Balaban, nhà thơ của cuốn sách Remembering Heaven’s Face đã sử dụng một câu nói có ý nghĩa giống với “đi một ngày đàng học một sàng khôn” và diễn đạt chúng như sau:

"Go out one day, and come back with a basket full of wisdom."

He continues: "Leave the safe, unsurprising village, the proverb says, take to the road, discover something new. Bring it home.”

4. Một số câu thành ngữ liên quan đến việc học

Có thể nói, lợi ích của việc học tập, tiếp thu kiến thức mới không chỉ được chú trọng ở hiện tại mà ngay cả quá khứ, cha ông ta cũng rất xem trọng điều này. Cùng điểm qua những câu thành ngữ, tục ngữ về học tập đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ:

  1. Ăn vóc học hay
  2. Dốt đến đâu học lâu cũng biết
  3. Người không học như ngọc không mài
  4. Tiên học lễ, hậu học văn
  5. Học một biết mười
  6. Học ăn học nói học gói học mở
  7. Có cày có thóc, có học có chữ
  8. Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.
  9. Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.
  10. Đi một buổi chợ học được mớ khôn.
  11. Học thầy chẳng tày học bạn
  12. Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.​

Xem thêm: Bài học cuộc sống qua thành ngữ ‘mua danh ba vạn bán danh ba đồng’

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là câu thành ngữ vừa có giá trị khuyên răn vừa khích lệ mỗi chúng ta nỗ lực học tập. Đặc biệt, dù trải qua bao năm tháng, câu thành ngữ vẫn còn giữ nguyên những giá trị bất hủ đến tận ngày hôm nay.

Sưu tầm
Nguồn: Internet

Chủ Đề