Div trong tài chính là gì năm 2024

Chỉ số Dividend Yield (gọi tắt là Yield) là chỉ số dùng để phản ánh mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được từ công ty với giá cổ phiếu mà nhà đầu tư mua vào, là tỷ lệ cổ tức mà cổ đông nhận được trên giá chứng khoán mà nhà đầu tư đó mua.

Căn cứ trên mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận của các nhà đầu tư, chúng ta thấy có hai trường hợp sau đây:

- Trường hợp 1: nếu nhà đầu tư mua chứng khoán xong rồi chờ chứng khoán lên giá để hưởng chênh lệch giá thì họ sẽ không quan tâm nhiều đến Yield;

Trong trường hợp này, nhà đầu tư đã phân tích mối quan hệ giữa Yield và EPS. Nếu Yield thấp, EPS cao thì họ hy vọng công ty sử dụng phần lợi nhuận để tái đầu tư tăng lợi nhuận cho các năm tiếp theo giúp P/E giảm. Lúc này, họ dễ dàng bán lại cổ phiếu với P/E cao để có lãi vốn.

- Trường hợp 2: nếu nhà đầu tư mua chứng khoán để đầu tư lâu dài thì họ sẽ quan tâm tới việc thu lợi nhuận hàng năm, hàng quý. Lúc này chỉ có cổ tức họ thu được. Khi đó, Yield là mục tiêu chính để họ quan tâm.

Khi công ty chia cổ tức cao có nghĩa là không có mục tiêu sử dụng lợi nhuận để lại có thể do: công ty sử dụng vốn vay, công ty chưa có kế hoạch mở rộng sản xuất hoặc thị phần công ty đã bão hòa. Khi đó lợi nhuận không được dự đoán tăng nhiều trong năm tới, đồng nghĩa P/E không giảm nhiều, dẫn đến việc các nhà đầu tư không hy vọng giá cổ phiếu mình sở hữu sẽ tăng trong tương lai.

Chỉ số NAV (viết tắt của Net Assest Value - giá trị tài sản ròng) bao gồm: vốn cổ đông (vốn điều lệ); vốn hình thành từ lợi nhuận để lại; vốn chênh lệch do phát hành cổ phiếu ra công chúng cao hơn mệnh giá, lỗ trong hoạt động kinh doanh và các quỹ dự trữ phát triển dự phòng.

Người ta thường sử dụng chỉ số NAV/Share (giá trị thuần của mỗi cổ phiếu phát hành) để đánh giá giá trị cổ phiếu trên sổ sách và giá cổ phiếu mua vào. Chỉ số này được tính bằng cách lấy tổng giá trị vốn sở hữu (tổng tài sản trừ cho bất cứ tài sản vô hình nào, trừ tất cả nợ và chứng khoán trái phiếu có quyền đòi ưu tiên) chia cho tổng số cổ phần phát hành.

Ví dụ về việc sử dụng NAV trong việc ra quyết định đầu tư:

l Giả sử công ty có cổ phần mệnh giá là 100.000 đồng mà NAV là 120.000 đồng có nghĩa là công ty đã tích luỹ vốn để sản xuất, có thể từ nguồn lợi nhuận để lại hay phát hành chênh lệch... Như vậy, nhà đầu tư mua cổ phiếu với giá 120.000 đồng/CP thì họ vẫn mua đúng với giá trị thật trên sổ sách của nó;

l Nếu NAV là 120.000 đồng/CP nhưng lợi nhuận công ty đạt cao thì nhà đầu tư cũng có thể mua cổ phiếu với giá cao hơn NAV để mong lợi nhuận gia tăng, khi đó sẽ có chia cổ tức, có tích luỹ và NAV sẽ tiếp tục tăng nữa trong thời gian tới;

l Nếu NAV là 120.000 đồng nhưng công ty vẫn đang lỗ có nghĩa sẽ tiếp tục giảm NAV, thì bạn có quyết định mua với 120.000 đồng/CP hay cao hơn không. Đây là quyết định tương đối khó khăn và chịu nhiều rủi ro, bởi nó phụ thuộc nhiều vào việc đánh giá, phân tích của nhà đầu tư về công ty ở nhiều khía cạnh, thông tin chính xác về công ty trong tương lai để quyết định. Ở đây, chỉ có một nguyên tắc đơn giản mà nhà đầu tư chấp nhận đầu tư, đó là "lợi nhuận cao thì rủi ro cao".

Tỷ lệ cổ tức (dividend yield) là cổ tức mà một công ty trả trong một thời kỳ kế toán, thường là 1 năm, được tính bằng cách lấy cổ tức của mỗi cổ phần chia cho giá trị hiện hành trên thị trường của cổ phiếu. Ví dụ, nếu công ty X tuyên bố cổ tức 1 nghìn đồng cho mỗi cổ phần trong thời kỳ kế toán 12 tháng kết thúc vào ngày 31/12 và giá trị thị trường hiện hành của cổ phần trong công ty X là 8 nghìn đồng, thì tỷ lệ cổ tức sẽ là:

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Các nhà đầu tư yêu cầu dòng tiền tối thiểu từ danh mục đầu tư của họ có thể đảm bảo dòng tiền này bằng cách đầu tư vào các cổ phiếu có tỷ lệ cổ tức tương đối cao và ổn định. Tuy nhiên, cổ tức cao thường có thể đi liền với chi phí của tiềm năng tăng trưởng. Mỗi đô la một công ty đang trả cổ tức cho các cổ đông của nó là một đồng đô la mà công ty không tái đầu tư vào chính nó. Trong khi được trả tiền để nắm giữ một cổ phiếu là hấp dẫn đối với nhiều người, và vì lý do chính đáng, các cổ đông có thể kiếm được lợi nhuận cao nếu giá trị cổ phiếu của họ tăng lên trong khi họ nắm giữ chúng. Nói cách khác, khi các công ty trả cổ tức cao, công ty có thể phải gánh chịu một khoản chi phí vô hình.

Ví dụ: giả sử công ty ABC và công ty XYZ đều có giá trị 1 tỷ đô la, một nửa trong số đó đến từ 5 triệu cổ phiếu được nắm giữ công khai trị giá 100 đô la mỗi cổ phiếu. Cũng giả sử rằng vào cuối năm thứ nhất, cả hai công ty đều kiếm được 10% giá trị của họ, hoặc 100 triệu đô la . Công ty ABC quyết định trả một nửa số tiền thu được (50 triệu đô la) thành cổ tức cho các cổ đông của mình, trả 10 đô la cho mỗi cổ phiếu để nhận mức cổ tức 10%. ABC cũng quyết định tái đầu tư nửa còn lại để làm tăng giá cổ phiếu, nâng giá trị của công ty lên 1,05 tỷ đô la và thu hút các nhà đầu tư quan tâm đến thu khác. Công ty XYZ, mặt khác, quyết định không phát hành cổ tức và tái đầu tư tất cả các khoản thu nhập của mình để làm tăng giá cố phiếu, qua đó nâng giá trị của XYZ lên 1,1 tỷ đô la, có thể sẽ thu hút các nhà đầu tư tăng trưởng.

DIV là gì trọng tài chính?

Trong đó: DIV : Cổ tức bằng tiền/ mỗi cổ phiếu dự kiến chia cho cổ đông đều hàng năm.

DIV cổ phiếu là gì?

Dividend Yield là tỷ lệ phần trăm cho biết số tiền mà một công ty trả cho cổ đông của mình so với giá cổ phiếu của nó trong thời gian nhất định, thường là 1 năm. Chúng ta có thể tính toán Dividend Yield bằng cách lấy cổ tức của mỗi cổ phần đem chia giá trị hiện hành của cổ phiếu trên thị trường.

DPS là gì và cách tính?

Cổ tức một cổ phần được viết tắt là DPS là những cụm từ viết tắt của DIVIDEND PER SHARE. Cổ tức một cổ phần DPS được tính theo công thức như sau: DPS= LNST trả cổ tức cho cổ phần/ số lượng cổ phần lưu hành.

Tỷ lệ chia cổ tức được tính như thế nào?

Tỷ lệ chi trả cổ tức cho biết tổng số thu nhập sau thuế của công ty mà được chia sẻ với cổ đông dưới dạng cổ tức. Điều này thường được biểu thị bằng một tỷ lệ phần trăm, được tính bằng cách chia số tiền cổ tức cho thu nhập sau thuế và sau đó nhân kết quả với 100.