Đến tháng có nên an trứng vịt lộn

Trứng vịt (cút) lộn là thức ăn bổ dưỡng cho cơ thể, nhưng ăn không đúng cách sẽ nguy hại vô cùng cho sức khỏe.

Bắt buộc phải ăn cùng rau răm và gừng

Theo Đông y, món trứng vịt lộn ăn cùng gia vị như rau răm, gừng tươi là một bài thuốc, dùng chữa các chứng thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu chóng mặt, yếu sinh lý… Rau răm là hỗ trợ có tác dụng sáng mắt, mạnh chân gối, ấm bụng. Gừng tươi là bổ sung, có tác dụng kích thích tiêu hóa, mạnh tim, giải độc thức ăn, chống suy giảm tình dục.

Đến tháng có nên an trứng vịt lộn

Tuy nhiên, ăn nhiều rau răm sống khi ăn kèm trứng cũng sẽ sinh nóng rét và làm giảm khả năng tình dục ở nam giới. Một số cuộc nghiên cứu gần đây đã khẳng định rằng trong rau răm có chứa một số chất tinh dầu và vài chất ức chế dục tính ở nam giới. Còn đối với phụ nữ, ăn rau răm trong kỳ kinh nguyệt cũng dễ dẫn tới rong huyết.

Không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn

Trẻ em dưới 5 tuổi không nên ăn do sự chuyển hóa các chất của hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa kiện toàn dễ gây sình bụng, tiêu chảy…

Vậy ăn thế nào là đủ?

Đối với trẻ từ 5 - 12 tuổi, lúc đầu chỉ nên ăn nửa quả trứng vịt lộn hay 1 - 2 quả trứng cút lộn mỗi ngày. Một liệu trình là 15 ngày liền. Trứng lộn thích hợp cho trẻ nhỏ bị còi cọc, thể lực yếu… Có thể cho ăn thường xuyên mỗi ngày 1 quả trứng vịt lộn hay 5 quả trứng cút lộn (có khả năng cải thiện chiều cao cho trẻ vì trong trứng lộn chứa hàm lượng canxi cao).

Những người tuyệt đối không được ăn trứng vịt lộn

Những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch... cũng nên kiêng hoặc không ăn nhiều vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ

Ăn vào bữa sáng

Trứng vịt lộn trước khi sử dụng phải được rửa sạch, đun thật chín. Nên ăn vào buổi sáng sớm có kèm món ăn bổ sung, tránh ăn vào buổi tối, tránh việc không tiêu hoá được gây khó chịu.

Theo Khỏe đẹp

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

  -   Thứ sáu, 11/09/2015 09:00 (GMT+7)

Khi đến tháng, nhiều người bị đau bụng, đau lưng và máu kinh ra dữ dội khiến cơ thể nhợt nhạt, chóng mặt...

Đến tháng có nên an trứng vịt lộn

Đến tháng có nên an trứng vịt lộn

Khi đến tháng, nhiều người bị đau bụng, đau lưng và máu kinh ra dữ dội khiến cơ thể nhợt nhạt, chóng mặt... gây bực bội, khó chịu và ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt. Y học cổ truyền có món ăn bài thuốc giúp chị em phục hồi sức khỏe trong những ngày này.

Trứng vịt nấu với ngó sen, tô mộc: trứng vịt 1 quả, tô mộc 6g, ngó sen 30g. bột ngọt, nước đủ đùng. Trứng vịt luộc chín, bóc vỏ. Tô mộc và ngó sen rửa sạch, thái miếng cho vào nồi đất hầm lấy nước đặc, sau đó cho quả trứng vịt vào đun sôi, nêm gia vị, bột canh là dùng được. Khi ăn cả nước. Ăn mỗi ngày 1 thang, ăn trong vòng 1 tuần trước khi thấy đèn đỏ. Món ăn có tác dụng bổ khí huyết cố xung, những người bị hành kinh ra nhiều, rong huyết nên sử dụng.

Cháo nhân sâm, đỗ tương: nhân sâm 10g, đỗ tương 20g, đường đỏ và nước đủ dùng. Đỗ tương rửa sạch, ngâm nước khoảng 1 tiếng. Cho nhân sâm và đỗ tương vào nồi, đổ nước hầm tới khi đỗ tương chín nhừ, nêm đường đỏ vào là dùng được. Ăn mỗi ngày 1 thang, ăn trong vòng 3 ngày liên tục. Món ăn có tác dụng bổ máu, ích khí, những người hay bị mệt mỏi, mất máu nhiều khi có kinh nguyệt sử dụng rất thích hợp.

Cháo hạt sen, lệ chi (vải): hạt sen 50g, cùi vải 10 quả, gạo tẻ 50g, đường đỏ, nước đủ dùng. Gạo, hạt sen vo sạch. Cho cả 3 thứ trên vào nồi, đổ nước hầm nhừ thành cháo, nêm đường đỏ vào đun sôi là dùng được. Mỗi ngày ăn 1 thang, ăn trong vòng 15 ngày. Món ăn có tác dụng bổ huyết, dưỡng huyết, thích hợp với những người bị rong huyết, mệt mỏi, chán ăn, thiếu máu.

Thịt nạc xào rau kim châm: thịt lợn thăn 100g, rau kim châm 50g. Thịt nạc rửa sạch, thái miếng mỏng, ướp với gia vị, đường khoảng 10 phút. Rau kim châm ngâm nước nóng 10 phút. Cho dầu ăn vào đun sôi, cho rau kim châm vào xào tái rồi cho thịt lợn vào xào chín, nêm gia vị cho vừa. Những người có nhiều khí hư, khí hư màu vàng, kinh nguyệt không đều, đi tiểu nhiều nên ăn món này.

Món trứng vịt lộn rất nhiều chất bổ nhưng ăn thế nào và đối tượng nào không nên ăn thì không phải ai cũng biết. Chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên giúp bạn ăn đúng cách món ăn này.

Tránh ăn vào buổi tối

Lương y Đa khoa Bùi Hồng Minh - Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình cho hay, cả theo đông y lẫn tây y, trứng vịt lộn là một món ăn rất bổ dưỡng. Trong một quả trứng vịt lộn có tới 182 kcal năng lượng, 13,6 gr protein, 12,4 gr lipid, 82mg canxi, 212 gr photpho và 600mg cholesterol. Ngoài ra, còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, B, C, sắt…

Chính vì vậy, trứng vịt lộn được coi là món ăn bài thuốc có công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành, cải thiện khả năng sinh lý. Tuy nhiên, món này rất khó tiêu do chứa hàm lượng chất đạm và cholesterol cao. Lương y khuyến cáo nên tránh ăn vào buổi tối sẽ khiến người ăn bị khó chịu, đầy hơi, có hại cho hệ tiêu hóa. Thời điểm thích hợp nhất để ăn món ăn này là vào buổi sáng song không nên ăn quá thường xuyên và ăn nhiều vào mỗi lần.

Ai không nên ăn?

Vẫn theo lương y Bùi Hồng Minh, không phải ai cũng có thể ăn trứng vịt lộn dù đây là món ăn bổ dưỡng, hấp dẫn. Trong đó, trẻ nhỏ và người già là hai đối tượng cần cẩn trọng nhất.

Đến tháng có nên an trứng vịt lộn

Trẻ nhỏ và người già là hai đối tượng cần cẩn trọng nhất.

Về điều này, TS.BS Hồ Thu Mai, khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec khuyến nghị: “Theo tôi, trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của các bé còn chưa phát triển hoàn thiện, dễ dẫn tới sình bụng, rối loạn tiêu hóa, rất có hại cho sức khỏe. Trẻ từ 5 tuổi trở lên cũng chỉ nên ăn nửa quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ. Ăn trứng lộn thường xuyên còn khiến lượng vitamin A dư thừa làm vàng da, bong tróc biểu bì, gây ảnh hưởng đến việc hình thành xương làm cho trẻ phát triển không toàn diện”.

Ngoài trẻ em ra, những người dưới đây không nên ăn trứng vịt lộn:

1. Người mắc bệnh gút

Trong mỗi quả trứng vịt lộn đều chứa rất nhiều protein, chúng ta càng ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ càng làm tăng lượng protein trong máu, điều này sẽ khiến tình trạng của người bệnh gút thêm trầm trọng.

2. Người bệnh thận

Những bệnh nhân mắc bệnh thận đều sẽ gặp vấn đề lớn trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, lượng nước tiểu giảm khiến thận không thể lọc hết mọi độc tố ra khỏi cơ thể.

Trong khi đó, việc ăn trứng vịt lộn sẽ làm cho lượng urê trong cơ thể tăng cao, gây tổn thương thận, thậm chí nhiễm độc đường tiết niệu.

3. Bệnh nhân bị bệnh gan

Trứng vịt lộn chứa quá nhiều đạm, chính vì vậy nó sẽ khiến cho chức năng gan bị hoạt động quá sức, dẫn đến suy gan nhanh chóng. Bên cạnh đó, trứng vịt lộn còn khiến cho người bệnh gan bị đầy hơi, khó tiêu, trướng bụng…

4. Người bị sốt

Chúng ta đều nghĩ rằng việc tẩm bổ bằng trứng vịt lộn trong lúc ốm sẽ khiến cho cơ thể nhanh hồi phục hơn. Xong thực tế, protein trong trứng vịt lộn khi đi vào cơ thể sẽ bị phân hủy, sinh ra lượng nhiệt cao hơn 30% so với bình thường, từ đó khiến nhiệt độ của người đang sốt cao hơn, khiến bệnh tình thêm trầm trọng.

Đến tháng có nên an trứng vịt lộn

Bệnh nhân cao huyết áp cần tuyệt đối tránh xa trứng vịt lộn.

5. Người bị cao huyết áp

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, bệnh nhân cao huyết áp cần tuyệt đối tránh xa trứng vịt lộn bởi khi ăn thực phẩm này, cơ thể sẽ thu nạp một lượng lớn chất đạm và cholesterol – 2 chất gây nên tình trạng cao huyết áp.

6. Người vừa sinh con

Sở dĩ sản phụ vừa sinh con không nên ăn trứng vịt lộn là vì trong loại thực phẩm này có chứa nhiều protein và chất béo, có thể gây khó tiêu, đầy bụng.

Lời khuyên của bác sĩ dành cho sản phụ là chỉ nên ăn trứng sau khi sinh từ 1-2 ngày sinh và không nên ăn quá 2 trứng mỗi ngày.

Riêng người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần.

Tại sao phải ăn cùng rau răm?

Giải thích lý do tại sao khi ăn trứng vịt lộn, người ta thường ăn cùng gừng và rau răm, lương y Bùi Hồng Minh cho hay, đây là cách kết hợp hài hòa đem lại sự cân bằng cho cơ thể. Rau răm, gừng vị cay nồng, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn. Do đó, chúng có tác dụng chống lạnh bụng, đầy hơi và chậm tiêu hóa.

Đặc biệt, chính vì công năng làm tăng ham muốn tình dục của trứng vịt lộn, người ta phải ăn kèm chúng với rau răm để giảm bớt sự hưng phấn sau khi ăn.

“Cả nam và nữ nếu ăn rau răm nhiều và thường xuyên có thể gây giảm ham muốn, đàn ông kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi. Phụ nữ có thể mất chu kỳ kinh nguyệt. Với thai phụ, loại rau này còn có thể gây sảy thai. Vì vậy, nếu ăn trứng vịt lộn, phụ nữ có thai không được ăn cùng rau răm và gừng”, lương y Hồng Minh khuyến cáo.

  • Cảnh báo: Dừng ngay việc cho trẻ dưới 5 tuổi ăn trứng vịt lộn

Cập nhật: 21/11/2019 Theo Zing/vnreview