Hạch toán bù trừ công nợ 3 bên năm 2024

Việc thanh toán bù trừ công nợ hiện nay khá phổ biến trong trường hợp một đơn vị vừa đóng vai trò là người mua, vừa là người bán với một đơn vị khác. Vậy cấn trừ công nợ có được khấu trừ thuế GTGT không? Tham khảo bài viết dưới đây của iHOADON để có câu trả lời nhé.

1. Thanh toán bù trừ công nợ là gì?

Hạch toán bù trừ công nợ 3 bên năm 2024

Thế nào là thanh toán bù trừ công nợ

Bù trừ công nợ hay còn gọi là cấn trừ công nợ là một loại phát sinh từ giao dịch hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ. Trong đó một đơn vị vừa đóng vai trò là người mua, vừa là người bán với một đơn vị khác.

Đối với hình thức thanh toán bù trừ công nợ, có thể hiểu đơn giản như sau: Trong khi thực hiện thanh toán, nếu có phát sinh giao dịch mua bán đồng thời thì hai bên có thể thực hiện cấn trừ công nợ bằng công nợ phải thu bù trừ với công nợ phải trả, số tiền chênh lệch còn lại sẽ được thanh toán hoặc có thể bù trừ vào các giao dịch phát sinh tiếp theo.

Trong trường hợp thanh toán bù trừ công nợ, kế toán sẽ phải thực hiện các công việc sau:

- Các định chứng từ công nợ phải thu và chứng từ công nợ phải trả.

- Tiến hành bù trừ công nợ phải thu và công nợ phải trả

- Cập nhật liên tục bù trừ công nợ vào sổ theo dõi công nợ

Hồ sơ thanh toán bù trừ công nợ bao gồm các giấy tờ sau:

- Bảng công nợ

- Hợp đồng mua bán giữa các bên

- Biên bản nghiệm thu, biên bản giao hàng, biên bản xuất kho

- Biên bản thanh lý hợp đồng

- Bản đối chiếu công nợ

- Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt

2. Biên bản bù trừ công nợ

Hạch toán bù trừ công nợ 3 bên năm 2024

Biên bản bù trừ công nợ gồm những nội dung gì?

Biên bản bù trừ công nợ được lập khi bên mua và bên bán có phát sinh mua bán với nhau và có cấn trừ công nợ. Biên bản ghi nhận công nợ phải thu, phải trả và nghĩa vụ thanh toán số tiền còn lại của các bên tham gia.

Một số nội dung cần phải có trên biên bản bù trừ công nợ:

- Tên biên bản

- Ngày lập

- Thông tin các bên liên quan (Họ và tên, SĐT, địa chỉ, email, người đại diện…)

- Nội dung biên bản (Giá trị hàng hóa, chứng từ chứng minh giao dịch, cách thức thanh toán, thời hạn thanh toán, giá trị chênh lệch còn lại)

- Xác nhận của các bên

\>>> Tải ngay mẫu biên bản bù trừ công nợ TẠI ĐÂY

3. Bù trừ công nợ có được khấu trừ thuế GTGT không?

Hạch toán bù trừ công nợ 3 bên năm 2024

Bù trừ công nợ được khấu trừ thuế GTGT nếu đáp ứng được 3 điều kiện

Thanh toán bù trừ công nợ được khấu trừ thuế GTGT và được xác định là chi phí hợp lý thì cần đảm bảo các điều kiện dưới đây (theo khoản 4 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC):

- Quy định trong hợp động về việc thanh toán bù trừ công nợ

- Biên bản cấn trừ công nợ có xác nhận của các bên

- Chứng từ thanh toán số tiền còn lại sau khi cấn trừ nếu trên 20 triệu đồng.

Mặt khác, theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định trừ các khoản chi không được trừ nêu tại khoản 2 Điều này thì doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ 03 điều kiện:

- Thứ nhất, khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thứ hai, khoản chi có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định

- Thứ ba, Khoản khi có hóa đơn hàng hóa, dịch vụ từng lần trên 20 triệu đồng phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Trên đây là giải đáp thanh toán bù trừ công nợ có được khấu trừ thuế không? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.