Giá trị của làm văn hóa doanh nghiệp năm 2024

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là quá trình tạo ra và duy trì một bộ giá trị, tôn chỉ, và phong cách làm việc độc đáo mà tất cả nhân viên cũng như lãnh đạo của một tổ chức cần tuân theo. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì môi trường làm việc tích cực và khích lệ sự phát triển cá nhân cũng như của tổ chức.

Văn hóa doanh nghiệp thường bao gồm các yếu tố sau:

  • Giá trị cốt lõi: Đây là các nguyên tắc không thể thay đổi mà tổ chức quyết định tuân theo. Chúng thường liên quan đến cách làm việc, đạo đức nghề nghiệp, và mục tiêu cốt lõi của tổ chức.
  • Tôn chỉ và quan điểm: Đây là triết lý hoặc phương châm mà tổ chức tôn trọng và theo đuổi, và nó thường định hình cách tổ chức tương tác với khách hàng và nhân viên.
  • Môi trường làm việc: Văn hóa doanh nghiệp có thể tạo ra môi trường làm việc tích cực, khích lệ sự sáng tạo, động viên sự hợp tác, và tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân.
  • Phong cách lãnh đạo: Phong cách lãnh đạo của các nhà quản lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành văn hóa doanh nghiệp. Sự lãnh đạo tích cực, mở cửa và động viên có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực và khích lệ.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần sự cam kết từ tất cả các cấp bậc trong tổ chức, từ nhân viên đến lãnh đạo cấp cao. Nó cũng cần thời gian và sự đầu tư liên tục để đảm bảo rằng các giá trị và phong cách làm việc không chỉ là từ ngữ mà còn được thực hiện trong mọi hoạt động của tổ chức.

Giá trị của làm văn hóa doanh nghiệp năm 2024

Lợi ích của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp để dễ dàng quản lý

Các doanh nghiệp thường sẽ xây dựng những nội quy, quy chế riêng để dễ dàng quản lý các hoạt động, con người, tạo nên sự chuyên nghiệp và gây ấn tượng đến khách hàng. VD: quy định về giờ giấc làm việc giúp cho người quản lý có thể kiểm soát được thời gian bắt đầu công việc, và lịch làm việc của nhân viên, nhờ đó họ có thể dễ dàng phân bổ nhiệm vụ cho từng người nhằm nâng cao năng suất và tránh những rủi ro tài chính trong doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp tạo ra sự liên kết

Tạo ra sự liên kết giữa các nhân viên là điều cần thiết đối với doanh nghiệp trong xuyên suốt quá trình hoạt động. Việc có chung văn hóa trong doanh nghiệp chính là điểm kết nối cần thiết giữa các nhân viên.Vì sự đoàn kết và thấu hiểu nhau sẽ giúp cho công việc được diễn ra suôn sẻ hơn, từ đó năng suất và chất lượng công việc sẽ được nâng cao.

Bên cạnh đó, việc giữ chân nhân sự có chất lượng lại cho công ty là điều cực kỳ quan trọng, bởi những người có thâm niên càng cao sẽ hiểu nhất về giá trị của doanh nghiệp. Để làm được điều đó thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp là điều vô cùng cần thiết. Nhân viên sẽ cảm nhận được sứ mệnh và giá trị mà họ đang làm cho tổ chức, từ đó cống hiến hết sức mình vì sự phát triển của doanh nghiệp.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tạo ra môi trường làm việc tích cực

Chắc chắn rằng bất cứ nhân viên nào cũng mong muốn tìm được môi trường làm việc mang lại nhiều giá trị cho bản thân và tạo ra được cảm hứng trong công việc. Để có không gian làm việc như vậy sẽ cần xây dựng giá trị văn hóa của doanh nghiệp để định hình “màu sắc” trong xuyên suốt quá trình hoạt động. Bởi vì, người đi làm phần lớn sẽ quan tâm nhiều đến nhưng lợi ích của họ trước tiên, nên văn hóa doanh nghiệp chính là sự liên kết mọi người lại với nhau tạo ra môi nơi làm việc đầy năng lượng và tích cực.

Tìm kiếm nhân sự phù hợp

Nhân sự là một trong những vấn đề cốt lõi ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào. Vậy nên, họ sẽ có xu hướng tìm người làm việc phù hợp nhất hơn là người làm việc tốt nhất. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngay từ đầu là một cách để có thể dễ dàng tìm đúng nhân sự cho công ty. Trong trường hợp nếu nhân sự giỏi nhưng không phù hợp với văn hóa tại công ty sẽ dẫn đến những mâu thuẫn nội bộ, gây ảnh hưởng đến mục tiêu chung của tập thể.

Giá trị của làm văn hóa doanh nghiệp năm 2024

Hướng dẫn cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả đòi hỏi sự cam kết từ tất cả các cấp bậc trong tổ chức, từ nhân viên đến lãnh đạo cấp cao. Dưới đây là một số bước quan trọng để xây dựng một văn hóa doanh nghiệp tích cực và hiệu quả:

Xác định giá trị cốt lõi

Định rõ các giá trị cốt lõi mà tổ chức muốn thúc đẩy và tuân thủ. Đảm bảo rằng những giá trị này phản ánh tinh thần của tổ chức và được thể hiện trong mọi hoạt động hàng ngày.

Giao lưu và giao tiếp

Tạo cơ hội cho các cấp bậc trong tổ chức để giao lưu và giao tiếp với nhau. Điều này có thể giúp xây dựng môi trường làm việc mở cửa và khích lệ sự hợp tác.

Tạo điều kiện cho sự đa dạng

Tạo ra môi trường mà tất cả mọi người cảm thấy được tôn trọng và đánh giá cao, không kể về giới tính, chủng tộc, hoặc văn hóa. Đa dạng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một văn hóa doanh nghiệp đa dạng và phong phú.

Khuyến khích sự đổi mới

Khích lệ nhân viên để đề xuất ý tưởng mới và tham gia vào quá trình đổi mới và sáng tạo. Điều này có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực và động viên sự phát triển cá nhân.

Đầu tư vào đào tạo và phát triển

Cung cấp các chương trình đào tạo và phát triển để nâng cao kỹ năng của nhân viên và khích lệ sự phát triển cá nhân. Điều này không chỉ giúp cải thiện hiệu suất làm việc mà còn khích lệ sự hết lòng với công việc.

Tạo ra môi trường làm việc tích cực

Khích lệ sự hợp tác, tôn trọng và sự công bằng trong môi trường làm việc. Tạo ra một môi trường mà mọi người cảm thấy đánh giá cao và cảm thấy hạnh phúc khi làm việc.

Lãnh đạo bằng gương mẫu

Lãnh đạo cần phản ánh những giá trị và tôn chỉ mà tổ chức muốn thúc đẩy. Họ cần thể hiện sự lãnh đạo tích cực và tạo động lực cho nhân viên.

Văn hóa doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh

Mỗi doanh nghiệp sẽ có một nét đặc trưng và “tính cách” riêng biệt, đó chính là điểm nhấn để khách hàng có thể nhận biết được thương hiệu của bạn. Doanh nghiệp nên xây dựng văn hóa cho riêng mình ngay từ thời điểm bắt đầu thành lập và hoàn thiện dần trong suốt quá trình hoạt động. Văn hóa doanh nghiệp có thể được thể hiện qua việc chăm sóc khách hàng, hình ảnh, màu sắc công ty. Điều này sẽ là nhân tố chính để gây ấn tượng với khách hàng, giúp cho bạn gia tăng lợi thế cạnh so với những thương hiệu khác trên thị trường.

Một số văn hóa doanh nghiệp của các tập đoàn lớn

Văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn Vingroup

Vingroup là một trong những tập đoàn phát triển hàng đầu tại Việt Nam, để có được thành công vang dội đó không chỉ dựa vào sự nỗ lực và tài năng của nguồn nhân lực, mà còn từ việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt.

Giá trị cốt lõi của Vingroup được thể hiện qua 6 chữ vàng bao gồm: “Tín - Tâm - Trí - Tốc - Tinh - Nhân”

- Tín: Vingroup luôn đặt chữ tín lên hàng đầu qua 20 năm phát triển, đảm bảo sự tín nhiệm của mình đối với khách hàng và toàn thể nhân viên với tập đoàn.

- Tâm: Lấy nhân viên làm trung tâm, tôn trọng và nhìn nhận đúng đắn đóng góp của người lao động.

- Trí: Văn hoá doanh nghiệp Vingroup luôn khuyến khích nhân viên sáng tạo, đề cao tinh thần dám nghĩ dám làm, tìm tòi và áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào quá trình làm việc.

- Tốc: Từ ban lãnh đạo đến cấp quản lý và nhân viên trong tổ chức tràn đầy nhiệt huyết với tinh thần làm việc nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả qua văn hoá “Tốc độ, hiệu quả trong từng hành động”.

- Tinh: Vingroup mong muốn xây dựng được một đội ngũ nhân viên tinh hoa và tinh gọn. Đồng thời hết mình với tinh thần đóng góp sức lực và khả năng để tạo nên những bước chuyển mình quan trọng cho tập đoàn.

- Nhân: Vingroup luôn xem người lao động là tài sản quý giá nhất, do đó ban lãnh đạo đưa ra các chính sách và chế độ đãi ngộ, phúc lợi tốt nhất cho nhân viên của mình

Văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn Viễn thông - Quân đội Viettel

Tập đoàn Viettel được dẫn dắt bởi hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam, chính vì vậy hình ảnh bản lĩnh “người lính” không ngại xông pha, vất vả và kiên định đã tạo nên sức mạnh và sự khác biệt với các tập đoàn khác. Có thể thấy được tính kỷ luật và tập thể là nét đặc trưng mang lại thành công cho tập đoàn này.

Văn hóa của Viettel được thể hiện qua 5 giá trị cốt lõi:

- Sáng tạo: “hãy nói theo cách của bạn”. Đó là câu slogan quen thuộc đề cao sự sáng tạo không ngừng nghỉ.

- Khách hàng là trung tâm: Mỗi khách hàng là một cá thể riêng biệt cần được quan tâm, lắng nghe, tôn trọng và thấu hiểu.

- Linh hoạt: Với sự thay đổi không ngừng nghỉ của xã hội, việc linh hoạt thay đổi là yếu tố cốt lõi được đặt lên hàng đầu.

- Tư duy số: Để quản lý môi trường ở Viettel không phải là chuyện đơn giản, nên việc quản lý có tư duy, hệ thống là điều cần thiết.

- Văn hóa mở và hợp tác: Người phương Tây thích thay đổi, người phương Đông thích sự truyền thống. Việc kết hợp cả hai nền văn hóa không phải là sự lai tạp, mà là cách Viettel có thể nhìn thấy các mặt của vấn đề để xử lý linh hoạt và uyển chuyển hơn.