Hay nêu những chính sách dân số của nước ta để hạn chế sự gia tăng nhanh dân số alabama

Translated from AL.com's article How a Vietnamese community emerged among the most vaccinated in Alabama

Tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 tại Alabama thấp thứ hai trên toàn quốc, nhưng cộng đồng người Việt nhập cư của ông Le trên Vịnh thì ngược lại.

By Sarah Whites-Koditschek, on 17-06-2021, 11:00:00

Tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 tại Alabama thấp thứ hai trên toàn quốc, nhưng cộng đồng người Việt nhập cư của ông Le trên Vịnh thì ngược lại. Tại bến thuyền ở Bayou La Batre Alabama, thuyền trưởng tàu tôm Truc Le cởi dây neo dày đặc gắn trên con tàu “Lucky Kim” màu xanh trắng của mình. Lê cùng vợ và con trai đang ở bến tàu để bổ sung đá ướp lạnh cho những mẻ tôm sắp tới. Le vẫn đi biển trong suốt đại dịch. Ông ấy không quá lo lắng về COVID-19, nhưng các thành viên trong gia đình của ông ấy thì có. Vì vậy ông đã tiêm vaccine. Ông nói người nhà của ông lo rằng nếu họ không tiêm phòng, họ sẽ dễ nhiễm virus. Alabama có tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 thấp thứ hai trên toàn quốc. Nhưng cộng đồng người Việt nhập cư nhỏ tại đây có tỉ lệ tiêm chủng rất cao. Các nhà lãnh đạo cộng đồng ước tính có đến 90% người Mỹ gốc Việt đủ điều kiện tiêm Covid vaccine ở Alabama đã tiêm vaccine. Trong khi con số này ở Alabama chỉ là 34%. Con trai của Le, người đi biển chung với cha mình, cho biết anh ấy cũng đang đợi tiêm vaccine, theo sự khuyến khích của gia đình. Vợ của Le, Phuong Thi Nguyen, đang nạp đá vào thùng chứa gần một máy làm đá công nghiệp ở bến tàu. Bà nhờ con gái đặt lịch hẹn tiêm vaccine trên điện thoại di động vì bà không nói được tiếng Anh.

Tàu tôm của thuyền trưởng Truc Le Bà chia sẻ “Những người xung quanh chúng tôi hầu hết đều đã tiêm phòng. Họ nói với tôi nếu tôi tiêm phòng, nguy cơ phát bệnh COVID-19 sẽ thấp.” Các nhà lãnh đạo cộng đồng ước tính có khoảng 4.000 người Việt Nam ở bang Alabama, trong đó khoảng 900 người ở vùng Bayou La Batre. Phuong Thi Nguyen cho biết bà gặp các thành viên khác của cộng đồng người Việt tại địa phương vào các dịp lễ, như Tết Nguyên Đán, tại trung tâm cộng đồng người Việt tại địa phương, và tại nhà của họ khi có dịp thăm viếng nhau. Nguyen nói rằng việc không nói được tiếng Anh làm tăng thêm sự khó khăn khi sống ở Mỹ. Ở phía nam Alabama, nhiều người Việt Nam, như Le và Nguyen, làm việc trong ngành đánh bắt hải sản. Những người này di cư đến Louisiana, Mississippi và Vịnh Alabama trong làn sóng di cư vào những năm 1980 khi Hoa Kỳ cho phép người tị nạn nhập cư vào Mỹ sau Chiến tranh Việt Nam. Daniel Le, giám đốc phụ trách Vùng Vịnh của tổ chức Boat People S.O.S., một nhóm hỗ trợ người Việt nhập cư tại Hoa Kỳ, cho biết nhiều người Việt Nam ở khu vực này quan tâm đến COVID-19. Họ đã theo sát các quy tắc hạn chế và họ lắng nghe các nhà khoa học. Ông Le nói: “Về mặt văn hóa, nói chung, người Việt Nam tin tưởng vào các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Họ biết nhân viên y tế biết điều gì là tốt nhất cho họ.” Những cư dân đi tiêm phòng sớm tại Bayou la Batre Tại nhà thuốc Bayou, phục vụ từ thị trấn cho đến bến tàu, khách hàng Việt Nam thường chiếm khoảng 15% lượng khách hàng đến mua sắm lúc bình thường. Theo nhân viên nhà thuốc Courtney Moore, khi vaccine Covid-19 mới được triển khai, người gốc Việt sử dụng dịch vụ này chiếm một phần rất lớn. Lúc đó, nếu có khoảng 80 người vào tiêm vaccine thì 70 người là người gốc Việt. Công việc của Moore là gọi điện cho những người trong danh sách chờ vào đầu năm 2021, khi nhu cầu vaccine đang cao. Moore, có mẹ là người Việt Nam, nói "Mọi người cảm thấy thoải mái hơn với rào cản ngôn ngữ vì giờ đây trong nhà thuốc đã có thêm người nói tiếng Việt.” Nhà thuốc đã tổ chức đặt lịch tiêm chủng qua điện thoại và bằng giấy, giúp giảm bớt rào cản về ngôn ngữ và kỹ thuật số vốn đã tồn tại với việc đặt lịch trực tuyến. Dược sĩ Rubesh Patel cho biết người Việt Nam ở Bayou la Batre sẵn sàng tiêm chủng bất cứ loại vaccine nào. Ông cho biết “Dù sao thì rất nhiều người trong số họ cũng hay lấy thuốc ở đây, nên họ nói với người nhà rằng ‘tôi lấy thuốc ở đó thường xuyên nên tôi tin họ’”. Tại Accordia Health, một phòng khám sức khỏe địa phương, khoảng 35% bệnh nhân của bác sĩ Rajesh Gujjula là người Việt Nam. Ông nói, nhiều bệnh nhân không phải là người Việt Nam của ông cũng đã chờ đợi để được tiêm. Số liệu thống kê của Quận Mobile thấp hơn một chút so với tiểu bang với khoảng 30% tổng dân số được tiêm chủng. Bệnh nhân Việt Nam của ông hầu hết đều tự giác đi tiêm. “Bạn bè của họ đã tiêm rồi, đó là câu trả lời mà bạn hay nghe,” ông nói. "Hoặc chính gia đình của họ đã khuyến khích họ tiêm vaccine." Tiến sĩ Tung Nguyen, giáo sư y khoa tại UC San Francisco, cho biết trên toàn quốc có rất ít dữ liệu về tiêm chủng ở những người Việt Nam nhập cư. Qua e-mail, ông cho biết “Chúng tôi thực sự không có bất kỳ dữ liệu khảo sát nào về người Mỹ gốc Việt trong việc tiêm chủng COVID. Nhìn chung, những người Mỹ gốc Á không ngần ngại đi tiêm phòng nếu được tiếp cận dễ dàng”.

Tấm gương từ nhà sư Phật giáo Có một ngôi chùa Phật giáo nằm phía sâu khuất với đường cái ở vùng ngoại ô. Nó là một nhà di động màu vàng với mái màu đỏ. Bãi cỏ phía trước rải rác với cây mộc lan và mai dương cùng những bức tượng lớn của Đức Phật. Trần của ngôi đền đã bị hư hại bởi một trận mưa bão vào mùa thu năm ngoái. Nấm mốc đang mọc đầy trên mái nhà. Nhà sư Bon Le cho biết vì chùa bị thiệt hại do bão, nên các sư không thể họp mặt hàng đêm.

Ngôi chùa của Sư Bon Le tại Bayou La Batre Mọi người đã được tiêm chủng gần hết. Sư Bon Le nói ông tin tưởng vào khoa học, vaccine và khuyến khích các tín đồ tiêm vaccine. Ông lấy chính mình làm gương và hầu hết đều noi theo. “Cộng đồng người Việt Nam chúng tôi luôn tin tưởng vào chính phủ Hoa Kỳ và bất cứ khi nào họ cung cấp vaccine cho cộng đồng, về cơ bản chúng tôi sẽ tuân theo hướng dẫn này”. Le nói rằng lịch sử của sự tin tưởng có từ thời Chiến tranh Việt Nam. Sau chiến tranh, Hoa Kỳ cho phép người tị nạn Việt Nam và gia đình của họ nhập cư vào đây. “Chúng tôi luôn mang trong mình lời cảm ơn vì sự giúp đỡ mà họ đã dành cho chúng tôi trong thời gian đó”.

Nhà sư Bon Le Khuyến khích cộng đồng đi tiêm chủng Ana Chau làm việc trong một nhà máy chế biến hàu với khoảng 30 người. Nhà máy của cô giới hạn ngày làm việc xuống còn hai ngày một tuần do COVID-19, nhưng cô vẫn sợ nhiễm virus tại nơi làm việc. “Khi tôi biết tôi có thể tiêm vaccine, tôi đã đến hiệu thuốc để được hướng dẫn” cô nói. Chau đến Hoa Kỳ từ Việt Nam vào năm 1992 theo luật cho phép con cái của lính Mỹ được ưu tiên nhập cư. Cha cô là một người lính Mỹ. Cô có mối quan hệ tốt trong cộng đồng người Việt của Bayou La Batre. Cô ấy thường là tình nguyện viên quảng bá cho Boat People S.O.S. khi họ đang cố gắng giáo dục cộng đồng về điều gì đó. “Khi tôi đã tiêm vaccine, tôi về nhà và gọi điện đến tất cả các số điện thoại mà tôi biết để khuyên họ đi tiêm vaccine để quảng bá rộng rãi hơn”. Nhân viên Y tế Cộng đồng SOS của Boat People SOS Kim-Lien Tran cho biết đã có một vài trường hợp tử vong do COVID-19 trong cộng đồng Việt Nam, và một số người đang chịu ảnh hưởng lâu dài của căn bệnh này. Điều đó khiến rất nhiều người sợ hãi. Tran sinh ra ở Việt Nam và gia đình bà di cư đến New Orleans năm 1975 khi bà mới chập chững biết đi. New Orleans, cùng với Biloxi, và Bayou La Batre, là những trung tâm của người Việt di cư dọc theo vùng Vịnh. Tran cho biết: “Họ có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Họ luôn giúp nhau. Đó là một điều đáng hoan nghênh. Tôi lớn lên trong một cộng đồng lớn người Việt Nam, vì vậy tôi biết cảm giác đó như thế nào. Ngay cả khi họ không biết bạn là ai, họ vẫn giúp bạn mà không cần nghĩ đến bất cứ điều gì." Tuy nhiên, Tran không nghĩ là tính cộng đồng trong văn hoá người Việt lại nhiều hơn trong văn hóa người Mỹ. Người Mỹ vẫn có tính cộng đồng rất cao tùy vào khu vực. Trong vai trò của mình, Tran giúp những người không nói tiếng Anh tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dịch các tài liệu cơ bản, chẳng hạn như biểu mẫu thuế. Boat People SOS như một công cụ hỗ trợ cho chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước, bao gồm cả bộ y tế.

Bà giúp người dân Việt Nam điền đơn xin hỗ trợ năng lượng của chính phủ. Nhiều người làm việc nhiều giờ trong tiệm nail và nhà máy hải sản và có ít thời gian để học tiếng Anh, đó là một rào cản đối với cuộc sống của họ ở đây. Các nguồn tiếng Việt lan truyền một số thông tin sai lệch về vaccine, đặc biệt là trên YouTube. Tại văn phòng của BPSOS, họ phát thông tin từ CDC bằng tiếng Việt. Điều đó hầu hết đã hiệu quả. “Họ nghĩ về các thành viên trong gia đình của họ. Rất nhiều người trong số họ mắc bệnh mãn tính,” bà nói về phần lớn dân số lớn tuổi sống ở đây. Và họ nghĩ về việc trở lại bình thường và nhu cầu của họ để làm việc. Trong khi đó, ở Việt Nam, số ca mắc ở mức thấp cho đến khi bùng lên lại sau sự lây lan của một biến thể mới. Quân đội đã thi hành các lệnh hạn chế, cách ly các khu dân cư sau khi có ca nhiễm trong khu vực. Phu Nguyen, một người có địa vị cao trong cộng đồng, cho biết các biện pháp quản lý COVID-19 nghiêm ngặt ở các nước châu Á như Việt Nam là một mô hình tốt cho đại dịch. Ông nhập cư vào năm 2013 để sống cùng các con ở Bayou la Batre. "Tự do quá trớn khiến chúng ta không kiểm soát tốt đại dịch, vì vậy COVID có thể dễ dàng lây lan qua sự bất cẩn của chúng ta." Nguyen làm nghề cắt hàu trong vùng này. Năm ngoái, ông ấy bị nghỉ việc do nhiễm COVID-19. Giờ ông ấy đã được tiêm phòng, ông hy vọng sẽ bắt đầu công việc mới ngay lập tức. “Sau khi tôi tiêm phòng, tôi cảm thấy an toàn hơn một chút để ra ngoài và đi làm.”

Người dịch: Chau Tran

Biên tập: Chau Tran

Video liên quan

Chủ Đề