Giải cứu sầu riêng ở đâu

Chiều 18/2, một chủ xe container đã hạ hàng trên đường Phạm Hùng, Hà Nội để bán tháo số sầu riêng không xuất đi được Trung Quốc.

Sầu riêng hạt lép được bán đồng giá 450.000 đồng/thùng 8k.

Mỗi thùng có từ 3-4 quả sầu riêng đã chín hoặc vài ngày tới sẽ chín.

Theo chủ hàng, lượng sầu riêng được bán khoảng 14 tấn, tương đương gần 2.000 thùng sầu riêng.

Người này cũng cho biết, đây là sầu riêng giống Thái, hạt lép nên không ngọt như sầu riêng hạt to nhưng có vị bùi hơn.

Theo chia sẻ, đây là sầu riêng không qua được biên giới do ùn tắc nên quay về bán với giá rẻ để giảm thiểu thiệt hại.

Rất nhiều người đã chung tay để mua sầu riêng giải cứu, người mua ít thì một thùng, nhiều thì 4-5 thùng.

Nhiều quả đã chín, chỉ cần tác động nhẹ là vỏ sẽ tự tách ra.

Sầu riêng được bán theo thùng nặng 8kg. Nếu ăn ngay chủ hàng sẽ chọn cho khách quả chín, nếu chưa sử dụng ngay sẽ chọn những quả xanh hơn có thể để được vài ngày.

Chỉ trong một thời gian ngắn hơn một nửa xe sầu riêng đã được tiêu thụ.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, tính đến ngày 17/2, tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, dù đã xuất đi được nhiều xe nông sản nhưng vẫn còn tồn nhiều xe chưa đi được, cụ thể:

Tại tỉnh Lạng Sơn:

+ Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị: ​​Xuất 171 xe [nông sản, hoa quả, linh kiện điện tử, khẩu trang, nước rửa tay, găng tay]; Nhập 62 xe [linh kiện điện tử, khẩu trang, nước rửa tay, găng tay, nông sản: lê, hành, tỏi, nấm..., máy móc..]

Tồn 338 xe nông sản, hoa quả [Mít, thanh long, ớt, nhãn], linh kiện điện tử xuất khẩu.

​​+ Cửa khẩu Tân Thanh: Không phát sinh; không tồn.

​​+ Cửa khẩu Cốc Nam: Không phát sinh; tồn 10 xe [lạc, tạp hóa, da bò, mỹ phẩm].

​​+ Cửa khẩu Chi Ma: tồn 4 xe xuất khẩu [một xe tái nhập khẩu thạch đen; một xe hạt tiêu, 2 xe quả sung khô].

+ Cửa khẩu Ga Đồng Đăng: Nhập khẩu 34 toa thép, than điện cực; tồn nhập 15 toa, trong đó 8 toa thép tấm, 7 toa quặng sắt

- Tại tỉnh Lào Cai:

+ Tổng số xe xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Kim Thành II: 239 xe.

Trong đó: xuất khẩu: 56 xe thanh long; nhập khẩu: 150 xe

+ Hiện tại cửa khẩu còn tồn đọng khoảng 200 xe trái cây tươi đang chờ xuất; không còn tồn hàng nhập khẩu.

- Tại tỉnh Quảng Ninh: Tiếp tục cập nhật

- Các tỉnh khác không có diễn biến phát sinh.

Ngọc Khánh

BẢO TRUNG   -   Thứ sáu, 06/08/2021 17:21 [GMT+7]

Chính quyền các cấp tỉnh Đắk Lắk đang tiến hành các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho người nông dân trồng sầu riêng, mở đường cho loại nông sản này phân phối ra ngoài địa phương.

Người nông dân Tây Nguyên thu hoạch sầu riêng. Ảnh: P.T

Chiều 6.8, ông Đỗ Quang Trà - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đắk Lắk - cho hay, đến thời điểm hiện tại địa phương đã tiến hành cấp 2.150 mã nhận diện QR code cho các phương tiện tham gia “luồng xanh”. Mã này được cấp cho các phương tiện vận chuyển các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, như rau củ quả, trái cây nông sản... để phân phối kịp thời cho thị trường. Hiện, các xe vận chuyển sầu riêng cũng được cấp mã nhận diện này để hỗ trợ thêm cho người nông dân bán sản phẩm, thương lái phân phối nguồn hàng được thuận lợi.

"Mã này được ngành giao thông vận tải cấp nên khi đi qua chốt kiểm soát sẽ được cơ quan chức năng quét để tránh cánh tài xế làm giả để vượt qua. Nếu phát hiện trường hợp làm giả thì cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm", ông Trà nhấn mạnh.

Lãnh đạo - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho hay , để tránh việc phải "giải cứu" nông sản, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đồng ý cho tỉnh xây dựng kho dữ liệu về thông tin mùa vụ, sản phẩm… đưa lên sàn thương mại điện tử.

Ngành nông nghiệp đã tỉnh hỗ trợ người trồng sầu riêng tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước bằng việc hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký cấp logo cùng với mã nhận diện QR code cho việc tham gia “luồng xanh” để thuận lợi quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hóa qua các chốt kiểm dịch. Ngoài ra, tỉnh cũng đã xây dựng đầy đủ các tiêu chuẩn cho 47 mã vùng trồng sầu riêng để khi có thể thông quan sẽ đủ tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch sang thị trường khác.

Những ngày cuối tháng 8, nhiều vườn sầu riêng ở H.Krông Pắk [Đắk Lắk] bước vào kỳ thu hoạch rộ. Khắp các ngả đường nườm nượp xe công nông, xe máy của nông dân chở sầu riêng đi bán. Tuy nhiên, phần lớn các điểm thu mua sầu riêng trên địa bàn là đại lý nhỏ và vừa; nhiều doanh nghiệp lớn chuyên kinh doanh sầu riêng vẫn đóng cửa im lìm.

Nông dân ở H.Krông Pắk chở sầu riêng đi bán

ẢNH: TRUNG CHUYÊN

Ông Bùi Đình Lục, nông dân xã Ea Kênh, H.Krông Pắk, cho biết các vườn sầu riêng chín rụng ngày càng nhiều trong khi thương lái chỉ thu mua nhỏ lẻ. Hơn thế, giá sầu riêng ngày càng giảm, hiện chỉ dao động từ 18.000 - 25.000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với những năm trước.

Anh Phan Trường Lâm, trú thôn 19 Tháng 8, xã Ea Yông, H.Krông Pắk, có hơn 1 ha sầu riêng kinh doanh, năm nay thu khoảng 27 tấn quả. “Năm ngoái nhà tôi bán sầu riêng với giá từ 47.000 - 50.000 đồng/kg. Nhưng hiện giờ giá thấp chỉ hơn một nửa so với trước, chúng tôi đang lo giá còn xuống nữa do dịch Covid-19 kéo dài khiến việc tiêu thụ gặp khó”, anh Lâm thổ lộ.

Các đại lý nhỏ tại H.Krông Pắk chỉ thu mua số lượng ít sầu riêng

ẢNH: HOÀNG BÌNH

Ông Tạ Văn Châm, Phó chủ tịch UBND xã Ea Yông, H.Krông Pắk, cho biết xã này có hơn 900 ha sầu riêng, sản lượng trên dưới 20.000 tấn. Đầu tháng 8, nhiều doanh nghiệp đến đăng ký thu mua sầu riêng trên địa bàn xã, nhưng đến nay vẫn rất ít thương nhân hợp đồng với dân để mua tại vườn.

“Ngoài giá cả xuống thấp so với những năm trước, việc không nhiều thương lái hợp đồng đặt cọc mua sầu riêng tại vườn khiến nông dân lo lắng khâu tiêu thụ sản phẩm”, ông Châm cho hay.

Rất ít thương nhân đặt cọc mua tại vườn nên nông dân phải đem sầu riêng đi bán ở các cơ sở thu mua

ẢNH: TRUNG CHUYÊN

Thương nhân kêu khó

Ông Nguyễn Hữu Lộc, một chủ đại lý mua sầu riêng ở xã Ea Yông, cho biết tầm này năm ngoái mỗi ngày ông xuất đi hơn 10 tấn sầu riêng thì nay chỉ xuất được khoảng 6 - 7 tấn/ngày, chủ yếu bán ở các tỉnh miền Trung và phía bắc, còn các tỉnh phía nam do dịch nên khó đưa hàng về.

“Giá sầu riêng hiện nay giảm do sức tiêu thụ kém, đầu vụ đã giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, lượng hàng năm nay lại nhiều hơn do diện tích sầu riêng kinh doanh tăng lên”, ông Lộc nói.

Nhiều người cho rằng sản lượng sầu riêng ở H.Krông Pắk năm nay tăng hơn năm trước

ẢNH: TRUNG CHUYÊN

Các doanh nghiệp lớn chuyên kinh doanh sầu riêng cũng kêu khó trong khâu tiêu thụ. Bà Ngô Tường Vy, Phó giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu [Bến Tre], đơn vị thu mua sầu riêng trên địa bàn H.Krông Pắk, cho rằng ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến thị trường, giá cả nhiều mặt hàng nông sản, trong đó có sầu riêng. Do đó, người dân đừng đổ lỗi giá sầu riêng xuống thấp là do thương lái chèn ép.

Theo bà Vy, dịch bệnh khiến các khâu vận chuyển, tiêu thụ sầu riêng đều khó khăn nên việc thu mua sầu riêng cho nông dân cũng bị ảnh hưởng theo. “Ngoài ra, các doanh nghiệp thu mua sầu riêng cũng gặp khó trong việc quay vòng vốn, bởi thị trường tiêu thụ hạn chế, lượng hàng tồn kho nhiều”, bà Vy nói.

Đồng hành cùng doanh nghiệp

Đắk Lắk hiện có khoảng 12.000 ha sầu riêng; trong đó, 5.300 ha đang cho thu hoạch. H.Krông Pắk được xem là “vựa sầu riêng” của tỉnh này, với khoảng 2.500 ha kinh doanh [chiếm gần nửa diện tích sầu riêng kinh doanh của tỉnh], sản lượng ước khoảng 45.000 tấn. Hiện các loại sầu riêng chất lượng cao như Dona, Ri6 đã thu hoạch nhưng chưa vào chính vụ, còn khoảng 65 - 70% sản lượng chưa thu hái.

Theo báo cáo của UBND H.Krông Pắk, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhiều doanh nghiệp không thể vận chuyển sầu riêng về kho ở các tỉnh, thành phía nam để tách, bóc múi cấp đông. Tình hình xuất khẩu sầu riêng cũng gặp khó khăn, do đó sản lượng tiêu thụ giảm nhiều so với cùng kỳ các năm trước.

Nhiều vườn sầu riêng có năng suất, sản lượng cao nhưng nông dân không vui vì giá giảm

ẢNH: TRUNG CHUYÊN

Từ đầu vụ thu hoạch, H.Krông Pắk đã thành lập tổ công tác hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, thương nhân thu mua sầu riêng trên địa bàn. Theo đó, tạo điều kiện đưa đón công nhân kỹ thuật từ các tỉnh miền Tây đến thu hoạch, sơ chế sầu riêng; hỗ trợ việc đăng ký tạm trú, kiểm tra y tế; tìm địa điểm lập các cơ sở bóc múi, xử lý vỏ sầu riêng…

Bà Ngô Thị Minh Trinh, Phó chủ tịch UBND H.Krông Pắk, cho biết mới đây [ngày 26.8] UBND huyện đã tổ chức hội nghị ghi nhận phản ánh những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh mặt hàng sầu riêng; để qua đó kiến nghị các cấp, các ngành liên quan có cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy việc tiêu thụ sầu riêng.

“Ngoài những việc đã triển khai trong thời gian qua thì trên cơ sở những ý kiến của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, H.Krông Pắk sẽ có văn bản đề xuất các cấp, các ngành hỗ trợ doanh nghiệp tìm thuê các kho đông lạnh trữ hàng. Đồng thời, đề xuất cho doanh nghiệp vay vốn quay vòng thu mua sầu riêng bằng cách có thể thế chấp kho hàng, sản phẩm…”, bà Trinh nói.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề