Edward hướng dẫn máy vigilance ii đo cung lượng cco năm 2024

Khi nghiên cứu về lĩnh vực Hành Vi Tổ Chức, một số khái niệm hay tôi muốn chia sẻ, hy vọng giúp ích được ai đó hoặc đơn giản là một bài lưu trữ cho chính tôi.

1. Nhận thức có chọn lọc (Selective Perception)

Nhận thức có chọn lọc là khuynh hướng xác định các vấn đề dựa trên niềm tin, hệ thống giá trị hay nhu cầu của riêng mình và bỏ qua hoặc xem nhẹ những quan điểm hay nhận thức khác qua một bên.

Có 2 dạng của Nhận thức có chọn lọc:

- Cảnh giác tri giác (Perceptual vigilance) thể hiện ở việc con người ta nhạy cảm với các kích thích như quảng cáo hoặc báo cáo có ý nghĩa quan trọng đối với họ. Ví dụ như một người đang cân nhắc mua một nhãn hiệu ô tô nhất định có nhiều khả năng chú ý đến các quảng cáo về chiếc xe đó hơn một người trung lập với nhãn hiệu đó

- Phòng thủ tri giác (Perceptual defense) thì ngược lại với Cảnh giác tri giác, dạng nhận thức này thể hiện ở việc con người ta tạo ra một rào cản để sàng lọc những kích thích mà họ thấy bị đe doạ hoặc khó chịu. Ví dụ một người hút thuốc có thể lọc ra một bức ảnh chụp phổi bị bệnh.

Các chuyên gia nhận định rằng các nhân tố ảnh hưởng tới Nhận thức có chọn lọc bao gồm: kinh nghiệm, thái độ, điều kiện, giới tính, độ tuổi, chủng tộc và trạng thái cảm xúc.

Nhận thức có chọn lọc có thể làm cho con người chọn lọc các kích thích một cách có ý thức và vô thức. Chúng ta có thể ngăn chặn các kích thích như màu sắc, âm thanh hoặc hình ảnh một cách có ý thức. Chúng ta có thể tập trung vào các kích thích hay xem nhẹ hoặc làm sao nhãng những thông tin không quan trọng hoặc mâu thuẫn với niềm tin của chúng ta.

Tuy nhiên, nhận thức có chọn lọc cũng xảy ra một cách vô thức mà không bị chúng ta điều khiển. Hiện tượng này dẫn đến những quan điểm hay lập trường mang tính cảm tính hoặc hợp lý nhưng đó là một phần trong tiến trình chúng ta ra quyết định.

2. Hiệu ứng hào quang (Halo effect)

Hiệu ứng hào quang được định danh bởi nhà tâm lý học người Mỹ Frederick L. Wells vào năm 1907 trong một nghiên cứu xếp hạng văn chương. Tuy nhiên Edward Thorndike lại là người nhận ra điều đó với bằng chứng thực nghiệm. Ông cũng là người chính thức giới thiệu thuật ngữ “lỗi hào quang” vào năm 1920.

Hiệu ứng hào quang thể hiện khuynh hướng cho phép một đặc điểm cụ thể hoặc ấn tượng tổng thể của chúng ta về một người, công ty hoặc sản phẩm ảnh hưởng tích cực đến đánh giá của chúng ta về các đặc điểm liên quan khác của họ.

Ví dụ, khi bạn biết một người thích giao du, bạn sẽ suy ra điều gì về người này? Chắc là bạn không thể nói người này là một người sống nội tâm được, đúng không? Bạn có thể mặc định nghĩ rằng người này là người ồn ào, vui vẻ, nhanh trí, nhưng thực tế thì thích giao du không bao hàm những đặc tính khác như thế.

Bạn có thể tìm hiểu thêm một hiệu ứng ngược lại với hiệu ứng hào quang là hiệu ứng sừng (Horns Effect)

3. Hiệu ứng tương phản (Contrast effects)

Hiệu ứng tương phản là sự phóng đại hoặc giảm độ nhận biết do tiếp xúc trước đó với một thứ có chất lượng thấp hơn hoặc cao hơn, nhưng có cùng đặc điểm cơ bản.

2 dạng của Hiệu ứng tương phản:

- Tương phản dương (positive contrast effect): xảy ra khi một thứ gì đó nhận được đánh giá tốt hơn là thực tế, chỉ bởi vì nó được so sánh với một thứ tệ hơn. Ví dụ: Giáo viên chấm bài thi, nếu giáo viên vừa chấm xong một bài chữ xấu dã man, kế đó họ chấm một bài viết chữ sạch, đẹp. Khi đó giáo viên sẽ có nhận xét tích cực hơn so với bài trước đó (mặc dù bài này cũng có lỗi của riêng nó) chỉ bởi vì so với bài trước là nó viết chữ sạch, đẹp hơn.

- Tương phản âm (negative contrast effect): xảy ra khi một thứ gì đó nhận được đánh giá tệ hơn là thực tế, chỉ bởi vì nó được so sánh với một thứ tốt hơn. Ví dụ: một người đàn ông đi hẹn hò mù (blind dates) vào ngày thứ 6 và ngày thứ 7. Ngày thứ 6 anh ta gặp một người phụ nữ chim sa cá lặn. Sau đó, qua hôm sau anh đi gặp một người phụ nữ khác cũng rất đẹp. Nhưng so sánh với người phụ nữ trước đó, dường như là cô này không có gì đặc biệt cả. Như vậy cô ấy thật không may khi bị đánh giá kém xinh chỉ vì bị so sánh với người phụ nữ khác.

Một số ví dụ khác:

- Khi bạn đang mua một chiếc xe hơi và nhân viên bán hàng cho bạn xem một mẫu xe đắt tiền có tất cả các tính năng cao cấp. Bạn thích nó, nhưng tự hỏi tại sao anh ấy lại cho bạn thấy điều gì đó vượt quá ngân sách của bạn. Sau đó, anh ta dẫn bạn đến một chiếc xe tương tự đang 'giảm giá' và rẻ hơn chiếc đầu tiên nhưng vẫn vượt quá ngân sách của bạn một chút. Nhưng so với chiếc xe đầu tiên, đó là một điều tuyệt vời, và bạn cảm thấy mình phải mua nó trước khi người khác mua!

- Trong một chuỗi các cuộc phỏng vấn, một ứng viên gần như chắc chắn sẽ nhận được đánh giá thuận lợi hơn nếu các ứng viên xoàng xĩnh được phỏng vấn trước và ngược lại, bị đánh giá kém thuận lợi hơn nếu những ứng viên trước đó là những ứng viên mạnh. Như vậy người phỏng vấn có thể làm méo mó đánh giá về các ứng viên chỉ bằng cách sắp xếp thứ tự phỏng vấn của ứng viên.

4. Nhận định rập khuôn (Stereotyping)

Nhận định rập khuôn xuất hiện khi một người nào đó được nhận dạng thuộc về một nhóm hay một thành phần, và sau đó thực hiện gắn kết một cách quá giản đơn những thuộc tính của nhóm cho người đó.

Một số đặc tính của nhận định rập khuôn:

- Đó là hình ảnh cố định trong nhận thức của một cá nhân

- Những nhận định mang tính chất khích lệ, nhưng thường thì chúng ko mang tính chất khoa học

- Hầu như đều là những suy luận sai lầm

- Là những định kiến được khái quát hoá quá mức

- Thường được liên kết với kinh nghiệm của cảm xúc

- Được chia sẻ trong một nhóm người

- Đa số mang tính tiêu cực

Ví dụ nổi tiếng về định kiến liên quan tới niềm tin về sự khác biệt chủng tộc giữa các vận động viên. Như Hodge, Burden, Robinson và Bennett (2008) đã chỉ ra, các vận động viên nam da đen thường được cho là giỏi thể thao hơn, nhưng kém thông minh hơn các vận động viên nam da trắng. Những niềm tin này vẫn tồn tại mặc dù có một số ví dụ điển hình ngược lại. Đáng buồn thay, những niềm tin như vậy thường ảnh hưởng đến cách những vận động viên này được những người khác đối xử và cách họ nhìn nhận về bản thân và năng lực của chính họ. Cho dù bạn có đồng ý với một định kiến hay không, thì những định kiến thường được biết đến nhiều trong một nền văn hóa nhất định.