Đánh giá dung năng lực tiếng anh năm 2024

Đánh giá dung năng lực tiếng anh năm 2024
Teline V Best News Template For Joomla

Địa chỉ: Phòng 1006 tầng 10 nhà A

Trường Đại học Ngoại thương

91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 3259 5158 - Ext: 276

Website: http://cqa.ftu.edu.vn/

Đánh giá dung năng lực tiếng anh năm 2024
Đánh giá dung năng lực tiếng anh năm 2024

Copyright 2016 Website Foreign Trade University. All Rights Reserved.

Nhận thức được tầm quan trọng của giao tiếp trong tiếng Anh, mới đây, đại diện bộ GD&DT cho biết sẽ đánh giá tiếng Anh theo kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để đảm bảo đánh giá đủ kiến thức của học sinh. Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được bộ GD&ĐT thay đổi để phù hợp với quyết định này.

Phát triển năng lực tiếng Anh giao tiếp

Đánh giá dung năng lực tiếng anh năm 2024

Trong chương trình giáo dục phổ thông, học sinh được học tiếng Anh 10 năm từ lớp 3 đến lớp 12, đã được xây dựng lộ trình phát triển năng lực toàn diện với mục tiêu là thành thạo giao tiếp. Song hiện nay có những học sinh hết 12 năm học phổ thông vẫn chưa giao tiếp được tiếng Anh khiến nhà trường nói riêng và xã hội nói chung hoang mang về cách đánh giá năng lực tiếng Anh hiện nay.

Lộ trình học được dựa theo khung tham chiếu chuẩn đánh giá tiếng Anh châu Âu (A1, A2, B1, B2, C1, C2), trong đó luyện tập các kĩ năng đọc viết nhiều để bổ trợ và phát huy kỹ năng nghe nói tốt hơn.

Mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp

Đánh giá dung năng lực tiếng anh năm 2024

Mục tiêu của chương trình học là hình thành và phát triển năng lực đặc thù của môn học là năng lực giao tiếp. Chương trình này giúp người học phát triển đồng đều kỹ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc, viết, và kiến thức ngôn ngữ, ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.

Chương trình được xây dựng trên cơ sở vận dụng Khung tham chiếu chung châu Âu về ngôn ngữ (CEFR) thông qua việc dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo các bậc năng lực quy định trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam đối với các cấp tiểu học (bậc 1), trung học cơ sở (bậc 2), trung học phổ thông (bậc 3), tương đương các cấp độ A1, A2, B1 trong Khung CEFR.

Theo đó, sau khi kết thúc chương trình, người học có thể đạt được năng lực sử dụng tiếng Anh cơ bản trong học tập và giao tiếp, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế trong học tập và làm việc, như có thể hiểu được các ý chính của đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí…

Để khắc phục vấn đề này, hoạt động kiểm tra đánh giá môn Tiếng Anh thuộc chương trình giáo dục phổ thông mới được thiết kế nhằm đảm bảo đánh giá toàn diện việc học của học sinh.

Việc đánh giá kết quả học tập sẽ được thực hiện theo hai hình thức đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục thông qua các hoạt động dạy học trên lớp. Đánh giá định kỳ được thực hiện vào các thời điểm ấn định trong năm học để đánh giá mức độ đạt so với yêu cầu cần đạt đã được quy định cho mỗi cấp lớp.

Các loại hình kiểm tra, đánh giá được thiết kế phù hợp với định hướng về phương pháp dạy học được áp dụng trong lớp học, đảm bảo đánh giá đủ kỹ năng ngôn ngữ gồm nghe, nói, đọc, viết, và kiến thức ngôn ngữ gồm ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm.

Thời lượng học tiếng Anh sẽ tăng gấp đôi

Tiếng Anh hiện hành là chương trình 7 năm (từ lớp 6 đến lớp 12) với thời lượng học 3 tiết/tuần. Tổng thời lượng môn học này trong toàn bộ chương trình chỉ có 700 tiết là quá ít. Đồng thời, tới lớp 6 học sinh mới bắt đầu được học tiếng Anh. Đó chính là hạn chế khiến cho năng lực ngoại ngữ của học sinh học theo chương trình hiện hành còn hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu trong học tập và giao tiếp.

Đánh giá dung năng lực tiếng anh năm 2024

Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông đã ban hành; tăng cường năng lực cho giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Việc bồi dưỡng sẽ được thực hiện theo phương thức kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến, bảo đảm cho giáo viên và học sinh trên mọi miền của đất nước đều được bình đẳng trong tiếp cận nguồn học liệu. Chương trình khuyến khích giáo viên, phụ huynh cùng học sinh học ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh.Thêm vào đó, việc tích hợp, lồng ghép nội dung các môn học khác vào môn Tiếng Anh cũng chưa được chú trọng, khiến cho cơ hội thực hành của học sinh ngay trong quá trình học tập còn hạn chế.

Tạo điều kiện cho sinh viên phát triển năng lực ngoại ngữ của bản thân

Đánh giá dung năng lực tiếng anh năm 2024

Chương trình định hướng phát triển năng lực học sinh đòi hỏi nội dung, kiến thức được lựa chọn đưa vào chương trình phải vừa đủ, gắn liền với ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống để bảo đảm thực hiện hiệu quả các phương pháp dạy học tăng cường hoạt động học tích cực, tự lực của học sinh. Tuỳ vào điều kiện thực tiễn, giáo viên có thể sử dụng các loại phương tiện và học liệu khác nhau để tổ chức hoạt động học cho học sinh, trong đó cần tăng cường hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Với nội dung, kiến thức đưa vào chương trình vừa đủ và gắn với thực tiễn, các bài học tiếng Anh trong chương trình mới tạo thuận lợi cho học sinh trong việc ứng dụng vào các tình huống giao tiếp mỗi ngày trường và ở nhà. Đó là kênh kết nối quan trọng để “học đến đâu, hành đến đấy” giúp cho trình độ tiếng Anh của học sinh phát triển tốt.