Đặt mâm cúng ông táo ở đâu

Chia sẽ bạn ✅ Vị Trí Đặt Mâm Cúng Ông Táo Đúng Nhất thường hay thắc mắc nên cúng ông công ông táo ở đâu hay nên đặt mâm cúng ông táo ở đâu dưới đây.

Xem Thêm: Thời Gian Cúng Ông Táo Đúng Nhất và Chuẩn bị Lễ Vật Cúng Ông Táo

Bạn tham khảo thêm các văn khấn ông táo:

Phong Tục Cúng Ông Táo

Lễ cúng ông Công ông Táo hay còn gọi là cúng Táo quân thường được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.

Người ta cho rằng sau lễ cúng đó, các Táo sẽ bay về trời, bẩm tấu về những chuyện xảy ra trong gia đình suốt năm qua với Ngọc Hoàng, tới hôm Giao thừa mới trở về.   

Theo phong tục, lễ cúng Táo quân phải được làm tươm tất như 1 lời cầu chúc cho năm mới được sung túc, đủ đầy, cũng là mong muốn các Táo sẽ nương nhẹ, nói tốt về gia đình mình để năm mới được phù hộ cho cuộc sống tốt đẹp hơn.   

Vị Trí Đặt Mâm Cúng Ông Táo Đúng Nhất

Táo quân là các vị thần cai quản nhà bếp, xưa kia ông cha ta nấu ăn bằng bếp đất sét, còn gọi Táo quân là “ông đầu rau”.

Ngày nay những chiếc bếp đất sét chẳng còn mấy, người ta chuyển từ đun củi, rơm rạ sang đun bằng bếp than, bếp dầu, bếp gas, hiện đại hơn nữa là bếp điện từ, bếp hồng ngoại dùng năng lượng điện… 

Nhưng chính xác thì lễ cúng ông Công ông Táo ở đâu mới đúng? Nên cúng ông Công ông Táo ở dưới bếp hay trên bàn thờ để tỏ rõ lòng thành, được thần linh phù hộ? Bạn Tham Khảo Chi Tiết Mục Dưới Đây.

Nhiều người cho rằng, cúng ông Công ông Táo phải cúng ở dưới bếp, vì các vị thần Táo này chuyên cai quản việc bếp núc.

Có nơi cho rằng, vì ông Táo là thần linh cai quản nhà bếp, còn ông Công là thần linh cai quản đất đai trong nhà nên khi làm lễ cúng ông Công ông Táo, cần phải bày 2 lễ, trong đó ông Công được cúng trên bàn thờ chính của gia đình, còn ông Táo thì làm lễ ở dưới bếp.

Tuy nhiên, theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, chỉ có gia đình nhà nào có ban thờ Táo quân riêng, để gần bếp thì mới cúng ở ban thờ này.

Còn gia đình nào không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thực hiện lễ cúng ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên.

Vì từ xưa đến nay, ban thờ này luôn được coi là “ăn ten” để kết nối giữa hai thế giới âm và dương, giữa người trần và các vị thân linh.

Thường với những gia đình có ban thờ Táo quân riêng thì sẽ làm lễ cúng Táo quân ở ban thờ này. Ban thờ Táo quân thường được đặt ở gần bếp, có lẽ chính vì thế nên mới có quan niệm cho rằng cúng ông Táo ở dưới bếp, nơi mà các Táo đứng ra cai quản.

Người ta cho rằng ông Công và ông Táo đều là thần linh, đã là thần linh thì phải được thờ cúng cẩn thận. Nếu có ban thờ riêng thì thắp hương cúng lễ ở ban thờ riêng, còn việc cúng lễ ở nơi mà thần linh cai quản chỉ là tạm thời, chưa chắc lễ cúng đã đến được tay thần linh.  

Tùy theo quan niệm dân gian của từng địa phương mà việc cúng ông Công ông Táo ở đâu có nhiều khác biệt. Với những nơi cho rằng không được làm lễ cúng Táo quân ở bếp, người dân sẽ cúng lễ trên bàn thờ chính của gia đình.

Như vậy thì thờ ông táo ở đâu thì đặt mâm cúng ông táo ở đó.

Bàn thờ chính này có thể là bàn thờ thần linh hay bàn thờ gia tiên, trong trường hợp gia đình không có bàn thờ thần linh thì sẽ cúng lễ chung ở bàn thờ gia tiên.

Người ta cho rằng bàn thờ là nơi linh thiêng, kết nối giữa 2 thế giới âm dương, là nơi để người trần giao tiếp với thần linh, đó mới là nơi để làm lễ cúng.   

Tuy nhiên, việc làm lễ cúng Táo quân ở đâu thực sự không quá quan trọng. Lễ cúng này có thể thực hiện tùy theo lệ thường của từng gia đình hay phong tục của từng địa phương.

Việc cúng bái thần linh quan trọng ở lòng thành, chỉ cần gia chủ thành tâm thờ cúng là thần linh sẽ phù hộ độ trì.

Cần chuẩn bị lễ vật và mâm cỗ cúng ông Công ông Táo như thế nào? Cần chuẩn bị lễ vật và mâm cỗ cúng ông Công ông Táo như thế nào? 

Theo phong tục, để chuẩn bị cho lễ cúng Táo quân, gia chủ cần sắp sẵn đồ mã cho các Táo, thường là bộ 3 mũ [1 mũ cho Táo bà, 2 mũ cho Táo ông], mũ Táo ông có cánh chuồn, có mũ Táo bà thì không có. 

Bạn Tham Khảo Chi tiết:

  • Mâm Cúng Ông Táo 23 Tháng Chạp

BNEWS Ngày 23 tháng chạp là ngày đầu tiên trong chuỗi hoạt động chào mừng một mùa Tết nhộn nhịp tưng bừng cho đến rằm tháng giêng.

Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ bắt nguồn từ sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.

Theo quan niệm của người xưa, ba vị thần này được Trung ương Hoàng Đế phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm thiện - ác của loài người.

Sau đó, cứ vào ngày 23 hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

Vì thế, cứ đến ngày 23 tháng Chạp - Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời. Người dân thường chuẩn bị mâm cúng chu đáo.

Từ xưa đến nay, các gia đình thường cúng ông Công ông Táo trên bàn thờ gia tiên, nhưng thực tế đây là hai vị thần khác nhau. Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong gia đình.

Mâm cúng ông Táo, ông Công đặt ở đâu?

Tùy vào phong tục từng miền, cũng như quan niệm từng vùng nên mâm lễ cúng ông Táo, ông Công có phần khác nhau. Mâm cỗ cúng ông Táo luôn đầy ắp màu sắc, với mong muốn một năm sung túc.

Trong văn hóa của người Việt, ông Công là thần thổ công cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà. Ông Táo là vị thần trông coi việc bếp núc, vì vậy lễ cúng cần được tiến hành ở dưới bếp.

Trên thực tế, không có một tài liệu nào quy định rõ ràng về việc vị trí đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở đâu bởi còn khá nhiều quan niệm khác nhau xoay quanh vấn đề này.

Tuy nhiên, theo quan niệm của người Việt Nam, cúng bái luôn là một trong những việc yêu cầu sự trang nghiêm, chính vì thế lễ cúng ông Công ông Táo cũng nên được thực hiện ở nơi trang trọng.

Và thường thì các gia đình Việt Nam sẽ có bàn thờ ông Táo riêng, điều này sẽ giúp lễ cúng thêm trang nghiêm hơn.

Theo nhiều chuyên gia, nếu gia đình nào không có ban thờ ông Công ông Táo riêng thì nên thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo ở ban thờ Thần Linh hoặc gia tiên chứ không nên đặt trong nhà bếp.

Mặc dù còn khá nhiều quan niệm khác nhau xung quanh việc cúng ông Công ông Táo ở đâu thế nhưng dù thực hiện lễ cúng này ở trong bếp hay ở bàn thờ riêng, hay bàn thờ Thần Linh thì gia chủ cũng cần thể hiện sự thành tâm của mình.

>>>  Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo có những gì?

Theo quan niệm dân gian Việt Nam, cứ vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về thiên đình để trình báo mọi việc của gia đình dưới hạ giới xảy ra trong năm với Ngọc Hoàng.

Do đó, cứ đến ngày 23 tháng Chạp – Tết ông Công ông Táo, người dân lại chuẩn bị mâm cúng rất chu đáo.

Tuy vậy, hiện nay chưa có một tài liệu nào quy định rõ ràng về vị trí đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo.

Nhiều người quan niệm, ông Công là thần Thổ công, vị thần trông coi nhà cửa, đất cát trong gia đình. Do đó, bát hương ông Công được đặt chung tại bàn thờ tổ tiên.

Mỗi năm, đến ngày Tết ông Công ông Táo, người dân cũng tiến hành làm lễ, đặt mâm cúng ông Công tại bàn thờ tổ tiên.

Trong khi đó, ông Táo được cho là vị thần trông coi việc bếp núc nên các gia đình thờ ông Táo ở dưới bếp của mình. Đến dịp Tết ông Công ông Táo, người dân thường làm lễ, đặt mâm cúng ông Táo tại khu vực này.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo.

Quan điểm trên cũng được GS.TS Vũ Gia Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hoá Du lịch đồng tình. GS. TS Vũ Gia Hiền cho rằng, ông Công, ông Táo là 2 vị thần khác nhau.

Khi làm lễ cúng ông Công ông Táo, gia chủ phải đặt mâm cúng ở 2 nơi. Cụ thể, người dân cần đặt mâm cúng ông Công tại bàn thờ tổ tiên, mâm cúng ông Táo tại khu bếp.

Nhà nghiên cứu Lý học Đông phương Nguyễn Vũ Tuấn Anh cũng có chung quan điểm. Ông còn đưa ra nguyên tắc lập ban thờ ông Táo và cách cúng vị thần này trong ngày Tết ông Công ông Táo.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nói: “Về nguyên tắc, bếp ở hướng nào thì lập ban thờ ông Táo ở hướng đó. Không được đặt ban thờ trực tiếp lên trên bếp. Khi cúng thì phải kê bàn để đặt mâm cúng và tiến hành lễ cúng tại bếp, trước ban thờ ông Táo”.

“Sau khi cúng ông Công ông Táo xong, gia chủ mới tiến hành dọn dẹp nhà cửa, ban thờ, tảo mộ… Lúc này, gia chủ nên xông, rửa nhà bằng khói thơm.

Tuy nhiên, khi xông nhà cần chú ý xông từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Ngược lại, nếu rửa nhà thì rửa từ ngoài vào trong”, nhà nghiên cứu này thông tin thêm.

Nguyễn Sơn

Văn khấn ông Công ông Táo 2022 được báo VietNamNet tổng hợp lại theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin.

Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, các gia đình lại mua sắm lễ vật để cúng, tiễn ông Công ông Táo về trời. Dưới đây là cách cúng ông Công ông Táo chính xác nhất để mang lại tài lộc, may mắn cả năm.

Ngày 23 tháng Chạp, người Việt thường làm mâm cơm tiễn Táo quân lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong năm của gia chủ. Dưới đây là gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đơn giản, đầy đủ độc giả có thể tham khảo.

Video liên quan

Chủ Đề