Hình ảnh trầu cau trong bài thơ được miêu tả như thế nào

Xuất bản ngày 28/12/2021 - Tác giả: Huyền Chu

Đọc hiểu Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi [Miếng trầu] với hướng dẫn câu hỏi đã ra trong đề thi, đề kiểm tra học kì giúp em lấy trọn 3 điểm.

Dưới đây Đọc tài liệu sẽ hướng dẫn trả lời các câu hỏi đọc hiểu bài thơ Miếng trầu:

Đề đọc hiểu Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Đọc hiểu [3,0 điểm]

Đọc bài thơ

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi!

[Miếng trầu - Hồ Xuân Hương, thơ và đời, NXB Văn học, 2003, tr. 20]

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 3. Nêu nội dung chính của bài thơ.

Câu 4. Chỉ ra thành ngữ được sử dụng trong bài thơ?

Câu 5. Nêu giá trị nghệ thuật của thành ngữ được in đậm trong hai dòng thơ:

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi!

Câu 6. Nêu hiệu quả biểu đạt của việc tác giả tự xưng tên mình trong câu thơ: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”.

Câu 7. Thông điệp nào trong bài thơ có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

Câu 8. Chỉ ra biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong bài thơ trên?

Câu 9. Viết đoạn văn ngắn 6-7 dòng nêu suy nghĩ của em về khát vọng lứa đôi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ.

[Trích: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Bắc Ninh]

Đáp án đọc hiểu Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Câu 1. Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm

Câu 3. Nội dung chính: qua hình ảnh trầu cau và hành động mời trầu, bài thơ chính là một thông điệp gói trọn tâm tình, khát khao nồng thắm của một phụ nữ muốn được vẹn tình, khát khao với tình yêu và cuộc đời.

Câu 4. Thành ngữ được sử dụng: Xanh như lá, bạc như vôi

Câu 5. Câu thành ngữ được sử dụng như là tiếng nói răn đe, cảnh tỉnh, hàm thêm một nghĩa phê phán khinh bạc: loại người “xanh như lá, bạc như vôi’’. Câu thành ngữ được sử dụng ở đây quả là đắc dụng. Ý thơ gợi ra một khát vọng đầy ưu tư, khắc khoải của một tâm hồn đã ít nhiều nếm trải dư vị chua chát, đắng cay của sự lạnh lùng, giả dối.

Câu 6. Thể hiện một cá tính mạnh mẽ, dõng dạt -> Là sự thách thức sâu cay vào chế độ xã hội phong kiến tồi tàn, mục nát. Là sự khẳng định về quyền bình đẳng.

Câu 7. Tự lựa chọn thông điểm mà em tâm đăc:

Gợi ý:

Cả bài thơ chính là một thông điệp gói trọn tâm tình, khát khao nồng thắm của một phụ nữ đa tài, tấm lòng rộng mở và muốn được vẹn tình.

Câu 8. Biểu hiện chủ nghĩa nhân đạo:

- Bài thơ nói lên được ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa mặc cho những hủ tục, những định kiến u ám của thời đại. Qua đó là một tiếng nói trân trọng người phụ nữ, trân trọng những giá trị và ước mơ của họ trước cuộc đời.

Câu 9. Yêu cầu hình thức: đoạn văn lùi dòng viết hoa, không ngắt đoạn.

Yêu cầu nội dung: có câu mở đoạn, các câu thân đoạn, câu kết đoạn trình bày suy nghĩ của em về khát vọng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công.

-/-

Trên đây là một số câu hỏi đọc hiểu Cuốc kêu cảm hứng [Nguyễn Khuyến] mà Đọc tài liệu đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà và đừng quên tham khảo các đề đọc hiểu ngữ văn 12 mà Đọc tài liệu đã biên tập nhé!

- câu 1: bài thơ được làm theo thể thơ nào?

Trả lời : Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt

- câu 2:chỉ ra 1 từ láy,1 từ ghép trong bài thơ?

Trả lời : 1 từ láy : nho nhỏ, 1 từ ghép : miếng trầu.

- câu 3:tác giả sử dụng những thành ngữ nào?

Trả lời : Thành ngữ : cụm động từ.Có nghĩa đen

Câu 4 :

Trả lời :qua hình ảnh trầu cau và hành động mời trầu, bài thơ chính là một thông điệp gói trọn tâm tình, khát khao nồng thắm của một phụ nữ muốn được vẹn tình, khát khao với tình yêu và cuộc đời

Câu 5 : em hiểu được tính cách là muốn mời một người nào thì phải chuẩn bị trước .

Câu 6:Bài thơ nói lên được ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa mặc cho những hủ tục, những định kiến u ám của thời đại. Qua đó là một tiếng nói trân trọng người phụ nữ, trân trọng những giá trị và ước mơ của họ trước cuộc đời.

Chúc bn học tốt.

Câu 3: [Trang 77 - SGK Ngữ văn 7] Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày và gồm những chi tiết nào?


  • Bài thơ miêu tả cảnh thôn quê lúc hoàng hôn, chiều xuống. Những hình ảnh và âm thanh gợi lên khung cảnh ấy:
    • Hình ảnh: tiếng sáo của trẻ chăn trâu đang dẫn những chú trâu no mẫm về nhà, có những cánh cò trắng đang từ từ đáp xuống cánh đồng phía trước, ở phía xa kia,
    • Sắc màu thôn quê buổi chiều tà: Một làn khói mỏng phớt lên xóm thôn, ánh chiều tà còn lưu luyến, cò trắng, lúa xanh.


Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

Từ khóa tìm kiếm Google: câu 3 trang 77 văn 7, trả lời câu 3 trang 77 văn 7, soạn văn câu 3 trang 77 văn 7, bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra văn 7

  1. Nói đến Hồ Xuân Hương là nói đến một hồn thơ phóng khoáng, độc đáo, sâu sắc. Số lượng thơ của Hồ Xuân Hương để lại không nhiều nhưng nó là vốn quý trong kho tàng văn học Việt Nam. Tuy nhiên, xung quanh các tác phẩm của Hồ Xuân Hương còn tồn tại nhiều quan điểm trái ngược nhau trong cách nhìn nhận, đánh giá nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật. Khen cũng lắm mà chê cũng nhiều. Người khen vì tìm thấy ở thơ Hồ Xuân Hương những giá trị nhân văn cao đẹp, hơn thế, những giá trị nhân văn đó luôn được nữ sĩ chuyển tải bằng những thủ pháp nghệ thuật độc đáo. Còn người chê thì cho rằng, thơ của Hồ Xuân Hương ngôn ngữ không trong sáng, nội dung có phần thô tục. Khen chê vốn dĩ thường tình trong văn học lẫn đời sống.

Chúng ta đều biết văn học phản ánh hiện thực bằng hình tượng nghệ thuật. Bởi vậy, khi tiếp xúc với một tác phẩm văn học, một hình tượng nghệ thuật thì mỗi người dựa vào kinh nghiệm thưởng thức nghệ thuật, hoặc sự am hiểu văn học mà có cách cảm, cách hiểu riêng. Cho nên trong văn học có những hình tượng nghệ thuật không có một đáp án được xem là duy nhất đúng, là đáp án cuối cùng. Các quan điểm đều được thừa nhận nếu nó có tính thuyết phục, và cùng tồn tại trên cơ sở bổ sung lẫn nhau chứ không loại trừ nhau. Hơn thế, hình tượng nghệ thuật vốn dĩ là một chỉnh thể sinh động như cuộc sống, nó có tính mở trong quá trình tiếp nhận văn học của người đọc, dù xét nó ở góc độ lịch đại hay đồng đại.

  1. 2. Trên phương diện nghiên cứu văn học, “Mời Trầu” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương có thể xem là một bài thơ – hiện tượng – hội tụ đầy đủ những đặc điểm gây tranh cãi nêu trên. Điểm đáng lưu ý ở bài thơ “Mời trầu” là bài thơ này được sáng tác theo thể thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt. Mà thơ Đường có đặc điểm nổi bật là: cô đọng, hàm súc, gợi nhiều hơn tả, ý tại ngôn ngoại. “Mời trầu” vì thế cũng không phải là một ngoại lệ. Chính đặc điểm này cùng với tài dùng chữ, chơi chữ của nữ sĩ là nguồn gốc của những cách hiểu khác nhau về bài thơ. Thuận lợi duy nhất đối với người nghiên cứu là bài thơ được sáng tác theo thể thơ Đường nhưng sử dụng chữ Nôm nên ngôn ngữ thơ rất gần gũi và dễ hiểu. [Ấy vậy mà “Mời trầu” vẫn gây ra biết bao tranh cãi đầy tế nhị!?]. Và xét ở khía cạnh đề tài, “Mời Trầu” vẫn được xếp vào nhóm các tác phẩm vịnh vật. Với thơ vịnh vật làm theo thể tuyệt cú [tứ tuyệt] có điểm chung là dòng đề và thực [1,2] thường là những câu miêu tả về sự vật, bao gồm: hình dáng, đặc điểm, phẩm chất, tính chất… Dòng luận, kết [3,4] trên cơ sở những gì được miêu tả hay đề cập tới của sự vật trong hai dòng đầu, tác giả liên hệ, khái quát thành những đặc điểm của con người bao gồm: ngoại hình, diện mạo, tính cách, thân phận, mối quan hệ… Những điều này khi đi vào phân tích cụ thể tác phẩm chúng ta sẽ thấy rõ.

Người xưa có câu ca:

“Đàn ông nông nỗi giếng khơi [thơi][1] [1]

Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”

Và đây, “Mời trầu” của Hồ Xuân Hương sẽ cho chúng ta thấy cái “sâu sắc” của phụ nữ Việt Nam:

Mời trầu[2][2]

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá, bạc như vôi

Hai dòng thơ đầu của bài thơ mang hai nội dung thông báo khá rõ ràng, không hàm chứa ý nghĩa gì sâu xa xét trên phương diện ngôn từ, văn bản.

Dòng thơ mở đầu giới thiệu về hai thành tố chính của một miếng trầu: “quả cau”, “miếng trầu”. Đi cùng với hai thành tố này là hai tính từ, một chỉ kích thước: “nho nhỏ”, một chỉ phẩm chất: “hôi”. Hai tính từ này cho thấy cau và trầu ở đây chỉ là loại cau, trầu, rất đỗi bình thường, dân giã. Chẳng những thế, với sắc thái của hai tính từ đi cùng này, dường như tác giả muốn nhấn mạnh hơn cái nhỏ bé của miếng trầu và quả cau. Nó như là một sự khiêm nhường của tác giả. Hay đó cũng chính là thân phận người phụ nữ Việt Nam dưới thời phong kiến: nhỏ bé, yếu đuối, thấp hèn? Và ở dòng thơ thứ hai, với sự xuất hiện của Hồ Xuân Hương, điều đó được làm sáng tỏ. Quả cau, miếng trầu là hiện thân của Hồ Xuân Hương, người con gái tài hoa nhưng đường tình duyên nhiều trắc trở.

Dòng thơ thứ hai thông báo [giới thiệu] về chủ thể mời trầu “của Xuân Hương” và hành động của chủ thể “mới quệt rồi”. Dòng thơ không đề cập tới thành tố thứ ba là “vôi”, nhưng động từ “quệt” đã hàm chứa sự xuất hiện của thành tố này. Rất tài tình, không nói đến vôi mà vẫn có vôi, một động từ giàu sức gợi. Cá tính thơ độc đáo của Xuân Hương còn thể hiện ở cái cách đưa chính tên riêng của mình vào câu thơ. Trong văn học Trung đại, sự xuất hiện như vậy là khá hiếm, đường đột nhưng rất ấn tượng. Như vậy, chủ thể sáng tác và nhân vật trong thơ là một.

Từ nội dung thông báo của dòng 1 và dòng 2 ta nhận thấy:

Các thành tố của một miếng trầu đã hội tụ đầy đủ: quả cau, miếng trầu và vôi [quệt].

Chủ thể mời trầu đã xuất hiện: là Hồ Xuân Hương [này của] – tác giả bài thơ.

Và xét theo khía cạnh tình thái thì dòng thơ thứ hai hàm chứa một lời mời.

Đến đây ta cứ ngỡ chuyện mời trầu là “thật” và cái thiếu là chưa thấy xuất hiện khách thể [đối tượng] được mời trầu. Do đó, ta cứ ngỡ hai dòng thơ cuối sẽ xuất hiện đối tượng được mời. Xét theo logic thông thường thì mạch của bài thơ sẽ đi theo hướng đó, và nó cũng phù hợp với tính chất của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, với trình tự phát triển của mạch thơ, tứ thơ theo cấu trúc: đề – thực – luận – kết. Nếu đúng như vậy thì đây sẽ là một bài thơ tự sự, tác giả kể về sự việc mời trầu.

Nhưng cái logic thông thường đó bị phá vỡ. Nội dung thông báo của bài thơ đã phát triển không như suy luận, mạch của bài thơ dường như rẽ sang một nhánh khác với sự xuất hiện bất ngờ của bốn chữ [những tín hiệu] không cùng “kênh” với tín hiệu ở hai dòng thơ trước đó: “Có phải duyên nhau …”, đã làm cho dọng thơ thay đổi, từ chuyện mời trầu – tự sự, chuyển sang chuyện tình yêu lứa đôi, chuyện nhân duyên – trữ tình. Thực ra, nếu bạn đọc dừng lại ngẫm nghĩ, chắp nối các sự kiện và xâu chuỗi chúng lại với nhau thì sẽ phát hiện ra mạch cảm xúc của bài thơ không hề thay đổi, không hề có sự biến tấu. Cái thay đổi chỉ là cái bề nổi, là sự diễn đạt cảm xúc không theo lối thông thường.

Ngược trở lại với hai dòng thơ đầu ta bắt ngặp hình ảnh người con gái [Xuân Hương] với miếng trầu. Đó là tín hiệu thẩm mỹ đầu tiên xuất hiện và gợi mở để chúng ta tìm về với câu chuyện cổ tích Trầu cau. Miếng trầu trong tâm thức, truyền thống của người Việt Nam là biểu tượng của tình cảm chân thành, thủy chung, keo sơn, son sắc giữa người với người, giữa những đôi lứa yêu nhau. Người xưa, vui buồn đều có miếng trầu, gặp nhau cùng với lời thăm hỏi là mời ăn miếng trầu, trai gái nên duyên cũng phải có miếng trầu. Thế nên mới nói: “miếng trầu là đầu câu chuyện”, hay “miếng trầu nên nghĩa phu thê”… Hồ Xuân Hương đã khéo léo lồng ghép ý nghĩa thiêng liêng đó để đưa người đọc vào một thế giới ảo, với một khung cảnh mời trầu ảo. Liên kết hình ảnh trên với hai dòng thơ cuối thì điều mà nữ sĩ muốn đề cập ở đây không phải là chuyện mời trầu, đó chỉ là cái cớ, cái nguồn dẫn để tác giả tâm tình về chuyện tình cảm, về quan niệm tình yêu của chính tác giả. Và những lưu ý ở phần trên trước khi đi vào phân tích bài thơ về đặc điểm của thơ tứ tuyệt vịnh vật đến đây đã rõ ràng!

Dòng thơ thứ ba là một giả định, một câu hỏi lấp lửng, chứ nó không phải là một lời giới thiệu về đối tượng được mời trầu, đối tượng không xuất hiện, chỉ có nhân vật trữ tình đang bộc lộ cảm xúc: “Có phải duyên nhau thì thắm lại”. Nó không có sự khập khiễng nghĩa với hai dòng đầu.

Đến đây ta nhận thấy rõ ràng sự tự ý thức về tình cảm, thân phận người phụ nữ của nhà thơ. Đó là nỗi lòng khát khao yêu thương, mong muốn có người bạn tình “phải duyên”, như miếng trầu kia có người ăn mà “thắm lại”. Đây rõ ràng là tâm sự của một cô gái vừa đến tuổi yêu, một cô gái thanh tân tươi tốt có trái tim nóng bỏng yêu thương và đang khao khát được đáp lại. Bởi vậy mới nói, Xuân Hương đâu có mời trầu mà đang “mời tình” đấy chứ! Rõ ràng bài thơ là bức tranh tình cảm mà Xuân Hương tự nhìn ngắm và vẽ nên.

Xuân Hương thật mạnh mẽ, táo bạo, bản lĩnh và hết sức hiện đại khi bộc lộ điều sâu kín ấy của trái tim. Dũng cảm biết bao nếu chúng ta nhìn nhận những khắt khe của lễ giáo phong kiến đối với chuyện tình yêu, đối với chữ duyên cũng như thân phận người con gái.

Xuân Hương còn táo bạo hơn khi dám đưa ra cả tiêu chuẩn chọn bạn. không phải ngẫu nhiên mà Hồ Xuân Hương vừa giả định lại vừa như hỏi ở dòng thơ thứ ba. Vâng, tiêu chuẩn của Hồ Xuân Hương là “phải duyên”, tức là phải có tình yêu chân thành, một tình yêu tự do. Cái tình của người con gái thanh tân tràn đầy sức sống không đơn giản mong muốn có được, gặp được một người con trai. Cái cần là gặp được người có duyên, hợp duyên với người con gái. Có duyên thì miếng trầu mới “thắm lại” được, một giả định, mong ước của người con gái mời trầu. Và có gặp được người “Phải duyên” cô mới dâng hiến tình yêu của mình. Đây là tiếng nói về quyền yêu và quyền được yêu, về sự bình quyền giữa nam và nữ trong tình yêu. Nó đi ngược lại lễ giáo phong kiến trong chuyện nhân duyên, nhất là đối với người phụ nữ. Họ không được quyền tự quyết định, mà phải: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”.

Dòng cuối là một phủ định, phủ định về sự không thành, nhân duyên không trọn vẹn. Dòng thơ này lối dùng từ của Hồ Xuân Hương rất đắt khi bà đặt từ “Đừng” ở đầu dòng, nhờ đó tạo nên giọng điệu van lơn, như cầu mong sự bất hạnh, ngang trái trong tình duyên sẽ không đến với Hồ Xuân Hương, để tình của nàng “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”. Tức là Hồ Xuân Hương không phải gặp lại chính lòng mình. Như vậy, phủ định ở đây mang ý nghĩa khẳng định, nhấn mạnh niềm mong mỏi tình duyên của người con gái – cái tôi trữ tình – Hồ Xuân Hương sẽ đạt được như ước nguyện, không có sự chia lìa, không “vô duyên” mà “thắm lại”. Tức Hồ Xuân Hương sẽ gặp được người “phải duyên” với mình.

Dòng thứ tư bắt mạch với dòng ba và hai dòng đầu ở chỗ: nó mang ý nghĩa phủ định cái không nên, đừng xảy ra, và đó là bước phát triển tiếp theo trong tâm trạng nhân vật trữ tình. Hồ Xuân Hương không chỉ giãi bày tâm trạng, bộc lộ niềm khát khao yêu thương và mong muốn được đáp lại, mà còn biết lo lắng, dự cảm về những ngang trái có thể xảy ra trong tương lai. Từ đó nàng bộc lộ mong ước tình duyên sẽ trọn vẹn, nàng sẽ gặp được người tâm đầu ý hợp, để nàng không phải lẽ loi, đơn côi, như miếng trầu không có người ăn mà: “xanh như lá, bạc như vôi”.

Thiết nghĩ cũng cần bàn thêm ở hình tượng miếng trầu và việc mời trầu. Nó dù thể hiện cái tâm thế chủ động, dâng hiến, tiến tới với tình yêu, một phong cách hết sức hiện đại. Nhưng cũng chính việc ví thân phận, tình yêu người con gái với hình ảnh miếng trầu, và việc mời trầu, ta nhận thấy tự bản thân những điều đó nói lên cái bạc bẽo, thụ động của thân phận người con gái trong xã hội phong kiến. Cùng với nỗi hoài nghi ở câu thứ ba, sự phủ định, cảm thán ở câu thứ tư, làm cho bài thơ có phần nào nhuốm màu sắc bi quan, thể hiện sự đơn côi, lạc lõng của một tài nữ đa đoan.

  1. Người đời sau tôn xưng Hồ Xuân Hương là bà chúa thơ Nôm quả rất xứng. Thơ về tình yêu, nhân duyên của bà không nhiều nhưng đó là những tác phẩm hàm chứa những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tâm tư tình cảm, thân phận của người con gái trong xã hội phong kiến, là khát vọng được yêu, được lựa chọn người mình yêu, là khao khát có được một tình yêu tự do.

Bài thơ “Mời trầu” thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của Hồ Xuân Hương, trong đó đặc biệt nổi bật ở sự phá cách, hiện đại. Điểm độc đáo và tạo nên cá tính thơ Hồ Xuân Hương còn ở chỗ bà chuyển tải những giá trị nhân văn bằng những thủ pháp nghệ thuật tài tình. Nhất là ở việc dùng chữ một cách điêu luyện, trong việc tạo sự đăng đối như: Quả cau/miếng trầu, nho nhỏ/hôi; Xuân Hương/quyệt rồi; phải duyên/thắm lại; xanh/bạc, lá/vôi; đối giữa câu 3 với câu 4, ở lối đảo kết cấu trật tự câu thơ, hiệp vần. Bên cạnh đó, thanh luật của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt tạo nên tính nhạc, nhịp điệu cho từng dòng thơ, giữa các dòng thơ với nhau cũng như toàn bài thơ một tiết tấu hài hoà, nhịp nhàng trầm bổng như một bản giao hưởng. [3][3]

Ở “Mời trầu”, từ hệ thống hình ảnh đến cảm xúc trữ tình, quan điểm nghệ thuật, triết lí nhân sinh, và một cái tôi cá nhân rõ nét kết hợp với ngôn ngữ thể hiện là chữ nôm, làm cho bài thơ thấm đẫm bản sắc Việt Nam. Màu sắc Đường thi của thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt chỉ còn mờ nhạt ở niêm luật, trong giới hạn về câu chữ, khuôn khổ. Còn cái cốt lõi, cái tinh tế, hồn phách, hay da thịt của bài thơ đã được tác giả Việt hóa một cách tài tình. Sự phá cách trong sáng tạo nghệ thuật ở đây, cũng giống như việc người xưa tạo ra chữ Nôm từ chữ Hán, để nó gần gũi, thân thuộc, phù hợp với ngôn ngữ, điệu hồn của người Việt Nam. Hơn thế, nó còn thể hiện cái chí khí quật cường, lòng tự hào dân tộc, cái bản lĩnh “tiếp biến” văn hóa của người Việt Nam xưa và nay.

Ngô Xuân Phúc

Vinh, 2002

[1] Hồ Xuân Hương có một bài thơ có tiêu đề là “Giếng Thơi” [Giếng làng]: “Ngõ ngay thăm thẳm tới nhà ông; Giếng tốt thanh thơi, giếng lạ lùng,; Cầu trắng phau phau đôi ván ghép,; Nước trong leo lẻo một dòng thông.; Cỏ gà lún phún leo quanh mép,; Cá diếc le te lách giữa dòng.; Giếng ấy thanh tân ai cũng biết,; Đố ai dám thả nạ dòng dòng.”.

[2] Bài thơ này nằm trong số những bài thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương, vì thế nó tồn tại một số dị bản. Như tiêu đề [tên] của bài thơ này có một số nhà sưu tầm biên soạn và giới thiệu với tên gọi là: “Miếng trầu” như – Lữ Huy Nguyên, Thơ Hồ Xuân Hương, NXB Văn Hoá Thông Tin, HN 2006.

[3] Chúng ta có thể phân tích bài thơ Mời Trầu bằng phương pháp phân tích cấu trúc tác phẩm dựa trên đặc điểm cấu trúc của thể thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt. Theo đó, bài thơ được phân tích theo cấu trúc: đề – thực – luận – kết và trên hai lớp nghĩa. Cụ thể: 1] Phân tích cấu trúc theo lớp nghĩa hiển ngôn [hay nghĩa đen, nghĩa tường minh] của bài thơ: dòng 1 giới thiệu về các thành phần của miếng trầu, dòng 2 là lời mời của chủ nhân miếng trầu, dòng 3 thể hiện việc miếng trầu có người ăn sẽ cho thứ nước đỏ “thắm”, dòng 4 là phủ định việc miếng trầu sẽ không có người ăn nên các thành tố của miếng trầu vẫn mỗi thứ một nơi, tức khẳng định miếng trầu sẽ có người ăn. 2] Phân tích cấu trúc theo lớp nghĩa hàm ngôn [hay nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ]: dòng 1 giới thiệu về cái tình hay tâm sự của người con gái đến tuổi yêu, dòng 2 giới thiệu chủ thể hay cái tôi trữ tình và lời mời gọi, dòng 3 là ước muốn của nhân vật trữ tình sẽ gặp được người “phải duyên”, có duyên với mình để gắn kết thành tình yêu. Tức là sự xứng lứa vừa đôi, hợp duyên của người tình mà người con gái đang khao khát gặp được trong đời, dòng 4 là việc phủ định sự vô duyên, tức là sẽ trao thân, gửi phận không đúng người, không như ước nguyện, để cho lá vẫn xanh, vôi vẫn bạc, không hòa hợp vào nhau. Qua đó khẳng định nhân vật trữ tình sẽ gặp được người “có duyên, phải duyên”. Phân tích bài thơ theo hướng này dễ hiểu, đồng thời làm nổi bật được đặc trưng của thể loại thơ cũng như cái tài của “Bà Chúa Thơ Nôm” Hồ Xuân Hương.

Video liên quan

Chủ Đề