Hàn răng hàm hết bao nhiêu tiền năm 2024

Hàn răng sâu hay còn gọi là trám răng là một phương pháp phục hồi lại phần mất mô cứng của thân răng bị hư hỏng do nhiều nguyên nhân như sâu,sứt, mẻ, thiểu sản men ngà…giúp chiếc răng của bạn trở lại hình dạng và chức năng bình thường của nó .Đây là kĩ thuật nha khoa quan trọng và được thực hiện hàng ngày tại phòng khám nha khoa. Công việc này không còn xa lạ đối với bác sĩ hàng ngày. Đây là phương pháp phục hồi nhanh chóng, ít gây đau đớn cho người bệnh và với chi phí được cho là thấp nhất trong các hình thức phục hình răng. Vậy hàn răng sâu có bao nhiêu loại và chi phí cụ thể như thế nào, đầu tiên ta cùng tìm hiểu về vật liệu hàn răng nhé:

1. Amalgam:

Là vật liệu được sử dụng phổ biến trước đây, chúng có ưu điểm là cứng, chắc, ít độc với cơ thể. Tuy nhiên do nhược điểm về màu sắc tối không giống màu răng thật, dẫn nhiệt trong miệng khi ăn đồ nóng và phải lấy nhiều mô răng lành để gắn dính nên hiện nay đã không còn sử dụng trên thị trường.

Ảnh

2. Glass ionnomer cement

Là vật liệu đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay do màu sắc khá giống răng thật. Ngoài ra vật liệu còn giải phóng nhiều Flour giúp ngăn ngừa sâu răng và gắn dính tốt trên ngà răng. Chúng được dùng nhiều cho vùng răng hàm, các vị trí răng sâu dưới lợi và có khả năng đông cứng ngay cả trong môi trường ẩm. Chi phí hàn vật liệu này là 80000 đồng/ răng.

Nhược điểm chưa hoàn toàn giống màu răng thật và hay bị mòn khi ăn nhai.

Ảnh

3. Composite

Vật liệu hàn răng phổ biến nhất hiện nay, sử dụng ưu tiên cho vùng răng cửa do độ thẩm mĩ và có thể phối hợp nhiều màu tạo hiệu ứng giống màu răng thật. tuy nhiên loại chất hàn này có khả năng kích thích ngà răng với những lỗ sâu lớn, sát tủy và có đổi màu, co ngót theo thời gian gây ra hở vi kẽ, tạo điều kiện cho vi khuẩn đi vào lỗ sâu gây thất bại. Do vậy chỉ định sử dụng composite riêng lẻ có hạn chế với những lỗ sâu lớn nhất là ở vùng răng hàm.

Chi phí cho hàn răng composite với răng thông thường là 200 nghìn đồng/ răng.

Chi phí cho hàn thẩm mĩ răng cửa là 300 đến 500 nghìn đồng/ răng.

Ảnh so sánh giữa hàn răng amalgam và composite

Ảnh hàn thẩm mĩ răng cửa

4. Vật liệu lai giữa GIC và ion gốc nhựa

Đây là vật liệu được khai thác sử dụng hiện nay do có cả ưu điểm của cả GIC và composite về độ cứng, màu sắc, sự gắn dính tốt và phóng thích flour giúp tăng độ bền dán dính và màu sắc thích hợp hàn cổ răng và các vị trí sâu mặt gần, xa ( xoang 2 theo black).

Ảnh:

5 Sứ

Để khắc phục triệt để sự co ngót và đổi màu của nhựa composite và các chất hàn răng trước đây, người ta đã sản xuất ra inlay, onlay sứ cho các vị trí răng sâu vỡ lớn để đảm bảo mối hàn về độ khít sát, độ gắn dính , màu sắc, cũng như độ cứng chắc của răng. Do phương pháp này hiện đại và sử dụng nhiều vật liệu gắn dính mới nên giá thành khá cao từ 5 triệu đồng trở lên.

Ảnh

6. Vật liệu sinh học hàn lót các xoang sâu lớn sát tủy hoặc thủng vào tủy

MTA hoặc Canxi hydroxide là những vật liệu sinh học được nhắc đến tại đây.

MTA giúp bảo vệ mô răng sát tủy còn lại, sát khuẩn, kích thích tạo mô ngà răng, giảm nguy cơ đau nhức tủy khi hàn những răng sâu lớn. Chi phí hàn lót là 500 nghìn đồng / răng.

Canxi hydroxide cũng có tác dụng tương tự MTA tuy nhiên chúng ra đời sớm hơn nên chưa được cải tiến nhiều như MTA nên giá thành là 200 nghìn đồng.

Ảnh vật liệu che tủy chứa canxi hydroxide.

Phân loại theo vị trí sâu răng

Sâu răng cửa với những lỗ hàn bé chúng ta có thể lựa chọn composite để đạt hiệu quả thẩm mĩ cao. Tuy nhiên với những xoang sâu lớn hàn thẩm mĩ không đảm bảo được độ cứng chắc khi ăn nhai thì chỉ định làm phục hình dán sứ inlay, onlay.

Với răng sâu vùng cổ răng thì chi phí hàn răng sẽ là 200 nghìn do sử dụng composite với độ gắn dính tốt, độ cứng và cần sự tỉ mỉ để có các bước tạo hình lại răng có độ thẩm mĩ cao.

Vùng mặt nhai răng hàm thì tùy điều kiện kinh tế chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn được vật liệu phù hợp như các vật liệu đã được liệt kê ở trên.

Phân loại theo hình thức hàn răng

- Hàn răng trực tiếp

Sử dụng các loại chất hàn để thao tác trực tiếp trên miệng bệnh nhân

Với cách này tiện lợi, bệnh nhân đến và có răng phục hồi trong 1 lần hẹn. Nhược điểm phương pháp này cần cách li tốt nược bọt để đạt hiệu quả gắn dính tối đa.

- Hàn răng bán trực tiếp và gián tiếp

Với phương pháp này hàn răng có sử dụng mối hàn nguyên khối như composite hoặc sứ. Ưu điểm có thể tạo giải phẫu múi hố rãnh trên mẫu hàm để tạo mối hàn 1 cách toàn diện, kiểm soát được màu sắc độ cứng và độ khít sát của phục hình với răng thật.

Bệnh nhân sẽ đi lại khoảng 2 lần hẹn thì sẽ có 1 chiếc răng hoàn thiện đầy đủ về giải phẫu và thẩm mĩ như răng thật nhé!

Hiện nay tỷ lệ sâu răng khá cao, cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời tránh các biến chứng như viêm tủy, viêm quanh cuống và cuối cùng là nhổ răng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và tốn kém về mặt kinh tế. Thực hiện điều trị sâu răng là hàn phục hồi lại răng đã tổn thương.

KHI NÀO CẦN ĐI HÀN RĂNG?

Hàn răng (hay trám răng) là kỹ thuật phục hình răng cơ bản, sử dụng các vật liệu chuyên dụng để lấp đầy chỗ trống do sâu răng hoặc chấn thương.

Hàn răng thường áp dụng với các trường hợp:

  • Răng bị sâu
  • Răng bị mòn cổ răng
  • Răng gãy, mẻ, vỡ do chấn thương
  • Hàn thẩm mỹ đóng khe thưa

Lưu ý:

Hàn răng thường áp dụng đối với các trường hợp với những lỗ sâu kích thước nhỏ hoặc trung bình, trường hợp sâu lớn vào tủy răng hoặc vỡ lớn thân răng cần sử dụng cần sử dụng phương pháp điều trị khác.

Hàn răng hàm hết bao nhiêu tiền năm 2024

HÀN RĂNG CÓ ĐAU KHÔNG?

Khi hàn răng, bác sĩ đưa vật liệu dùng để hàn răng lên trực tiếp thân răng và tạo hình, không ảnh hưởng tới các phần khác trong khoang miệng, chính vì vậy hàn răng sẽ không gây cảm giác đau.

Mỗi loại vật liệu hàn răng có ưu – nhược điểm khác nhau. Căn cứ vào vị trí hàn răng cũng như nhau cầu, chi phí để khách hàng lựa chọn cho mình vật liệu phù hợp.

VẬT LIỆU

ƯU ĐIỂM

NHƯỢC ĐIỂM

Chất trám răng Amalgam

  • Thành phần chất trám răng chính từ hợp kim đồng, bạc thủy ngân, thiếc.
  • Độ bền cao
  • Khả năng chịu sức nhai tốt
  • Giá thành rẻ hơn so với Composite.
  • Có màu bạc và thường dùng để hàn răng hàm hay răng tiền hàm.
  • Tính thẩm mỹ không cao do chất trám có màu bạc
  • Miếng trám dễ bong tróc khi ăn nhai
  • Có khả năng gây kích ứng nhiễm độc vì chứa thủy ngân, đặc biệt với phụ nữ đang mang bầu
  • Răng nhạy cảm hơn với nhiệt độ thức ăn vì Amalgam có khả năng dẫn nhiệt. Chất hàn răng Fuji 9

Chất liệu tổng hợp được dùng nhiều trong nha khoa thẩm mỹ GIC

  • Chất liệu trùng với màu răng nên đem lại tính thẩm mỹ cao (làm được cho răng cửa)
  • Chịu được lực và độ mài mòn, không gây độc hại, không làm viêm lợi ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng
  • Bít lỗ răng hợp lý, giảm lưu đường và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trên răng, ngăn ngừa hình thành sâu răng.
  • Độ cứng không tốt bằng Amalgam. Do đó, không thể sử dụng cho những lỗ sâu to. Vật liệu trám răng GIC

Sử dụng vật liệu GIC mang màu trắng bột

  • Tính thẩm mỹ cao do màu trùng với màu răng và khó nhận ra vết trám khi nhìn bằng mắt thường.
  • Hỗn hợp có chứa Flour nên có thể chống sâu răng; mức chi phí thấp.
  • Độ bền thấp hơn so với trám Amalgam
  • Khả năng chịu lực và chống mòn thấp nên không phù hợp để trám răng hàm. Vật liệu trám răng Composite

Là vật liệu trám răng quen thuộc nhất hiện nay

  • Tính thẩm mỹ cao, có thể tùy chỉnh màu sắc để phù hợp với răng tự nhiên
  • Có thể xử lý răng sâu, phục hồi răng mẻ, tăng cường men răng,… Độ bền kém hơn so với vật liệu Vàng Chất liệu hàn răng vàng
  • Độ bền cao, ít nhất là từ 10-15 năm, không bị ăn mòn.
  • Chịu lực nhai tốt.
  • Chi phí cao và quá trình hàn răng cầu kỳ hơn so với các vật liệu khác.
  • Có thể gặp sốc điện nhưng đây là trường hợp rất hiếm gặp. Trám răng bằng chất liệu sứ
  • Chống bám bẩn tốt hơn nhiều so với Composite
  • Chi phí khá cao so với các vật liệu khác Chất liệu Ionomer thủy tinh

Sử dụng vật liệu thủy tinh cùng với Acrylic

  • Giải phóng Fluoride để bảo vệ răng khỏi sâu răng
  • Thường được sử dụng để trám dưới đường nướu và trám răng cho trẻ nhỏ Tuổi thọ trung bình khoảng 5 năm và chi phí tương đương với nhựa Composite

HÀN RĂNG CÓ BỀN KHÔNG?

Độ bền của hàn răng phụ thuộc vào vị trí, kích thước lỗ sâu, vật liệu, phương pháp hàn và cách vệ sinh. Thông thường, độ bền của hàn răng là khoảng 2-5 năm, có thể tồn tại vĩnh viễn nếu kỹ thuật hàn và chế độ chăm sóc răng miệng tốt.

CHI PHÍ HÀN RĂNG LÀ BAO NHIÊU?

Tùy thuộc vào tình trạng răng khác nhau mà mức chi phí điều trị khác nhau. Dưới đây là bảng giá hàn răng cụ thể tại Nha Khoa Việt Anh:

HÀN RĂNG CHI PHÍ BẢO HÀNH HÀN RĂNG SỮA 60.000 6 THÁNG HÀN RĂNG VĨNH VIỄN 100.000 – 150.000 6 THÁNG HÀN CỔ RĂNG 150.000 6 THÁNG HÀN THẨM MỸ 200.000 6 THÁNG

HÀN RĂNG XONG CẦN KIÊNG GÌ, ĂN GÌ?

Nếu trong quá trình hàn răng sử dụng vật liệu composite thì sau đó có thể ăn được luôn. Nếu dùng các vật liệu khác thì nên tránh ăn nhai khoảng 2 tiếng để miếng trám ổn định, bám chắc vào răng,

Khuyến khích sử dụng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm để tránh gây ảnh hưởng miếng hàn.

Điều trị càng sớm, chi phí hàn răng càng thấp.

Để được các bác sĩ tư vấn chi tiết về tình trạng răng, các chi phí trong quá trình hàn răng… bạn có thể liên hệ Nha Khoa Việt Anh qua:

Hẳn một cái răng hết bao nhiêu tiền?

Hàn răng bao nhiêu tiền một cái? Hiện nay, trên thị trường mức giá hàn răng giao động từ 100.000đ – 1.000.000đ/răng. Tùy vào tình trạng và mức độ răng mà mức giá này có thể cao hoặc thấp.

Sau khi trám răng bao lâu mới được ăn?

Nếu bạn không sử dụng thuốc tê trong các trường hợp trám kẽ răng thì có thể ăn uống bình thường ngay sau kết thúc điều trị. Còn đối với các trường hợp răng chấn thương, răng sâu, bạn sẽ cần phải chờ thuốc tê hết tác dụng để có thể ăn lại, thông thường sẽ là khoảng 1 – 2 tiếng.

Lấy tủy răng và trám răng giá bao nhiêu?

Bảng giá trám răng lấy tủy.

Nhổ răng khôn chi phí hết bao nhiêu?

Chi phí nhổ răng khôn là bao nhiêu tiền?.