Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp là gì năm 2024

Những tính năng vô cùng hữu ích của phanh khẩn cấp tự động AEB sẽ giúp cho giao thông trở lên an toàn hơn.

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp là gì năm 2024

Phanh Tự động Khẩn cấp AEB là gì?

Phanh tự động khẩn cấp (Auto Emergency Braking - AEB) là hệ thống an toàn có khả năng ngăn chặn một vụ tai nạn từ phía sau hoặc giảm thiểu tốc độ va chạm. Hệ thống AEB được coi là bước tiến mới trong việc đảm bảo an toàn tương tự như việc trang bị túi khí và dây an toàn. Nhưng mục đích của AEB lại không chỉ dừng ở việc bảo vệ những người trong xe mà còn nhằm ngăn chặn tai nạn xảy ra, tránh tác động tiêu cực đến người tham gia giao thông.

Chức năng của AEB

Cụ thể, phanh tự động khẩn cấp AEB có thể cảnh báo lái xe một vụ va chạm sắp xảy ra và giúp lái xe phanh với một lực tối đa. Bên cạnh đó, AEB còn tự động phanh xe một cách độc lập trong tình huống nguy kịch.

Điều quan trọng cần nhớ là AEB được thiết kế chỉ để hỗ trợ tài xế trong tình huống khẩn cấp và người lái xe phải luôn luôn chịu trách nhiệm nếu tai nạn xảy ra.

Tin liên quan: Xe hơi ngày nay trang bị gì để giữ mạng người

Các loại AEB

Hệ thống AEB sử dụng cảm biến radar, laser hoặc camera để giám sát các nguy cơ và phát hiện tiềm năng va chạm với xe khác, người đi bộ hoặc các mối nguy hiểm.

Mặc dù AEB có nhiều loại, hầu hết đều cảnh báo bằng âm thanh, hình ảnh hoặc rung tay lái) hoặc cả 3. AEB sẽ tự động phanh nếu lái xe không đáp ứng cảnh báo. Một số hệ thống còn có khả năng căng đai an toàn để giảm thiểu tổn thương cho hành khách. Một số hệ thống AEB sẽ tự tắt nếu phát hiện lái xe bẻ tay lái chuyển hướng di chuyển.

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp là gì năm 2024

Hệ thống AEB có thể chia làm 3 loại chính:

Hệ thống tốc độ thấp: Mục tiêu của phiên bản này là lái xe trong thành phố, nơi va chạm thường xẩy ra ở tốc độ thấp nhưng có thể gây chấn thương cột sống và đốt sống cổ dẫn đến tử vong. Thông thường loại này có thể phản ứng đối với ô tô khác nhưng không nhạy cảm đối với người đi bộ và các loại xe khác. Tùy từng phiên bản, ra đa có thể quét phía trước xe từ 8 đến 10 mét và có thể ngăn ngừa va chạm khi chạy ở tốc độ từ 30 đến 50 km/giờ.

Hệ thống tốc độ cao: Phiên bản này thường sử dụng ra đa tầm xa có thể phát hiện xe khác ở phía trước cách xa 200 mét ở tốc độ 80 km/giờ.

Hệ thống tránh va chạm với người đi bộ: Phiên bản này sử dụng camera kết hợp với ra đa để phát hiện người đi bộ thông qua hình dáng và đặc điểm của người đi bộ. Bằng cách tính toán tốc độ, xe sẽ xác định xem có mối nguy hiểm xảy ra không.

Ba loại hệ thống không loại trừ lẫn nhau, có hệ thống AEB có thể chỉ có thể ngăn ngừa va chạm ở tốc độ chậm, có loại kết hợp cả 3 loại ngăn ngừa va chạm ở tốc độ thấp, cao và khách bộ hành. Điều quan trọng cần lưu ý là mỗi loại hệ thống khác nhau tùy theo nhà sản xuất thậm chí tùy từng kiểu mẫu xe về các chức năng cảnh báo, phanh, khoảng cách kích hoạt...

Tin liên quan: Xe hơi sắp có thêm túi khí bên ngoài giúp xe được an toàn hơn.

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp là gì năm 2024

Vì sao xe bạn cần có AEB?

Theo Viện Bảo hiểm xa lộ Mỹ (IIHS), công nghệ phanh khẩn cấp có thể ngăn chặn được 20% vụ va chạm xảy ra. Mỗi năm ở Mỹ có 5 triệu vụ va chạm. Như vậy sẽ có 1 triệu vụ va chạm mỗi năm được ngăn chặn nếu tất cả các xe có trang bị này.

Cơ quanan toàn giao thông Mỹ (NHTSA) cho biết, năm 2012 có 1.705 người tử vong và 547.000 người bị thương do va chạm từ phía sau. Nếu mỗi xe đều trang bị công nghệ tự động phanh khẩn cấp, 87% số tử vong và thương tật có thể được ngăn chặn hoặc giảm nhẹ.

Một nghiên cứu của chính quyền Úc năm 2013 cũng cho thấy, AEB có thể ngăn ngừa được 35% va chạm phía sau và 53% va chạm được giảm nhẹ.

cho phép xe rút ngắn quãng đường phanh từ 20 – 45%, từ đó hạn chế sự rủi ro trong những tình huống bất ngờ mà người lái cần phải đạp phanh gấp, nhưng lực phanh lái không đủ lớn để giúp phương tiện dừng lại.

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp là gì năm 2024

Khi hệ thống này kết hợp với phanh chống bó cứng ABS và hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD, quá trình phanh sẽ được phát huy một cách tối đa nhất!

Trong quá trình sử dụng xe, những tình huống bất ngờ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Điều này khiến bạn phải đạp phanh gấp để giảm tốc nhanh nhất có thể, để giảm thiểu tối đa mức va chạm. Và để đảm bảo an toàn cho người dùng ở mức tối đa, các nhà sản xuất đã trang bị hệ thống an toàn phanh khẩn cấp BA – Brake Assist.

Vậy hệ thống phanh khẩn cấp BA là gì? Nguyên lý hoạt động và công dụng của hệ thống phanh khẩn cấp ra sao? Ưu và nhược điểm của hệ thống này gồm những gì? Mối quan hệ của hệ thống BA, ABS và EBD như nào? Những dấu hiệu nào cho thấy hệ thống BA hư hỏng?

Tất cả những câu hỏi trên đều sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết sau đây. Hãy cùng theo dõi để hiểu thêm về hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp trên xe ô tô này nhé!

Hệ thống phanh khẩn cấp BA có tên tiếng Anh là Brake Assist, là một trong số những hệ thống an toàn được trang bị nhằm hỗ trợ lực phanh trong những tình huống khẩn cấp. Hệ thống sẽ được kích hoạt trong những tình huống khẩn cấp cần phải phanh gấp nhưng người lái không đạp phanh đủ lực.

Thông thường, dựa vào kinh nghiệm điều khiển xe, người lái có thể tính toán và chủ động tác động một lực phanh vừa đủ lên bàn đạp phanh. Tuy nhiên, có những tình huống bất ngờ mà người lái cần phải xử lý nhanh, khiến lực tác động lên phanh bị thiếu, làm gia tăng quãng đường phanh, tăng nguy cơ va chạm.

Lúc này, hệ thống BA sẽ hỗ trợ cung cấp thêm lực phanh vừa đủ, để giúp xe dừng lại an toàn với quãng đường phanh ngắn nhất có thể.

1. Lịch sử phát triển của hệ thống

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA lần đầu tiên được phát triển bởi Daimler-Benz và TRW/Lucas-Verity vào năm 1992 đến 1996. Hệ thống này được trang bị lần đầu tiên cho hai dòng xe Mercedes-Benz SLK-Class và S-Class.

Sau khi hãng xe Mercedes được trang bị hệ thống an toàn này, BMW và Volvo cũng nghiên cứu để cho ra hệ thống tương tự. Cần biết rằng, Volvo đã phát triển hệ thống phanh tự động dựa trên cảnh báo va chạm CWAB (Collision Warning with Auto Brake) trên mẫu S80 vào năm 1998.

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp là gì năm 2024

CWAB được trang bị radar nhận biết chướng ngại vật lên đến 150m và sẽ cảnh báo người lái. Trong trường hợp người lái bỏ qua tín hiệu cảnh báo này (không chủ động giảm tốc, tắt âm cảnh báo…), hệ thống phanh tự động sẽ kích hoạt dựa trên quãng đường giữa xe và chướng ngại vật phía trước.

Không dừng lại ở đó, Mercedes lại khẳng định vị thế tiên phong của mình, khi nâng cấp hệ thống BA lên phanh BA Plus – Hệ thống được trang bị thêm 2 radar phía trước để đo tốc độ và khoảng cách tương đối của xe với vật cản phía trước (cơ chế hoạt động tương tự như CWAB của Volvo).

2. Cấu tạo của hệ thống BA

Về cấu tạo, hệ thống BA được cấu tạo bởi 9 bộ phận sau:

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp là gì năm 2024

– Cảm biến tốc độ.

– Cảm biến mở.

– Màng gắn cảm biến.

– Nam châm.

– Xylanh phanh chính.

– Khoang công tắc.

– Bộ xử lý trung tâm ECU.

– Bầu trợ lực phanh hay bầu trợ lực chân không.

– Bàn đạp phanh.

3. Nguyên lý làm việc

Nguyên lý làm việc của hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA được diễn ra như sau:

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp là gì năm 2024

Khi người lái đạp bàn đạp phanh, cảm biến sau bàn đạp phanh sẽ gửi tín hiệu tới bộ điều khiển trung tâm. Tại đây, bộ điều khiển sẽ tính toán và gửi mệnh lệnh tới cơ cấu truyền lực phanh.

Cơ cấu truyền lực phanh sẽ kích hoạt van điện cấp khí nén vào bộ khuếch đại lực phanh, giúp gia tăng thêm lực phanh để quãng đường phanh được rút ngắn. Hệ thống BA sẽ tự động ngừng khi người lái nhả chân phanh ra.

4. Công dụng của hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp

Là một hệ thống giúp hỗ trợ vận hành khi người lái không đạp đủ lực lên bàn đạp phanh. Quá trình đạp phanh đột ngột được xem là sự dừng xe khẩn cấp và hệ thống sẽ tạo ra một lực phanh lớn hơn để xe có thể nhanh chóng dừng lại.

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp là gì năm 2024

Bằng cách phân tích tốc độ và lực đẩy bàn đạp phanh, hệ thống sẽ phát hiện rằng người lái có đang cố gắng phanh gấp hay không. Lúc này, nếu như bàn đạp phanh không nhận được áp lực hoàn toàn, thì hệ thống hỗ trợ phanh BA sẽ tiếp thêm lực để tạo áp lực lên hệ thống phanh, để chiếc xe có thể dừng nhanh hơn.

Bên cạnh đó, hệ thống chống bó cứng phanh ABS cũng sẽ được kích hoạt cùng lúc để người lái dễ dàng kiểm soát chiếc xe.

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA được chứng minh rằng có thể giảm quãng đường phanh từ 20 – 45%. Từ đó giảm nguy cơ gây tai nạn trong những tình huống bất ngờ cần phải phanh gấp.

Ưu và nhược điểm của hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA

Ưu điểm lớn nhất của hệ thống BA đó chính là rút ngắn quãng đường phanh, hạn chế khả năng xảy ra va chạm trong những tình huống bất ngờ mà người lái cần phải đạp phanh khẩn cấp.

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp là gì năm 2024

Tuy nhiên, hệ thống này có thể dẫn tới tình trạng bó cứng phanh. Do đó, hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA chỉ đảm nhận vai trò hỗ trợ, giúp gia tăng thêm lực khi đạp phanh chứ không đảm bảo xe dừng ngay lập tức. Ngoài ra, người lái cần phải tập trung quan sát để kịp thời xử lý những tình huống bất ngờ.

Bên cạnh đó, để gia tăng tối đa độ an toàn khi sử dụng và giúp quá trình phanh đạt độ hiệu quả tối đa, hệ thống BA thường được trang bị đồng bộ với phanh ABS và phân phối lực phanh điện tử EBD.

Các hệ thống BA, ABS và EBD có mối quan hệ gì?

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA sẽ giúp đẩy lực phanh lên mức tối đa. Điều này giúp rút ngắn quãng đường phanh, nhưng cũng sẽ đi kèm với một “tác dụng phụ”, đó là hiện tượng bó cứng phanh.

Nếu như xe đang di chuyển ở tốc độ cao mà đột ngột bị ghì phanh với một lực lớn thì rất dễ xảy ra tình trạng phanh bị bó cứng. Lúc này, lốp sẽ mất đi độ bám đường khiến xe bị trượt dài, văng đuôi, mất lái, hay thậm chí bị lật,… vô cùng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm Chi phí sửa chữa xe ô tô tại Hà Nội

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp là gì năm 2024

Vậy nên, để vừa rút ngắn quãng đường phanh, vừa loại bỏ được tình trạng phanh bị bó cứng, các nhà sản xuất xe thường sẽ trang bị thêm hệ thống phanh chống bó cứng (ABS) và hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD).

Nguyên nhân khiến đèn cảnh báo Braking Assist System nổi sáng

Khi đèn cảnh báo hệ thống BA sáng trên bảng taplo, thì có nghĩa rằng hệ thống đang gặp một trong số những vấn đề sau:

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp là gì năm 2024

1. Cảm biến của hệ thống gặp lỗi

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA hoạt động dựa trên thông tin mà các cảm biến tiếp nhận được. Chúng đo áp suất thủy lực, tốc độ quay của bánh xe và cả vị trí của bàn đạp chân ga, chân phanh.

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp là gì năm 2024

Nếu như có một trong số những cảm biến này gặp vấn đề, hệ thống sẽ thông báo tới người dùng bằng cách hiển thị đèn báo trên bảng điều khiển.

Thông tin tham khảo thêm: Các loại cảm biến trên ô tô

2. Hệ thống ABS/ESC/TC gặp lỗi

Các hệ thống như ABS, ESC, TC sẽ hoạt động hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phanh. Trên thực tế, có một số còn sử dụng chung cảm biến để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Do đó, khi một trong số những hệ thống trên gặp sự cố, ECU điều khiển trung tâm có thể bị nhầm lẫn và làm đèn của hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA sáng lên.

3. Dầu phanh sắp hết hoặc bị biến chất

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp là gì năm 2024

Khi hệ thống BA phát hiện quá trình phanh được diễn ra nhanh, xylanh chính sẽ nạp dầu thủy lực vào phanh phía trước. Tuy nhiên, nếu như dầu phanh sắp cạn thì hệ thống có thể gặp khó khăn hơn trong việc tạo đủ áp suất. Trong trường hợp này, đèn báo hệ thống hỗ trợ phanh BA có thể sáng.

4. Lỗi dây hoặc tín hiệu

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp được cấu tạo tương đối phức tạp, rất nhiều thành phần phải giao tiếp với nhau để hệ thống có thể hoạt động một cách tối ưu nhất.

Sự gián đoạn có thể xảy ra nếu như dây điện, cầu chì bị hỏng, hoặc tín hiệu không được truyền đi đều có thể khiến đèn hỗ trợ phanh BA sáng trên bảng điều khiển.

5. Bộ điều khiển điện tử kém

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp là gì năm 2024

Bộ điều khiển điện tử hư hỏng cũng sẽ khiến đèn báo hệ thống hỗ trợ phanh BA sáng. Các dấu hiệu khác cho thấy ECU của phanh bị hư hỏng có thể nhiều cảnh báo hơn như: bàn đạp phanh khó nhấn hơn, cảm giác bị nhẹ hơn và nhiều dấu hiệu khác nữa.

6. Vấn đề về trợ lực phanh

Bộ trợ lực phanh hay còn gọi là bộ trợ lực chân không, nó giúp tăng cường hiệu suất phanh bằng cách gia tăng áp suất thủy lực. Từ đó giúp người dùng không cần phải sử dụng quá nhiều lực.

Khi bộ trợ lực phanh gặp phải một số vấn đề như van bị lỗi hay rò rỉ chân không, có thể khiến đèn báo lỗi sáng trên bảng điều khiển.

Làm gì khi đèn báo hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp báo sáng

Khi đèn báo lỗi của hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA sáng trên bảng taplo, có nghĩa rằng hệ thống đang gặp phải vấn đề nào đó. Lúc này, việc điều khiển xe trong khi hệ thống BA đang gặp lỗi là vô cùng nguy hiểm.

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp là gì năm 2024

Để có thể xác định được chính xác nguyên nhân khiến đèn báo lỗi sáng, bạn nên mang xe tới các trung tâm sửa chữa uy tín để được kiểm tra và sửa chữa sớm nhất có thể, nhằm đảm bảo tính an toàn khi sử dụng xe.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích. Nếu như bạn đang còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc gì liên quan đến sửa chữa ô tô, bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline để được tư vấn và giải đáp.