Đánh giá internet miễn phí cho người bệnh năm 2024

Đến nay, gần 40 bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I và II trên toàn quốc áp như: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Trung ương Cần Thơ, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Bình Dân, 115, Nhân dân Gia Định, Đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện Thủ Đức… đã áp dụng mô hình “Số hóa Truyền thông Y tế” đầu tiên tại Việt Nam với nhiều mức độ khác nhau.

Đánh giá internet miễn phí cho người bệnh năm 2024

Điểm đặc biệt của mô hình “Số hóa Truyền thông Y tế Sức khỏe” là áp dụng tối đa các nền tảng kỹ thuật số và công nghệ hiện đại, tạo thành một mạng lưới các kênh truyền thông khép kín trong môi trường bệnh viện, được vận hành và kiểm soát, xử lý qua internet.

Mô hình này có khả năng hỗ trợ tối đa các bệnh viện trong việc truyền tải thông tin đến người dân vào mọi thời điểm người bệnh cần.

Trước khi đến bệnh viện, bằng cách kết nối trang mạng chính thức của bệnh viện với Cổng thông tin y tế giúp người bệnh dễ dàng tìm kiếm thông tin chính thống về bệnh viện cũng như các bệnh lý liên quan theo nhu cầu.

Tại những bệnh viện áp dụng mô hình này, bệnh nhân điều trị nội trú, người dân tới khám bệnh sẽ được tiếp cận nhanh chóng các quy định, hướng dẫn khám chữa bệnh và các thông tin chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa và điều trị bệnh qua hệ thống màn hình y tế kết nối Internet đặt tại các vị trí quan trọng của bệnh viện, nhất là trên các màn hình LED kích thước lớn.

Đánh giá internet miễn phí cho người bệnh năm 2024
Bệnh nhân được cung cấp wifi miễn phí tại BV Đa khoa Trung ương Huế.

Trong thời gian chờ đợi khám chữa bệnh, hệ thống M-Wifi miễn phí giúp người dân dễ dàng kết nối Internet, tìm kiếm thêm các thông tin cấp bách ngay tại bệnh viện. Nhờ ứng dụng công nghệ mới, hệ thống M-Wifi đảm bảo dung lượng tối thiếu cho mỗi thiết bị là 1MPs và đáp ứng cho hàng trăm lượt truy cập cùng lúc.

Đặc biệt, vấn đề đi lại trong bệnh viện sẽ hạn chế “rối rắm” nhờ hệ thống trạm chỉ đường cảm ứng dễ dàng giúp người dân tìm đến các Khoa phòng một cách chính xác và nhanh nhất. Hệ thống trạm chỉ đường tích hợp bảng vẽ chi tiết toàn bộ sơ đồ bệnh viện với hình ảnh mô phỏng 3D sinh động, phân tầng rõ ràng, hiệu ứng vẽ đường đi tự động…

Giúp tôi! là nền tảng cung cấp dịch vụ tư vấn y tế và sức khỏe tâm lý miễn phí cho người bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong nước.

Ngày 25/8, nền tảng kết nối theo yêu cầu Giúp tôi!, thành viên của Trung Tâm công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 quốc gia chính thức được ra mắt.

Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, nhu cầu được cần được tư vấn y tế và sức khỏe tâm lý đặc biệt trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết đối với người dân trong vùng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đặc biệt là tư vấn hỗ trợ về chuyên khoa cho các đối tượng như các thai phụ, trẻ em, người già có bệnh mãn tính, người khuyết tật, người có bệnh nền...

Với mục đích thông qua công nghệ giúp giảm tải cho đội ngũ cán bộ y tế, nền tảng Giúp tôi! cấp tốc được xây dựng và ra đời trong vòng 2 tuần bởi hơn 200 tình nguyện viên người Việt trên khắp thế giới, hoàn toàn miễn phí để phục vụ cộng đồng.

Thông qua ứng dụng Giúp tôi!, người dân bị ảnh hưởng bởi COVID-19 có nhu cầu tư vấn sẽ được kết nối với các y, bác sĩ, nhân viên y tế, chuyên gia tâm lý là Tình nguyện viên tư vấn để được hỗ trợ trực tiếp, thông qua hình thức nhắn tin (chat) hay cuộc gọi hình ảnh (video call).

Chỉ cần 15 phút và với một chiếc điện thoại thông minh có kết nối Internet, một tình nguyện viên đã có thể kết nối và tư vấn cho một người dân cần giúp đỡ, thông tin cá nhân, chi tiết nội dung trao đổi giữa hai bên được bảo mật theo quy định của pháp luật.

Người dùng có 2 cách để nhận được tư vấn y tế bao gồm:

Tư vấn trực tiếp thông qua tin nhắn (chat) hay cuộc gọi hình ảnh (video call) với các tình nguyện viên tư vấn. Người dùng chỉ cần mô tả vấn đề cần trợ giúp, bấm nút để gửi yêu cầu và hệ thống sẽ kết nối với người phù hợp nhất. Mỗi phiên tư vấn trực tiếp kéo dài 15 phút, trừ khi tình nguyện viên quyết định kéo dài thời gian.

Trong trường hợp không quá khẩn cấp, người dùng có thể gửi các câu hỏi lên hệ thống để các tình nguyện viên tư vấn có thể trả lời sau. Việc này giúp giảm tải cho hệ thống và các tình nguyện viên khi có quá nhiều cuộc gọi kết nối cùng lúc và các câu hỏi có thể đề cập cùng một vấn đề.

Hiện ứng dụng Giúp tôi! đang tập trung kết nối và hỗ trợ tư vấn cho 3 nhóm người dùng, gồm: Nhóm người bệnh liên quan đến COVID-19; nhóm không mắc COVID-19 nhưng cần tư vấn sức khỏe, hỗ trợ chuyên khoa thường xuyên; nhóm người dân cần hỗ trợ về vấn đề tâm lý do ảnh hưởng của dịch.

Dự án vẫn đang tích cực kết nối thêm đội ngũ các y bác sĩ chuyên khoa từ các bệnh viện, cơ sở y tế ở nhiều tỉnh thành, cùng tham gia, đặc biệt trong bối cảnh nhiều người dân không thể đến bệnh viện, phòng khám do tình trạng quá tải hoặc nằm trong khu vực phong tỏa do dịch bệnh nhưng vẫn rất cần tư vấn y tế, chăm sóc sức khỏe.

Ngoài ra, Giúp tôi! cũng đang kết nối các F0 đã khỏi bệnh, đặc biệt đối các F0, Fx... là nhân viên y tế đang bị cách ly để tham gia tư vấn, hỗ trợ cho các F0 và F1 khác, thông qua chính trải nghiệm thực tế và kiến thức của họ, tạo nên cộng đồng các F0 giúp đỡ, chia sẻ cho F0.

Ngoài tính năng chính về kết nối y tế, đội ngũ Giúp tôi! đang làm việc tích cực để cho ra mắt trong tương lai sớm nhất các tính năng hỗ trợ khác cho người dân trong vùng dịch như kết nối về nhu yếu phẩm, trợ giúp giáo dục, việc làm…