Headset bluetooth là gì

Tai nghe Bluetooth là gì? Công nghệ Bluetooth là gì? có nên sử dụng tai nghe Bluetooth không là điều mà bạn đang tự hỏi về dòng tai nghe này trước khi đi mua nó.

Nội Dung

  • Kết nối Bluetooth là gì
    • Giới thiệu về Bluetooth SIG
    • Công nghệ Bluetooth
    • Kết nối Bluetooth là gì?
    • Băng tần của sóng Bluetooth
  • Bluetooth hoạt động như thế nào
  • Lịch sử hình thành các phiên bản Bluetooth
  • Sóng Bluetooth có hại cho sức khỏe không
  • Ứng dụng Bluetooth
  • Các loại kết nối không dây khác ngoài Bluetooth
  • Tai nghe Bluetooth là gì?
  • Ưu điểm và nhược điểm của tai nghe Bluetooth
  • Tai nghe Bluetooth có tốt không
    • Tai nghe True Wireless
  • Video về nguyên lý hoạt động của Bluetooth
  • Có nên mua và sử dụng tai nghe Bluetooth

Chắc chắn một điều các dòng tai nghe không dây hiện nay đang sử dụng công nghệ Bluetooth, tương lai thì tai nghe sử dụng wifi hay một dạng không dây khác thì chúng ta hãy cùng chờ công nghệ thay đổi.

Nhưng ở thời điểm hiện tại thì 99% các dòng tai nghe gọi là không dây đều sử dụng, và dưới đây là một số kiến thức nhỏ giúp Bạn hiểu về khái niệm này, chúng ta cùng đi vào bài viết nhé!

Kết nối Bluetooth là gì

Giới thiệu về Bluetooth SIG

Bluetooth SIG được thành lập vào năm 1998, là hiệp hội thương mại phi lợi nhuận giám sát công nghệ Bluetooth ® . 

Với sự hỗ trợ của hơn 35.000 công ty thành viên, Bluetooth SIG tạo điều kiện cho các thành viên cộng tác để tạo ra các thông số kỹ thuật mới và nâng cao nhằm mở rộng công nghệ, thúc đẩy khả năng tương tác toàn cầu thông qua chương trình đánh giá sản phẩm đẳng cấp thế giới và phát triển thương hiệu bằng cách nâng cao nhận thức, hiểu biết và áp dụng công nghệ Bluetooth.

Công nghệ Bluetooth

Với gần 4 tỷ sản phẩm được vận chuyển mỗi năm, công nghệ Bluetooth là tiêu chuẩn toàn cầu cho các kết nối không dây đơn giản và an toàn. 

Kể từ khi thành lập vào năm 1998, cộng đồng Bluetooth đã tiếp tục mở rộng các khả năng của Bluetooth – thúc đẩy sự đổi mới, tạo ra thị trường mới và định nghĩa lại giao tiếp trên toàn thế giới. 

Ngày nay, Bluetooth là công nghệ không dây được các nhà phát triển lựa chọn trong nhiều lĩnh vực giải pháp, bao gồm truyền âm thanh, truyền dữ liệu, dịch vụ định vị và mạng thiết bị quy mô lớn.

Kết nối Bluetooth là gì?

Bluetooth là chuẩn kết nối không dây [wireless] ở băng tần 2.4Ghz trong phạm vi dưới 10 mét, thiết kế cho các kết nối thiết bị số lại với nhau.

Công nghệ Bluetooth có thể được dùng để kết nối hoặc chuyển dữ liệu giữa các thiết bị không dây như copy ảnh, phim, tài liệu, đồng bộ cuộc gọi và dữ liệu như danh bạ, lịch, thông báo giữa các thiết bị thông minh với nhau.

Băng tần của sóng Bluetooth

Sóng Bluetooth sử dụng băng tần 2.4GHz, chung với sóng Wifi, vậy tại sao Bluetooh lại chỉ có được 10m mà sóng wifi thì có thể lên tận 50m nếu không có vật cản, câu trả lời sẽ được trả lời ở mục sau.

Bây giờ chúng ta cùng đi tìm hiểu về băng tần 2.4 của Bluetooh nhé.

Như Bạn đã biết thì songs Wi-Fi có hai tần số 2.4GHz và 5GHz.

  • Tần số 2.4GHz nằm trong dãy từ 2.4GHz đến 2.462Hz, và giữa mỗi 5MHz là một kênh, do đó có tổng cộng 11 kênh.
  • Tần số 5GHz nằm trong khoảng từ 5.180 đến 5.850GHz, mỗi kênh cũng cách nhau 5MHz, do đó có 36 ~ 165 kênh để sử dụng, hiện nay các dòng modem wifi hỗ trợ băng tần 5G để giảm tải cho băng tần 2.4GHz.

Bởi có tận 11 kênh nên trường hợp sóng Wifi và sóng Bluetooth gây nhiễu cho nhau là rất ít khi xảy ra, không phải là không có nhưng rất nhỏ.

Chỉ có một sự cố thường gặp đó là các sóng Bluetooth gây nhiễu cho nhau là hoàn toàn có thể xảy ra.

Chẳng hạn như Một chiếc laptop bạn sử dụng kết nối với bàn phím Bluetooth, kết nối với chuột Bluetooth sau đó Bạn kết nối với tai nghe Bluetooth thì gần như sẽ xảy ra trường hợp tai nghe bị nhiễu rè, hoặc âm thanh bị giật giật.

Bluetooth hoạt động như thế nào

Bluetooth là một dạng sóng radio ở băng tần 2.4GHz, và kết nối là vô hướng trong phạm vi 10m.

Một khi được kết nối giữa 2 thiết bị điện tử với nhau, Bluetooth sẽ tự động tìm ra tần số tương thích để truyền dữ liệu đến thiết bị thứ 2 và hạn chế tối đa sự nhiễu với các tần số khác.

Bluetooth hỗ trợ tốc độ truyền tải dữ liệu lên tới 720 Kbps trong phạm vi 10 m–100 m và cụ thể là Bluetooth có 3 lớp sóng như:

  • Class 1: công suất 100mW, tầm phủ sóng tới 100m
  • Class 2: công suất 2.5mW, tầm phủ sóng tới 10m [loại này thông dụng nhất]
  • Class 3: 1mW và tầm phủ sóng tới 5m

Lịch sử hình thành các phiên bản Bluetooth

  • Năm 1997: tên gọi “Bluetooth” được đề xuất Jim Kardach – một người làm việc ở Intel.
  • Ngày 20 tháng 5 năm 1999: chuẩn Bluetooth được công bố bởi Bluetooth Special Interest Group [SIG] [đầu tiên được phát triển bởi Ericsson].
  • Là kiểu kết nối không dây nên: Bluetooth có chuẩn là IEEE 802.15.1

Các phiên bản Bluetooth được hình thành như sau:

+ Bluetooth 1.0: Là phiên bản Bluetooth sơ khai với tốc độ kết nối khoảng 1Mbps, và vẫn còn một số hạn chế kỹ thuật.

+ Bluetooth 1.1: Nâng cấp từ phiên bản 1.0, và bắt đầu được chú ý hơn bởi các hãng điện tử nhưng tốc độ vẫn chậm và chưa thực sự ổn định. 

+ Bluetooth 1.2: Tốc độ cải thiện hơn bản 1.1, chuẩn này hoạt động dựa trên băng tần 2.4 GHz.

+ Bluetooth 1.2 + ERD: Tốc độ của chuẩn Bluetooth lên đến 2.1Mbps với chế độ cải thiện kết nối truyền tải – ERD [enhanced data rate].

+ Bluetooth 2.0 + ERD: Được công bố vào tháng 7/2007 với nhiều cải tiến như: tốc độ ổn định và chia sẻ dữ liệu nhanh hơn, tiết kiệm năng lượng khi sử dụng.

+ Bluetooth 2.1 + ERD: là thế hệ nâng cấp của Bluetooth 2.0. có hiệu năng cao hơn và tiết kiệm năng lượng hơn.

+ Bluetooth 3.0 + HS: Được giới thiệu vào 21/4/2009, HS là High Speed có tốc độ truyền dữ liệu đạt mức 24Mbps – bằng sóng BT – High Speed, tương đương chuẩn Wi-Fi thế hệ đầu tiên, phạm vi hiệu quả nhất chỉ trong vòng 10m, có thể kết nối với loa và tai nghe không dây.

+ Bluetooth 4.0:  Ra mắt tháng 6/2010, là sự nâng cấp từ 3.0 với ưu điểm là truyền tải dữ liệu nhanh và tiết kiệm năng lượng hơn.

+ Bluetooth 4.1 là gì: Năm 2014, SIG nâng cấp Bluetooth lên chuẩn 4.1 cải thiện tình trạng chồng chéo dữ liệu của Bluetooth với mạng 4G, tối đa hóa hiệu năng nhờ tự điều chỉnh băng thông, đồng thời tiết kiệm năng lượng hơn nhờ tối ưu thời gian chờ kết nối lại.

+ Bluetooth 4.2: là một bản nâng cấp nhẹ của 4.1 trong năm 2014, cải thiện tốc độ truyền tải lên đến 2.5 lần so với bản 4.1, tiết kiệm năng lượng hơn, hạn chế lỗi kết nối cũng như bảo mật tốt. Đồng thời tính năng quan trọng nhất là hỗ trợ chia sẻ kết nối mạng internet theo giao thức IPv6

+ Bluetooth 5.0: Là thế hệ mới nhất hiện tại được SIG trình làng vào ngày 16/6/2016 với nhiều cải tiến vượt bật như tầm phủ sóng rộng gấp 4 lần, tốc độ nhanh hơn gấp đôi và tiết kiệm điện hơn gấp 2.5 lần so với 4.0, các dòng tai nghe Bluetooth vẫn đang sử dụng chuẩn này.

+ Bluetooth 5.1: Bluetooth 5.1 được phát hành với 2 điểm chính đó là AoA [Angle of Arrival] và AoD [Angle of Departure]. Ý là nó có thể tìm ra chính xác vị trí của một thiết bị được kết nối đến. Và để hoạt động được thì cả 2 thiết bị phát và nhận phải có cùng một ăn-ten hỗ trợ Bluetooth 5.1

+ Bluetooth 5.2: Vào tháng 1 năm 2020 tại CES 2020, Bluetooth SIG đã giới thiệu phiên bản Bluetooth mới của mình, công nghệ Bluetooth 5.2 với 3 tính năng chính:

Ba tính năng là:

  • Giao thức thuộc tính nâng cao [EATT – Enhanced Attribute Protocol]
  • Kiểm soát nguồn LE [LEPC – LE Power Control]
  • Kênh đẳng thời [ISOC – Isochronous Channels 

+ Bluetooth 5.3: là phiên bản mới nhất ở thời điểm hiện tại, áp dụng công nghệ năng lượng thấp, kết nối tốc độ thấp để cho thời lượng pin tốt hơn thế hệ cũ, tăng cường kiểm soát độ dài khóa mã hóa bảo đảm bảo mật an toàn hơn,

… và còn cập nhật nữa, TNH sẽ cập nhật ngay khi có chuẩn mới, hoặc bạn có thể liên lạc với TNH để giúp TNH cập nhật thêm thông tin nếu TNH chưa kịp cập nhật nhé!

Và khi đi mua tai nghe Bluetooth thì tiêu chí phiên bản Bluetooth sử dụng cho tai nghe cũng là một điều khá quan trọng ngoài chất lượng âm thanh ra.

Phiên bản Bluetooth càng cao càng mới thì tốc độ truyền tải nhanh hơn, tiết kiệm pin hơn và độ ổn định kết nối cao hơn.

Sóng Bluetooth có hại cho sức khỏe không

Câu hỏi Sóng Bluetooth có hại cho sức khỏe không cũng tương tự như câu hỏi sóng Wifi có hại cho sức khỏe không hoặc sóng điện thoại có hại cho sức khỏe không?

Bạn không thể nhìn thấy nhưng một điều chắc chắn là xung quanh chúng ta luôn luôn có sóng để điện thoại thực hiện được các cuộc gọi và bao nhiêu năm nay chưa hề có một công trình khoa học nào bảo rằng sóng có hại.

Do đó sóng điện thoại vẫn đang được dùng bình thường và cuộc sống của con người vẫn không bị ảnh hưởng gì nhiều.

Đến ngày nay thì sóng wifi đã phủ khắp các thành phố lớn về tận các địa phương, có thể nói là sóng wifi dày đặc chi chít, nhưng mọi người vẫn đang sinh hoạt bình thường và không có vấn đề gì xảy ra.

Sóng Bluetooth ở băng tần 2.4GHz tương tự như sóng wifi, và đang được sử dụng rộng rãi, nó cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe đâu bạn nhé.

Bởi nếu ảnh hưởng thì chắc chắn các loại sóng trên đã bị cấm rồi.

Ứng dụng Bluetooth

Dưới đây là một số ứng dụng của Bluetooth vào cuộc sống hàn ngày.

Sử dụng trong các dòng tai nghe Bluetooth không dây: hầu hết các nhà phát triển âm thanh, các hãng làm về tai nghe đều đang có xu hướng tập trung vào nghiên cứu và phát triển tai nghe không dây.

Sử dụng cho các loại chuột không dây: chuột Bluetooth đang ngày trở nên phổ biến và mang lại nhiều tiện lợi cho người dùng, khi mà các cổng USB, các cổng ngoại vi khác đang dần bị lược bỏ trên các dòng máy tính cá nhân.

Sử dụng cho Bàn phím không dây: Bàn phím không dây cũng đang ngày được ưa chuộng.

Mạng không dây giữa các máy tính cá nhân với nhau.

Trang bị trên các dòng điện thoại thông minh là điều bắt buộc

Bluetooth phải có trên các loại máy tính bảng, đồng hồ thông minh, vòng đeo tay thông minh.

Trang bị trên các dòng loa Bluetooth

Trên Tivi, tủ lạnh, máy giặt đồ gia dụng để tiện cho người sử dụng điều khiển.

Sử dụng điều khiển từ xa cho các thiết bị như flycam, trò chơi điện tử, playtation game, tay cầm chơi game, thiết bị tripod chụp ảnh, gymbal.

Các loại kết nối không dây khác ngoài Bluetooth

Ngoài việc sử dụng sóng Bluetooth thì chúng ta còn có những chuẩn kết nối không dây như sau:

Kết nối hồng ngoại:

Là dạng kết nối sử dụng sóng hồng ngoại, thường được sử dụng để điều khiển tivi, đầu kỹ thuật số, tivi, tủ lạnh, điều hòa.

Sóng hồng ngoại không được dùng để truyền tải dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video.

Kết nối NFC

Đây là kiểu kết nối tầm siêu ngắn, đôi khi các thiết bị kết nối phải chạm sát vào nhau thì mới thực hiện được.

Ưu điểm là thời gian kết nối và truyền tải dữ liệu siêu nhanh

Nhược điểm là các thiết bị phải ở gần sát nhau và chạm được vào đúng điểm “G” của nhau thì mới kết nối và truyền tải dữ liệu thành công được

Kết nối Wifi

Là dạng kết nối qua sóng wifi với băng tần 2.4GHz hoặc 5.0GHz

Sóng Wifi có tầm phát xa, thường dùng để truyền tải internet.

Tai nghe Bluetooth là gì?

Tai nghe Bluetooth là tai nghe sử dụng kết nối không dây qua sóng Bluetooth để truyền âm thanh và sử dụng các bộ giải mã âm thanh như aptX, SBC, AAC, LDAC để mã hóa và giải mã ở bộ thu và bộ phát.

Ưu điểm và nhược điểm của tai nghe Bluetooth

So với tai nghe có dây thì tai nghe Không dây [tai nghe Bluetooth] cũng có một số ưu điểm và nhược điểm như:

ƯU ĐIỂM

  • Thiết kế đẹp
  • Không dây, gọn gàng
  • Phong cách
  • Phù hợp với xu hướng bỏ cổng 3.5 trên điện thoại thông minh.

NHƯỢC ĐIỂM

  • Phải có pin mới dùng được
  • Độ bền không cao bằng loại có dây
  • Giá thành cao hơn tai nghe có dây
  • Khó sửa chữa
  • Thiết bị phải có kết nối Bluetooth mới sử dụng được
  • Có độ trễ nhỏ khi kết nối [một số dòng tai nghe xịn thì độ trễ này gần như là không thể cảm nhận được ]
  • Bị cản bởi vật cản cho dù khoảng cách dưới 10m.

Tai nghe Bluetooth có tốt không

– Tai nghe bluetooth giúp truyền âm thanh từ thiết bị di động [máy tính, điện thoại, máy tính bảng, iPod, đồng hồ thông minh] tới tai nghe của Bạn.

– Tai nghe Bluetooth có thiết kế nhỏ gọn, đẹp và hiện đại.

– Chia sẻ kết các bài hát và kết nối với nhau qua Bluetooth

– Kết nối các thiết bị ngoại vi như: tai nghe, smartwatch, chuột, Gamepad, máy in.

– Tai nghe Bluetooth giúp Bạn dễ dàng tập luyện thể thao trong khi đeo tai nghe để nâng cao hưng phấn khi tập luyện, không vị vướng bởi các loại dây dẫn.

Thử tưởng tưởng Bạn có thể đặt điện thoại trong tủ đồ, và đeo tai nghe tha hồ vùng vẫy trong phòng gym, hoặc thoải mái chạy bộ với tai nghe để trong túi.

Và rõ ràng là các loại tai nghe Bluetooth đang được sử dụng rất phổ biến, đặc biệt là dòng tai nghe True Wireless [TWS].

Tai nghe True Wireless

Dock sạc tai nghe Bluetooth là gì?

Thông thường các dòng tai nghe Bluetooth True Wireless thường có hộp sạc [case] mà nhiều người gọi là dock sạc.

Dock sạc là nơi bạn bỏ tai nghe vào thì cặp tai nghe được sạc đầy pin từ hộp sạc hay dock sạc, ngoài ra dock sạc còn có tác dụng bảo vệ tai nghe.

Video về nguyên lý hoạt động của Bluetooth

Có nên mua và sử dụng tai nghe Bluetooth

Việc có nên mua và sử dụng tai nghe Bluetooth hay không, phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu sử dụng của bạn.

Nếu Bạn thường xuyên di chuyển và muốn một chiếc tai nghe linh hoạt thì có thể ưu tiên chọn dòng tai nghe không dây tiện lợi này.

Còn nếu Bạn là game thủ thì ở thời điểm hiện tại vẫn nên chọn các dòng tai nghe có dây để cho trải nghiệm tốt hơn, đặc biệt là về độ trễ.

Headphone và Headset khác gì?

Trước tiên ta cần phân biệt tai nghe headphone là loại tai nghe có hai củ tai lớn bao lấy ngoài vành tai, hai củ tai nối với nhau bằng một vòng cố định bao quanh đầu. Headset là loại phụ kiện âm thanh gồm một headphone và một cần microphone, hoặc nói cách khác, headset có micro còn headphone thì không.

Tai nghe Bluetooth có tác dụng gì?

Tai nghe bluetooth là dòng sản phẩm tai nghe không dây mang cho mình công nghệ bluetooth có khả năng kết nối được với máy tính hoặc thiết bị di động được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay.

Wireless Headset là gì?

Bởi thế tai nghe wireless còn được gọi tai nghe không dây. Tai nghe wireless hoạt động thông qua kết nối Bluetooth - thiết bị được ghép nối [điện thoại, laptop hay máy tính bảng] sẽ phát âm thanh và người nghe chỉ cần đeo tai nghe wireless là có thể nghe được.

Hộp đựng tai nghe Bluetooth dùng để làm gì?

Sử dụng hộp đựng đi kèm hoặc mua thêm hộp đựng để chống sốc, chống va đập vì tai nghe nhỏ gọn nên dễ gẫy. Sạc pin nên dùng củ sạc dưới 1A, tốt nhất khoảng 0.8A để pin tai nghe được bền lâu hơn.

Chủ Đề