Đánh giá olympic tin học quốc tế

Auto Hashtag: Xe bị tai nạn do “ổ gà”, đòi bồi thường được không?

21/10/2022

"Ổ gà", "ổ trâu" là thực trạng khá nhức nhối đang diễn ra tại một số tuyến đường quốc lộ, đường đô thị hiện nay. Theo quy định pháp luật hiện hành, người dân hoàn toàn có thể yêu cầu bồi thường nếu bị tai nạn do ổ gà gây nên. Nhưng đòi ở đâu, đòi ai lại là một bài toán khó[?!]

Vốn hoá thị trường của Tesla có thể vượt qua giá trị kết hợp của Apple và Saudi Aramco?

21/10/2022

Giám đốc điều hành của Tesla cho biết vốn hóa thị trường của nhà sản xuất xe điện có thể nhiều hơn Apple và Saudi Aramco, 2 công ty giá trị nhất thế giới, cộng lại.

Hà Nội sẽ xử lý nghiêm xe chở rác lưu thông trong giờ cấm

21/10/2022

Thanh tra Giao thông Vận tải Hà Nội và Phòng Cảnh sát giao thông sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các phương tiện thu gom, vận chuyển rác lưu thông trong giờ cấm, gây mất an toàn giao thông.

Những mẫu MPV cỡ nhỏ giá dưới 1 tỷ đồng tại Việt Nam

21/10/2022

Với sự góp mặt của Hyundai Stargazer, phân khúc MPV cỡ nhỏ tại thị trường Việt chắc chắn sẽ có sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt thời gian tới.

Đề án lập trạm thu phí vào nội đô Thủ đô: Tiếp tục lắng nghe và tiếp thu các nội dung phản biện

20/10/2022

Sở Giao thông vận tải [GTVT] TP. Hà Nội cho biết, liên quan đến Đề án lập trạm thu phí vào nội đô Thủ đô, cơ quan này sẽ tiếp tục lắng nghe và tiếp thu các nội dung phản biện xã hội, các ý kiến đa chiều để xây dựng và hoàn thiện đề án thu phí xe vào nội đô Thủ đô Hà Nội.

Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, cả 4 thành viên của đội tuyển Việt Nam dự kỳ thi Olympic Tin học quốc tế năm 2022 đều giành huy chương.

Trong đó, có 1 Huy chương Vàng và 3 Huy chương Bạc. 

Huy chương Vàng thuộc về em Trần Xuân Bách [học sinh lớp 11, Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội], xếp hạng 30.

3 Huy chương Bạc thuộc về Dương Minh Khôi [học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội]; Lê Hữu Nghĩa [học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Bình Long, tỉnh Bình Phước]; Trương Văn Quốc Bảo [học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An].

Các thành viên đội tuyển Việt Nam dự thi Olympic Tin học quốc tế năm 2022. Từ trái sang: thầy Đỗ Phan Thuận [trưởng đoàn]; em Dương Minh Khôi; em Lê Hữu Nghĩa; em Trương Văn Quốc Bảo; em Trần Xuân Bách; thầy Đỗ Đức Đông [phó đoàn].

Kỳ thi Olympic Tin học quốc tế năm 2022 [IOI 2022] được tổ chức tại Indonesia, theo hình thức trực tuyến từ ngày 7 đến ngày 15/8/2022.

Đội tuyển quốc gia Việt Nam gồm 4 thí sinh, thi trực tuyến tại Trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội.

Năm nay kỳ thi có 349 thí sinh đến từ 89 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Kết quả, có 176 thí sinh đoạt Huy chương [30 Huy chương Vàng, 58 Huy chương Bạc và 88 Huy chương Đồng].

Với tỷ lệ đạt Huy chương là 100%, gồm 1 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc, đội tuyển Việt Nam đứng trong top 9 nước và vùng lãnh thổ theo bảng tổng sắp Huy chương, sau các đoàn: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Iran, Ukraine, Croatia, Đài Loan.

Trong lần dự thi Olympic Tin học quốc tế đầu tiên của mình, Trần Xuân Bách [học sinh lớp 11, Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội] đã giành được Huy chương Vàng.

Không chỉ là học sinh giành tấm Huy chương Vàng duy nhất của đội tuyển Việt Nam, Bách cũng là thành viên nhỏ tuổi nhất. Nam sinh là gương mặt nổi trội trong lứa học sinh 2005 ở Hà Nội, từng giành nhiều giải thưởng về Toán học từ khi còn là học sinh tiểu học và THCS.

Nam sinh được các thầy cô đánh giá có khả năng tự học rất tốt, đặc biệt rất kiên trì theo đuổi mục tiêu đã đề ra. 

“Thực ra ở lần thi đầu tiên, em xác định việc đạt được huy chương đã là niềm vui, còn huy chương gì không quá quan trọng. Em thật sự rất vui mừng và hạnh phúc”.

Bách kể, em đến với môn Tin và bắt đầu niềm đam mê từ năm cuối năm lớp 6.

“Mùa hè năm lớp 6 lên lớp 7, em có tham gia một trại hè lập trình ở Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội do thầy Hồ Đắc Phương tổ chức. Sau lần ấy, em cảm thấy bị thu hút và cũng bắt đầu theo đuổi môn Tin học một cách nghiêm túc”.

Bách nói môn Tin học gây hứng thú cho em bởi cảm giác mình có thể quản lý được mình đang làm gì và có tính sáng tạo khá cao.

“Tin học hay lập trình cũng giống như khi chúng ta chơi xếp hình lego, có rất nhiều mảnh ghép và có thể có nhiều cách để tạo nên nhiều hình khối khác nhau. Môn Tin học cũng tương tự như vậy, với các cách sắp xếp khác nhau, mình có thể tạo nên những chương trình khác nhau. Nó hấp dẫn bởi tính tự do, sáng tạo rất cao và có vô vàn các khả năng để mình có thể khám phá”, Bách chia sẻ. 

Cũng xác định từ đầu nên lên lớp 10, Bách tiếp tục thi vào lớp chuyên Tin học của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội.

Theo Bách, khác với các môn học khác, Tin học là môn đòi hỏi tính tự học của bản thân cao hơn. 

“Các tài liệu về môn Tin cũng chủ yếu ở trên mạng và thường cũng tốt hơn, đa dạng hơn tài liệu giấy. Cách học của em đơn giản là tự đọc các bài viết, tự mày mò tìm bài tập trên mạng,...” 

Khó khăn nhất đối với môn học này theo Bách là dễ mất tập trung bởi việc học gần như hoàn toàn trên máy tính.

“Cạm bẫy” thường trực là đang làm bài thì vô tình mở zalo, lướt facebook, các game,...- những yếu tố dễ chi phối sự tập trung.

Bách tiết lộ, thời gian đầu, em cũng phải cài một số phần mềm để “khóa” một số trang mạng và cũng đặt ra cho mình quy định là hết thời gian học mới được phép truy cập.

“Ngoài ra, do cường độ xử lý bài tập Tin học nhiều nên nhiều lúc không làm được bài nào đó khó là rất dễ nảy sinh tâm lý chán nản, muốn bỏ cuộc”, Bách nói.

“Cách thức của em là khi gặp bài khó quá, sau một lúc không tìm ra hướng giải em sẽ tạm chuyển sang làm các bài dễ hơn để lấy lại tinh thần và sự tự tin để rồi khi tâm lý khơi thông việc giải quyết thường dễ hơn”. 

Trần Xuân Bách [thứ hai từ phải sang] và các thành viên đội tuyển Việt Nam dự thi Olympic Tin học quốc tế năm 2022.

Môn Tin học cũng giúp Bách rèn tính kiên trì. Bách kể, nếu xét về thời gian nghĩ, cũng có những bài toán mà em phải mất gần 1 năm để có thể giải quyết.

“Khoảng cuối năm lớp 9, có tìm được một bài tập trên mạng nhưng không thể nào làm được. Bài toán là tìm 2 con đường tối ưu để đến 2 địa điểm mà có rất nhiều điểm ở giữa. Sau đó, cứ mỗi tháng, em lại cố gắng nghĩ ra một hướng mới để giải quyết. Thực ra, nếu mang hỏi hay nhờ đến thầy cô thì sẽ là lựa chọn dễ hơn, nhưng em muốn tự mình nghĩ ra cách giải để nâng cao khả năng tư duy của mình. Cuối cùng, em nhớ là đến mất khoảng 11 tháng, khi đó đã lên lớp 10, em mới có thể tìm ra cách giải với thuật toán Dijkstra”, Bách kể về quyết tâm của mình. 

Bách nói đây cũng là bài toán khiến em mất nhiều thời gian nhất để giải quyết từ bé đến giờ.

“Thực ra, sau này, em cũng gặp nhiều bài thậm chí còn khó hơn bài đó nhiều. Tuy nhiên, khoảng cuối năm lớp 10, em “thay đổi chiến thuật” khi đặt ra cho mình một quy ước là thời gian tối đa để suy nghĩ cho một bài tập là 3 tháng. Sau khoảng thời gian đó, nếu không tìm được, em sẽ đọc lời giải để có thể tiết kiệm thời gian. Hơn nữa, ở thời điểm mà em đã biết nhiều thuật toán thì việc không nghĩ ra được lời giải thì thường lỗi ở lối tư duy. Em đọc lời giải để biết được tại sao mình lại không nghĩ ra hướng đó. Em đặt ra thời gian 3 tháng thay vì ngắn hơn như trong vòng 1, 2 ngày cũng để đảm bảo không làm tư duy của mình bị yếu đi”. 

Bách không ngại thừa nhận số bài tập mà mình đã từng phải đọc lời giải sau 3 tháng cũng không ít. Tuy nhiên, theo Bách, việc đọc lời giải cũng giúp em biết thêm hướng giải của nhiều dạng bài tập, làm dày thêm kinh nghiệm với những bài tập khó và trước những kỳ thi.

Nam sinh tiết lộ, em cũng chơi game để giải tỏa căng thẳng sau những giờ học, song thường chỉ 15-30 phút mỗi ngày.

“Những game mà em chơi thường thể loại đòi hỏi sự tập trung ngắn, tức mỗi ván chơi thường chỉ khoảng 5-10 phút bởi như thế cũng giúp mình dễ “dứt” ra hơn”. 

Để bổ trợ cho môn Tin học, Bách cũng dành nhiều thời gian để học thêm tiếng Anh. Ngoài thời gian học, Bách có sở thích đọc sách khoa học và chơi cờ vua.

Bách đặt mục tiêu tiếp tục dự thi Olympic Tin học quốc tế và giành được “cú đúp” huy chương, trước khi suy nghĩ về việc du học.

Chủ Đề