Dùng thuốc thử nào để phân biệt naoh với baoh2 năm 2024

Để phân biệt các dung dịch riêng biệt gồm NaOH, NaCl, BaCl2, Ba(OH)2 chỉ cần dùng thuốc thử

Để phân biệt các dung dịch riêng biệt gồm NaOH, NaCl, BaCl2, Ba(OH)2 chỉ cần dùng thuốc thử

  1. phenolphtalein.
  1. quỳ tím.
  1. dung dịch (NH4)2SO4 .
  1. dung dịch H2SO4.

Đáp án C

HD: - Dùng phenolphtalein chỉ phân được thành 2 nhóm: chuyển hồng (NaOH, Ba(OH)2), không chuyển màu (NaCl, BaCl2). - Dùng quỳ tím tương tự như phenolphtalein. - Dùng (NH4)2SO4, đun nóng nhẹ: + Có khí mùi khai thoát ra: NaOH. + Không hiện tượng: NaCl. + Có kết tủa: BaCl2. + Có kết tủa và khí mùi khai: Ba(OH)2.

Giải chi tiết:

Để nhận biết Na2SO4, NaOH, Ba(OH)2 ta chỉ cần sử dụng 1 hóa chất : dung dịch phenol phtalein hoặc quỳ tím.

- Sử dụng dd phenol phtalein vào 3 mẫu thử của 3 dung dịch thì

+ dd có màu hồng là NaOH và Ba(OH)2

+ dd không màu là Na2SO4

- Sử dụng quỳ tím nhúng vào 3 mẫu thử của 3 dung dịch thì

+ quỳ tím hóa xanh là NaOH và Ba(OH)2

+ quỳ tím không đổi màu là Na2SO4

- Cho dd Na2SO4 vừa nhận biết được ở trên vào 2 dd còn lại

+ dd xuất hiện kết tủa trắng là Ba(OH)2

+ dd không có hiện tượng là NaOH

Na2SO4 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaSO4↓

Nhận biết NaOH và Ba(OH)2 được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Cách nhận biết NaOH và Ba(OH)2

Câu hỏi: Nhận biết NaOH và Ba(OH)2

Lời giải:

Để phân biệt NaOH và Ba(OH)2 ta dùng dung dịch H2SO4

+ Không có hiện tượng gì ⇒ NaOH

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O (có phản ứng xảy ra nhưng không quan sát được hiện tượng phản ứng)

+ Xuất hiện kết tủa trắng ⇒ Ba(OH)2

Ba(OH)2 + H2SO4→ BaSO4 (↓ trắng) + 2H2O

A. Natri hiđroxit -NaOH

1. NaOH là gì?

NaOH là công thức hóa học của Natri hiđroxit (hiđroxit natri), sản phẩm còn được gọi là xút, xút vảy hoặc xút ăn da và có tên theo danh pháp OUPAC là Sodium Hydroxide. Đây là một hợp chất vô cơ của natri. Thường tồn tại ở dạng chất rắn, có màu trắng (hút ẩm mạnh, dễ chữa cháy) và không có mùi, rất dễ tan ở nước lạnh.

NaOH dạng dung dịch tồn tại ở dạng lỏng, có màu trắng, mùi rất đặc trưng. Ở dạng dung dịch, hóa chất có tính ăn mòn mạnh nên trong quá trình sử dụng hay tiếp xúc trực tiếp cần tuân thủ các biện pháp bảo hộ để đảm bảo an toàn. Dung dịch Natri Hidroxit có tính nhờn, làm bục vải, giấy và ăn mòn da. Nó được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như giấy, luyện nhôm, dệt nhuộm, xà phòng, chất tẩy rửa, tơ nhân tạo…

2. Tính chất của NaOH

Sau khi biết được khái niệm của NaOH là gì? Chúng ta có thể hiểu được Natri Hidroxit có tính chất tương tự như các bazơ khác gồm có:

Tính chất vật lý của Natri Hidroxit

- Sodium Hydroxide là hóa chất có tinh thể màu trắng dạng viên, vảy, hạt hoặc dung dịch bão hòa 50%

- NaOH có khả năng hút ẩm mạnh, tan trong nước và tỏa nhiệt nhiều

- Natri Hydroxit là hóa chất không mùi, điểm nóng chảy là 318°C (591 K), điểm sôi là 1.390°C (1.663 K), độ hòa tan là 111 g/100 ml (20°C) và độ Bazo là -2.43 pKb

- NaoH có tính nhờn làm bục vải, giấy và ăn mòn da

Tính chất hóa học của Natri Hidroxit

- Sodium Hydroxide là một bazơ mạnh làm quỳ tím hóa xanh và dung dịch phenolphthalein hóa hồng

- Phản ứng với các axít tạo thành muối và nước:

NaOH(dd) + HCl(dd) → NaCl(dd) + H2O

* Phản ứng với oxit axit: SO2, CO2…

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

NaOH + SO2 → NaHSO3

* Phản ứng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới (điều kiện: sau phản ứng phải tạo thành chất kết tủa hoặc bay hơi):

2NaOH + CuCl2 → 2NaCl + Cu(OH)2↓

* Tác dụng một số kim loại mà oxit, hydroxit của chúng có tính lưỡng tính (Al, Zn…):

2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑

2NaOH + Zn → Na2ZnO2 + H2↑

* Tác dụng với hợp chất lưỡng tính:

NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O + 2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O

B. Bari hiđroxit -Ba(OH)2

1. Định nghĩa Ba(OH)2

Bari hiđroxit là hợp chất hóa học với công thức hóa học Ba(OH)2. Được biết đến với tên baryta, là một trong những hợp chất chính của bari.

- Công thức phân tử: Ba(OH)2

- Công thức cấu tạo: HO-Ba-OH

2. Tính chất vật lí & nhận biết

- Tính chất vật lý: Là chất rắn, có màu trắng, tan tốt trong nước, dễ hút ẩm.

- Nhận biết: Dung dịch Ba(OH)2 làm quỳ tím chuyển sang màu xanh hoặc làm dung dịch phenolphthalein chuyển sang màu hồng do có tính bazo.

3. Tính chất hóa học

Mang đầy đủ tính chất hóa học của một bazơ mạnh.

* Phản ứng với các axit:

Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2+ 2H2O

* Phản ứng với oxit axit: SO2, CO2...

Ba(OH)2 + SO2 → BaSO3 + H2O

Ba(OH)2 + 2SO2 → Ba(HSO3)2

* Phản ứng với các axit hữu cơ tạo thành muối

2CH3COOH + Ba(OH)2 → (CH3COO)2Ba + 2H2O

* Phản ứng thủy phân este

2CH3COOC2H5 + Ba(OH)2 → (CH3COO)2Ba + 2C2H5OH

* Phản ứng với muối:

Ba(OH)2 + CuCl2 → BaCl2 + Cu(OH)2↓

Tác dụng một số kim loại mà oxit, hidroxit của chúng có tính lưỡng tính (Al, Zn...):

Ba(OH)2 + 2Al + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2↑

Tác dụng với hợp chất lưỡng tính:

Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 → Ba(AlO2)2 + 4H2O

Ba(OH)2 + Al2O3 → Ba(AlO2)2 + H2

-------

Ngoài Nhận biết NaOH và Ba(OH)2 đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.