Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới

Bệnh giang mai ở phụ nữ thường dễ lây lan và khó điều trị hơn nam giới do đặc điểm của cấu tạo của bộ phận sinh dục nữ. Giang mai ở nữ giới cần được điều trị đúng thời điểm để tránh những biến chứng không mong muốn, bao gồm việc lây truyền sang thai nhi [nếu mang thai trong lúc đang điều trị bệnh].

Do cấu trúc bộ phận sinh dục nên nữ giới thường dễ bị lây nhiễm hơn nam giới

Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục và do vi khuẩn Treponema pallidum gây nên. Cũng tương tự như bệnh lậu hoặc các bệnh tình dục khác, giang mai có thể lây truyền qua các hoạt động tiếp xúc tình dục. Hiện tại, tỷ lệ bệnh giang mai ở phụ nữ đang giảm trong khi tỷ lệ bệnh ở nam giới, đặc biệt là nam giới quan hệ tình dục đồng giới đang gia tăng. Tuy nhiên, giang mai ở nữ giới thường nguy hiểm và có thể lây nhiễm sang thai nhi nếu người mẹ mang thai ngoài y muốn. Do đó, tìm hiểu các giai đoạn và dấu hiệu nhận biết giang mai là cách tốt nhất để phòng ngừa, điều trị bệnh.

Mặc dù giang mai có thể khó khăn khi chẩn đoán. Tuy nhiên, việc điều trị sớm có thể tránh lây nhiễm bệnh cho người khác và tránh các biến chứng đến các cơ quan quan trọng như não và tim. Do đó, người bệnh có nên tìm hiểu một số thông tin về bệnh cũng như dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai.

Bệnh giang mai có thể điều trị được bằng kháng sinh nếu phát hiện sớm. Nếu không điều trị giang mai đúng lúc, bệnh có thể gây ra một số biến chứng. Bao gồm tổn thương tế bào não, dây thần kinh, mắt, tim thậm chí là dẫn đến tử vong.

Do đó, người bệnh cần nhận biết các triệu chứng giang mai ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn thứ hai để có biện pháp khắc phục phù hợp. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai ở nữ giới mà người bệnh có thể quan tâm.

Ở giai đoạn nguyên phát hay còn gọi là giai đoạn sơ cấp, dấu hiệu đặc trưng của bệnh giang mai là xuất hiện những vết loét không đau đớn. Các vết loét này có xu hướng phát triển tại vị trí nhiễm trùng và thường tách biệt không tập trung thành cụm. Đôi khi, một người phụ nữ có thể có nhiều vết loét rải rác trên khắp cơ thể.

Giang mai giai đoạn thứ phát, các triệu giang mai phổ biến bao gồm việc xuất hiện nhiều vết loét không đau, không ngứa

Các vết loét này chứa vi khuẩn giang mai và có thể truyền sang người khác khi tiếp xúc da. Điều này có nghĩa là việc quan hệ tình dục hoặc thậm chí là một nụ hôn cũng có thể là nguyên nhân gây ra giang mai. Bên cạnh đó, việc sử dụng bao cao su khi quan hệ cũng không thể ngăn ngừa được vi khuẩn giang mai nếu vi khuẩn này nằm ở trong miệng hoặc bất cứ bộ phận nào khác mà không được bao bọc, che chắn.

Các vết loét da ở giai đoạn nguyên phát cần được điều trị kịp lúc và đúng phương pháp. Việc trì hoãn điều trị hoặc không nhân ra dấu hiệu bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng sâu hơn và dẫn đến bệnh giang mai giai đoạn thứ phát [giai đoạn 2].

Nếu giang mai giai đoạn đầu không được điều trị, bệnh sẽ phát triển sang giai đoạn 2 [giai đoạn thứ phát] trong vòng vài tuần đến vài tháng.

Bệnh giang mai ở nữ giới giai đoạn thứ phát được đặc trưng bởi các mảng da phát ban, thường không ngứa và dễ bị nhầm lẫn thành bệnh viêm da. Các dấu hiệu này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm trong miệng, âm đạo hoặc hậu môn. Đôi khi, phát ban do bệnh giang mai có thể được tìm thấy trong lòng bàn tay và lòng bàn chân, tuy nhiên điều này thường hiếm khi xảy ra.

Ở giai đoạn thứ phát, người bệnh có thể bị phát ban ở lòng bàn tay và lòng bàn chân

Ở một số phụ nữ, có thể hình thành các mảng da màu xám hoặc trắng, đặc biệt là ở các khu vực ấm áp và ẩm ướt. Các bộ phận phổ biến bao gồm nách, miệng và vùng háng, bộ phận sinh dục. Giang mai giai đoạn 2, nhiễm trùng đã lan rộng ra khắp cơ thể. Do đó, đôi khi người bệnh có thể gặp các dấu hiệu kèm theo như:

  • Sốt
  • Nổi hạch
  • Mệt mỏi
  • Giảm cân không rõ lý do
  • Rụng tóc
  • Đau đầu
  • Đau cơ bắp

Các dấu hiệu này sẽ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng không được điều trị, bệnh giang mai sẽ tiếp tục phát triển đến giai đoạn tiềm ẩn hoặc giang mai giai đoạn cuối.

Giang mai thứ phát không được điều trị sẽ chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân giang mai đều trải qua giai đoạn tiềm ẩn. Các triệu chứng có thể kéo dài trong nhiều năm và đôi khi không có bất cứ dấu hiệu nhận biết nào cả.

Mặc dù không có dấu hiệu bệnh, tuy nhiên vi khuẩn giang mai vẫn tồn tại và phát triển sang giai đoạn cuối.

Sau một thời gian phát triển, các dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, vi khuẩn giang mai vẫn tồn tại và phát triển trong cơ thể nếu không được điều trị phù hợp. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài trong 10 – 20 năm.

Bệnh giang mai giai đoạn cuối có thể gây tổn thương não, hệ thống thần kinh và dẫn đến tử vong

Bệnh giang mai ở phụ nữ giai đoạn 3 có thể gây tổn thương não bộ, dây thần kinh, mắt, tim, mạch máu, gan, xương, khớp và dẫn đến tử vong. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Gặp các vấn đề về vận động
  • Mất thị lực
  • Giảm trí nhớ
  • Tê cơ hoặc tê liệt tứ chi

Bệnh giang mai ở phụ nữ có thể truyền sang thai nhi và dẫn đến thai chết lưu. Có đến 40% phụ nữ bệnh giang mai, tuy nhiên lại xảy ra chuyện mang thai ngoài ý muốn và dẫn đến sẩy thai hoặc bé chết ngay sau khi sinh. Do đó, tất cả những phụ nữ mang thai đều cần khám định kỳ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Các xét nghiệm sàng lọc thường được chỉ định trong 3 tháng giữa của thai kỳ.

Đôi em khi em bé bệnh giang mai bẩm sinh có thể sống sót sau khi sinh ra. Tuy nhiên, bé có thể gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng bao gồm chậm phát triển và thường hay bị co giật. Tuy nhiên, điều may mắn là bệnh giang mai trong thai kỳ có thể điều trị được. Vì vậy, thực hiện các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ và điều trị đúng thời điểm nếu mắc bệnh.

Đôi khi giang mai ở phụ nữ có thể dẫn đến tình trạng dịch tiết bất thường ở âm đạo, đau hoặc nổi hạch nhỏ ở vùng háng và bộ phận sinh dục. Để tránh các biến chứng và nguy hiểm đến tính mạng, hãy liên hệ với bác sĩ ngay khi nhận ra các dấu hiệu. Trao đổi với bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết và cách điều trị phù hợp.

Bệnh giang mai ở nữ giới

Giang mai là gì?

Bệnh giang mai được biết đến là bệnh xã hội nguy hiểm, với khả năng lây nhiễm cao, do xoắn khuẩn có tên Treponema Pallidum gây ra. Mặc dù được xem là bệnh nguy hiểm, nhưng nếu bạn có kiến thức về bệnh, phát hiện được bệnh sớm, cũng như có cách điều trị kịp thời, sẽ không gây ra nguy hiểm nặng nề tới sức khỏe. Ngược lại, nếu để bệnh kéo dài, chúng sẽ gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới não, hệ thần kinh, xương khớp,… có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, việc nắm rõ các thông tin, kiến thức về bệnh giang mai ở nữ giới là điều vô cùng quan trọng.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở nữ giới

Các chuyên gia cho biết, xoắn khuẩn Treponema Pallidum là nguyên nhân chính gây ra bệnh giang mai. Và một số con đường lây lan bệnh nhanh chóng bạn nên biết đó là:

  • Do tình dục không an toàn, quan hệ tình dục bừa bãi.
  • Do lây truyền qua đường máu, có thể là: Bị truyền phải máu của người bị giang mai, vết thương hở bị tiếp xúc với máu người bệnh,….
  • Tiếp xúc dịch tiết cơ thể người bệnh, cũng có nguy cơ bị giang mai.
  • Sử dụng chung vật dụng cá nhân như: Bàn chải đánh răng, kim tiêm,…
  • Bị giang mai bẩm sinh do lây truyền từ mẹ.

Dấu hiệu bệnh giang mai ở phụ nữ

Cho dù bị giang mai ở nam hay nữ, bệnh cũng có các đặc điểm chung và hình thành qua 4 giai đoạn chính:

Giai đoạn nguyên phát: Sẽ xuất hiện các biểu hiện của bệnh giang mai ở nữ giới, sau khoảng 10 – 90 ngày nhiễm bệnh. Nhưng đa số, những trường hợp bị giang mai thời gian trung bình khoảng 21 ngày là phát bệnh nhé. Lúc này, cơ thể sẽ xuất hiện các săng giang mai – Đó là những vết tổn thương nhỏ, có màu hồng đỏ, hình tròn hoặc hình bầu dục. Bề mặt săng giang mai khá nhẵn và đặc biệt không gây đau đớn, hay ngứa ngáy gì. Vị trí xuất hiện săng giang mai chủ yếu là bộ phận sinh dục, nơi mà tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh. Sau khoảng 21 – 42 ngày, các săng giang mai sẽ bị ẩn đi, khiến người bệnh chủ quan cho rằng bệnh tự khỏi. Nhưng thực tế, lúc này các xoắn khuẩn đang ăn sâu vào máu và đang ủ bệnh, phát triển sang giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn 2: Bệnh giang mai ở nữ giới giai đoạn 2, cũng tương tự như giai đoạn 1, nhưng các biểu hiện rõ ràng hơn. Các săng giang mai giai đoạn này sẽ mọc chủ yếu ở lòng bàn tay và bàn chân, rồi dần dần lang sang các vị trí khác trên cơ thể. Đồng thời, còn kèm theo các triệu chứng: Đau xương khớp, đau đầu, sốt cao, mệt mỏi,…. Sau khoảng 14 – 21 ngày, săng giang mai lại ẩn đi.

Giai đoạn 3: Đây được gọi là giai đoạn tiềm ẩn, bởi các triệu chứng bệnh giang mai ở nữ lúc này, không còn nữa. Bạn sẽ rất khó có thể phát hiện bệnh thông qua các biểu hiện bên ngoài, mà để kiểm tra bệnh, bạn sẽ phải làm xét nghiệm giang mai. Thời gian ủ bệnh này diễn ra khá lâu, có người vài năm, có người vài chục năm. Vì thế bạn cần đi khám sớm, trước khi bệnh tiến triển sang giai đoạn cuối.

Giai đoạn 4: Là giai đoạn cuối của bệnh, lúc này các xoắn khuẩn đã ăn sâu vào máu và phá hủy các chức năng trong cơ thể, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe như: Ảnh hưởng mắt, não, thần kinh, xương khớp,… thậm chí các biến chứng có thể khiến người bệnh tử vong.

Với những thông tin về bệnh giang mai ở nữ giới trên đây, hi vọng bạn sẽ biết được nguyên nhân gây giang mai là gì, cũng như biết được làm thế nào để phát hiện bệnh giang mai sớm nhé. Nếu thấy có các triệu chứng giống như trên đây, hoặc nghi ngờ mình bị lây nhiễm, bạn hãy đi khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời, hiệu quả.

BẠN ĐANG TÌM CƠ SỞ Y TẾ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TOÀN DIỆN [ONE STOP SHOP] ?

HÃY LIÊN HỆ CHUỖI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

Cơ sở 1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCMHotline: 0943 108 138 * 028. 7303 1869

Thời gian làm việc: 09h - 20h [T2 - CN]

Cơ sở 2: 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCMHotline: 0976 856 463 * 028. 7302 1869

Thời gian làm việc: 11h - 20h [T2 - T7]

Cơ sở 3: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11, HCMHotline: 0901 386 618 * 028. 7304 1869

Thời gian làm việc: 11h - 20h [T2 - T7]

Email: 

Video liên quan

Chủ Đề