Đánh giá thương mại dịch vụ của cấp thị tar61n

Trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh nhận được yêu cầu của nhiều phóng viên các trang Báo liên quan đến dự án Khu Trung tâm Thường mại dịch vụ và nhà ở tại thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh; Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh thông tin mội số nội dung sau:

1. Vị trí khu đất:

- Vị trí: vị trí khu đất tại Khối F diện tích 31.005m² thuộc khu trung tâm hành chính huyện Bình Chánh thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh.

2. Về pháp lý dự án:

- Quyết định số 5623/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2009 về duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500 Khu Trung tâm hành chính huyện Bình Chánh (diện tích 24,2955 ha), thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh;

- Quyết định số 12160/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh về duyệt Đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500 Khu Trung tâm hành chính huyện Bình Chánh (diện tích 24,2955 ha), thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh;

- Quyết định số 1273/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2017 về công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất Khu đất 3,1 ha (31.005,4 m²) trong Khu Trung tâm hành chính huyện Bình Chánh, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh;

- Văn bản số 5136/UBND-ĐT ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Khu Trung tâm thương mại dịch vụ và nhà ở tại thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh;

- Văn bản số 5137/UBND-ĐT ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về công nhận chủ đầu tư Dự án Khu Trung tâm thương mại dịch vụ và nhà ở tại thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh;

- Quyết định số 234/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc chấp thuận đầu tư dự án Khu Trung tâm thương mại dịch vụ và nhà ở tại thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Western City làm chủ đầu tư;

- Văn bản số 233/SXD-QLCLXD ngày 07 tháng 01 năm 2020 của Sở Xây dựng về việc thực hiện thi công cọc thử tại công trình Khu Trung tâm Thương mại dịch vụ và nhà ở tại thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh.

3. Về thẩm quyền phê duyệt thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật của Dự án thuộc thẩm quyền của Cục QL Hoạt động xây dựng – Bộ Xây dựng.

Với những nỗ lực và các biện pháp đưa thương mại dịch vụ trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương, năm 2019, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ của thị trấn Thịnh Long ước đạt trên 510 tỷ đồng, chiếm khoảng 70% tổng giá trị thu nhập của địa phương. Năm 2019, thị trấn phấn đấu nâng tổng thu nhập trên địa bàn đạt hơn 750 tỷ đồng; mức thu nhập bình quân đầu người đạt trên 50 triệu đồng/năm. Để tiếp tục phát huy thế mạnh tổ chức thương mại dịch vụ, ngoài việc tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao kỹ năng tiếp cận thị trường của người dân, thị trấn Thịnh Long mong muốn các cấp chính quyền tạo điều kiện về hạ tầng để người dân đầu tư phát triển khu thương mại, tài chính dịch vụ, hội chợ triển lãm ven biển dọc theo tỉnh lộ 488 kết nối với dịch vụ du lịch tâm linh, tham quan làng nghề, cơ sở sản xuất truyền thống, tạo điểm nhấn đặc trưng khu dịch vụ ven biển và tăng sức thu hút đầu tư./.

Kim ngạch xuất nhập khẩu và thương mại dịch vụ tỉnh Tiền Giang tiếp tục đạt những kết quả tích cực sau 9 tháng thực hiện kế hoạch năm 2023

Trong 9 tháng qua, các cấp chính quyền tỉnh Tiền Giang đã tổ chức thực hiện khá tốt các nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Nhờ sự quyết tâm của chính quyền các cấp, cũng như sự nổ lực của người dân và doanh nghiệp nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong 9 tháng qua tiếp tục phát triển ổn định, nhất là lĩnh vực xuất nhập khẩu và thương mại - dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực. Theo số liệu tổng hợp từ các cơ quan chức năng của tỉnh, kết quả thực hiện một số lĩnh vực chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội trong 9 tháng như sau:

- Về nông nghiệp và thủy sản: Sản lượng lương thực trong 9 tháng qua đạt 733,6 ngàn tấn, giảm 5,4% so cùng kỳ. Về rau, màu các loại, sản lượng đạt hơn 964,8 ngàn tấn, tăng 0,3% so với cùng kỳ. Đến cuối tháng 9/2023, trên địa bàn tỉnh có 86,1 ngàn ha diện tích cây ăn quả, tăng 3,4% so cùng kỳ, sản lượng thu hoạch đạt hơn 1,3 triệu tấn, tăng 8,5% so cùng kỳ. Tính đến ngày 01/9/2023, tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh như sau: đàn bò 122,8 ngàn con, giảm 0,2%; đàn lợn 293 ngàn con, tăng 3%; và đàn gia cầm 16,3 triệu con, giảm 3,6% so cùng kỳ. Tổng sản lượng thủy sản thu hoạch trong 9 tháng qua khoảng 209,9 ngàn tấn, đạt 57,6% kế hoạch, giảm 15,3% so cùng kỳ.

Về xây dựng nông thôn mới, trong tháng 9 có thêm 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới, lũy kế đến cuối tháng 9/2023, tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới là 138/142 xã, chiếm 96,5% tổng số xã trên pham vi toàn tỉnh; có 39/142 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, chiếm 27,5% tổng số xã; 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 4/8 huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới và 03 đô thị hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Về phát triển các sản phẩm OCOP, tính đến nay, toàn tỉnh đã có 194 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có 95 sản phẩm 04 sao và 99 sản phẩm 03 sao, tăng 75 sản phẩm so với cùng kỳ.

- Về công nghiệp – Xây dựng: Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng ước tăng 2,9% so cùng kỳ, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,7%. Có 23/41 sản phẩm có chỉ số sản xuất tăng và 18/41 sản phẩm có chỉ số sản xuất giảm so cùng kỳ.

Đánh giá thương mại dịch vụ của cấp thị tar61n

Ảnh sưu tầm

Về tình hình hoạt động các Khu, Cụm công nghiệp (KCN, CCN) trên địa bàn tỉnh, trong 9 tháng qua, các doanh nghiệp hoạt động khá ổn định. Các KCN thực hiện cấp mới 02 dự án đầu tư; điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 16 lượt dự án. Đến nay, các KCN thu hút được 109 dự án (trong đó có 81 dự án FDI) với tổng vốn đầu tư là 2,398 tỷ USD và 4.562 tỷ đồng; diện tích đất thuê đạt 526,4 ha/753,2 ha, chiếm tỷ lệ 69,9% diện tích đất công nghiệp cho thuê. Có 05 CCN đang hoạt động thu hút 79 dự án (trong đó có 06 dự án FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký 150,3 triệu USD và 2.306 tỷ đồng, diện tích đất thuê đạt 88,7 ha/120,6 ha, đạt 73,6% diện tích đất công nghiệp cho thuê.

- Về hoạt động thương mại - du lịch: Tổng doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội trong 9 tháng thực hiện 61.222 tỷ đồng (~2,66 tỷ USD), đạt 74,7% kế hoạch và tăng 12,9% so cùng kỳ. Tiếp tục khai thác có hiệu quả các dự án đầu tư xây mới, nâng cấp các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ; thực hiện nhân rộng mô hình chợ bảo đảm an toàn thực phẩm; tổ chức các điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”; đưa hàng Việt về nông thôn; tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo về kỹ năng xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm OCOP, kỹ năng kinh doanh thương mại điện tử, hội nhập kinh tế quốc tế, kinh doanh xăng dầu,…; thường xuyên kết nối các doanh nghiệp mời tham gia các đoàn xúc tiến thương mại, các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước,.... Đặc biệt đã phối hợp với Tập đoàn Central Retails tổ chức thành công Ngày hội trái cây Việt Nam năm 2023 tại Siêu thị GO! Mỹ Tho; phối hợp với ITPC Hồ Chí Minh tổ chức thành công Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP và đặc sản Tiền Giang tại 92-96 Nguyễn Huệ, Q.1, TP. HCM từ ngày 29/8 đến 2/9/2023 và Hội nghị Xúc tiến thương mại tỉnh Tiền Giang năm 2023 vào ngày 29/8/2023.

Tổng số khách du lịch đến tỉnh 9 tháng ước đạt 848 ngàn lượt, đạt 67,8% kế hoạch, tăng 54% so cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế được 87 ngàn lượt, đạt 34,8% kế hoạch, tăng 4,8 lần so cùng kỳ; khách nội địa được 761 ngàn lượt, đạt 76,1% kế hoạch, tăng 42,1% so cùng kỳ.

- Về xuất – nhập khẩu: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong 9 tháng ước thực hiện 3,714 tỷ USD, đạt 95,2% kế hoạch năm, tăng 23,7% so cùng kỳ. Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao: giày dép các loại 592 triệu USD, tăng 13,3%; hàng dệt may 495 triệu USD, tăng 23,3%; sắt thép 214 triệu USD, tăng 210,8%; túi xách, ví, vali, mũ và ô dù 160 triệu USD, giảm 17,4% so cùng kỳ,... Sản phẩm nông nghiệp của tỉnh như: thủy sản 376 triệu USD, đạt 94% kế hoạch năm, tăng 32,4% so cùng kỳ; gạo 82,3 triệu USD, đạt 164,6% kế hoạch, tăng 120,1% so cùng kỳ...

Đánh giá thương mại dịch vụ của cấp thị tar61n

Ảnh sưu tầm

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa khoảng 2,045 tỷ USD, đạt 88,9% kế hoạch và tăng 18,5% so cùng kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: kim loại thường 674 triệu USD, giảm 0,8%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 385 triệu USD, tăng 38,5%; sắt, thép các loại 275 triệu USD, tăng 199,7%; vải các loại 175 triệu USD, tăng 6,1%,... so cùng kỳ

- Về thu, chi ngân sách: Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh trong 9 tháng 7.370 tỷ đồng (~328,78 triệu USD), đạt 69,2% dự toán, giảm 7,2% so cùng kỳ. Tổng chi ngân sách 9.764 tỷ đồng (~424,52 triệu USD), đạt 69,2% dự toán, tăng 8,1% so cùng kỳ; trong đó, chi đầu tư phát triển 4.244 tỷ đồng (~184,5 triệu USD), đạt 80,2% dự toán, tăng 15,2% so cùng kỳ.

- Về phát triển doanh nghiệp (DN): Tính đến cuối tháng 9/2023, có 645 doanh nghiệp thành lập mới (trong đó, có 50 doanh nghiệp phát triển từ hộ kinh doanh), tổng vốn đăng ký là 4.106 tỷ đồng (~178,5 triệu USD), đạt 77,7% kế hoạch về số lượng doanh nghiệp, giảm 7,9% so cùng kỳ; có 607 đơn vị trực thuộc đăng ký mới (gồm: 159 chi nhánh, 17 văn phòng đại diện, 431 địa điểm kinh doanh). Số doanh nghiệp tái gia nhập thị trường tích cực, ước tính có 321 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 15% so cùng kỳ, cao gấp 2,3 lần số doanh nghiệp hoàn tất giải thể. Tính đến cuối tháng 9/2023, toàn tỉnh có khoảng 5.989 doanh nghiệp hoạt động.

- Về thu hút đầu tư: Trong 9 tháng, toàn tỉnh thu hút được 13 dự án, giảm 02 dự án so cùng kỳ; tổng vốn đầu tư đăng ký 5.600 tỷ đồng (~243,47 triệu USD), tăng 27,5% so với cùng kỳ. Trong đó, thu hút được 10 dự án vốn đầu tư trong nước, tăng 02 dự án so cùng kỳ, vốn đầu tư đăng ký 5.295 tỷ đồng (~230,2 triệu USD), tăng 50,4% so cùng kỳ; 03 dự án vốn đầu tư nước ngoài, giảm 04 dự án so cùng kỳ, vốn đầu tư đăng ký 305 tỷ đồng, giảm 65% so cùng kỳ. Đồng thời, có 05 dự án đăng ký tăng vốn, tăng 01 dự án so cùng kỳ, vốn tăng 1.172 tỷ đồng, tăng 7,5% so cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư thu hút đến tháng 9/2023 được 6.772 tỷ đồng (~294,4 triệu USD), tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2022.

- Về kinh tế tập thể: Từ đầu năm đến nay thành lập mới 09 HTX với 157 thành viên, vốn góp 17 tỷ đồng; giải thể 03 HTX; ngưng hoạt động 23 HTX. Toàn tỉnh hiện có 01 Liên hiệp HTX nông nghiệp và 267 HTX, Quỹ Tín dụng nhân dân, tăng 4,7% so với cùng kỳ 2022, hoạt động trên các lĩnh vực: nông nghiệp - thuỷ sản (191 HTX), tiểu thủ công nghiệp (12 HTX), thương mại dịch vụ (07 HTX), xây dựng (03 HTX), giao thông vận tải (38 HTX) và 16 Quỹ Tín dụng nhân dân. Tổng doanh thu toàn ngành trong 9 tháng ước đạt 2.273 tỷ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2022.

- Về tín dụng - ngân hàng: Ước tính đến cuối tháng 9 năm 2023, nguồn vốn huy động đạt 93.633 tỷ đồng (~4,2 tỷ USD), tăng 11% so với cùng kỳ; tổng dư nợ đạt 92.025 tỷ đồng (~4 tỷ USD), tăng 16,9% so với cùng kỳ. Nợ xấu với số dư 1.701 tỷ đồng (~73,95 triệu USD), chiếm 1,85%/tổng dư nợ, tăng 0,96% so với cùng kỳ.

- Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội: Vốn đầu tư toàn xã hội lũy kế 9 tháng ước thực hiện 30.270 tỷ đồng (~1,32 tỷ USD), đạt 66% kế hoạch, tăng 12% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 10,9%). Trong đó: vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 18.073 tỷ đồng, tăng 22,2%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 3.505 tỷ đồng, giảm 17,6%; vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước 8.692 tỷ đồng (~152,4 triệu USD), tăng 17,9% so cùng kỳ.

- Lĩnh vực văn hóa - xã hội: Các hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh trong 9 tháng qua diễn ra thiết thực, hiệu quả, lành mạnh và an toàn. Đoàn thể thao Tiền Giang tham gia nhiều giải thể thao quốc gia, khu vực và mở rộng, kết quả đạt được nhiều thành tích nổi bật, cụ thể như: tham dự 81 giải, đạt 374 huy chương các loại (94 Huy chương vàng, 112 Huy chương bạc, 168 Huy chương đồng). Tổ chức thành công Giải Vô địch Võ Cổ truyền tỉnh Tiền Giang năm 2023,... Ngành giáo dục thực hiện tốt các nhiệm vụ của năm học 2022 - 2023 và đạt nhiều kết quả tích cực; tổ chức thành công Lễ khai giảng năm học 2023 - 2024 trên toàn tỉnh. Tiếp tục ổn định và nâng cao chất lượng dạy và học ở các ngành học, bậc học.

- Ngành y tế: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang chính thức hoạt động tiếp nhận bệnh nhân đến khám, chữa bệnh từ sáng 13/2 và tổ chức lễ khánh thành vào ngày 25/2. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn được quan tâm; thực hiện tốt các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao y đức, phục vụ tốt người bệnh.

- Về lao động - việc làm: Các cấp chính quyền đã quan tâm, giải quyết kịp thời và đúng qui định các chế độ, chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Ước tính 9 tháng đầu năm 2023, giải quyết việc làm cho khoảng 11.500 lao động, đạt 71,9% so với kế hoạch năm, tăng 4% so với cùng kỳ; có 373 lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài, đạt 124,3% kế hoạch năm, tăng 12% so với cùng kỳ; tiếp nhận 17.241 lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 2,7% so với cùng kỳ; ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 17.124 lao động, tăng 5% so với cùng kỳ, với tổng số tiền chi trả tương đương 365,8 tỷ đồng, tăng 16,2% so với cùng kỳ; có 60.570 lượt lao động thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm,... Công tác giải quyết tranh chấp lao động và đình công được giải quyết kịp thời, ổn thỏa.

Bên cạnh những kết quả như nêu trên, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được đảm bảo ổn định, không có các vụ việc phức tạp xảy ra trên địa bàn; các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, bảo vệ và khai thác tài nguyên và môi trường, công tác tư pháp, thanh tra, cải cách hành chính, nội vụ,... diễn ra theo kế hoạch và phục vụ kịp thời cho người dân và doanh nghiệp.

Tiền Giang đã đi qua 9 tháng của năm 2023 trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của thế giới và cả nước có nhiều khó khăn. Bước sang những tháng cuối năm, giai đoạn cao điểm của mùa bão, lũ và tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp dự báo sẽ tiếp tục gặp không ít khó khăn do tác động từ cuộc chiến Nga - Ucraina và giá cả một số mặt hàng nguyên liệu đầu vào thiết yếu tăng cao trên thị trường thế giới, đòi hỏi các cấp chính quyền và các doanh nghiệp phải có những giải pháp quyết liệt và thích hợp để xử lý tình hình, phấn đấu nhiều hơn nữa để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được giao trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2023./.