Hình thức thừa kế theo pháp luật cho ví dụ

Mục lục bài viết

  • 1. Thừa kế là gì ? Quy định pháp luật về thừa kế
  • 2. Chia thừa kế quyền sử dụng đất đứng tên cha mẹ ?
  • 3. Cách chia tài sản thừa kế khi không có di chúc ?
  • 4. Cách thức chia tài sản thừa kế cho cháu như thế nào ?
  • 5. Tư vấn thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
  • 5.1 Ý nghĩa chung của việc thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài:
  • 5.2 Ý nghĩa đối với người lập di chúc:
  • 5.3 Ý nghĩa đối với người hưởng di chúc:

1. Thừa kế là gì ? Quy định pháp luật về thừa kế

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống. Thừa kế theo di chúc được quy định tại chương XXII của Bộ luật dân sự năm 2015.

Thừa kế theo pháp luật là việ dịch chuyển tài sản thừa kế của người đã chết cho người sống theo quy định của pháp luật nếu người chết không để lại di chúc hoặc để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Thừa kế theo pháp luật được quy định tại chương XXIII của Bộ luật dân sự năm 2015.

2. Chia thừa kế quyền sử dụng đất đứng tên cha mẹ ?

Thưa luật sư, cháu muốn hỏi luật sư việc như sau. Chuyện là: ông nội cháu ngày xưa có mua một miếng đất nhưng là tiền bố mẹ cháu bỏ ra mua hết đứng tên ông. Ông không may mất do tai nạn mà anh trai cháu chưa nhận biết được mặt ông do còn quá nhỏ. Bố mẹ cháu về quê để làm sổ đỏ miếng đất đó. Do vẫn đứng tên ông nên phải xin chữ ký của tất cả cô bác trong nhà. Ai cũng ký vì đó là bố mẹ cháu bỏ tiền. Còn có một bác, bác không chịu kí, bác nói bỏ 50 triệu thì bác mới ký.

Vậy cháu muốn hỏi luật sư là có tất cả 3 người kí rồi. Chỉ còn bác ấy không chịu ký thì giờ có cách nào làm sổ đỏ không ạ? Không có chữ kí của bác ấy làm được sổ đỏ không ạ?

Luật sư giải đáp giúp cháu với ạ. Cháu cảm ơn!

>>Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến, gọi:1900.6162

Trả lời:

Mảnh đất này là do bố mẹ bạn mua nhưng người đứng tên trên sổ lại là ông nội của bạn. Do không có căn cứ chứng cứ rõ ràng về việc bố mẹ bạn là người bỏ tiền mua mảnh đất nhưng để cho ông nội đứng tên nên cơ quan quản lý về đất đai cũng không thể giải quyết sang tên sổ đỏ cho bố mẹ bạn được.

Mảnh đất đó sẽ được xác định là di sản thừa kế. Các bác của bạn có thể tặng cho di sản thừa kế cho bố mẹ bạn. Người bác còn lại của bạn phản đối thì vẫn có thể nhận một phần đất là di sản thừa kế. Theo Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a] Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b] Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c] Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

Mỗi người trong hàng thừa kế sẽ được nhận phần di sản bằng nhau.

Bác bạn cũng được xem xét là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Do đó, nếu xác định đây là di sản của ông bạn để lại, thì bố bạn sẽ không thể làm sổ đỏ đứng tên mình bố bạn nếu như bác bạn không đồng ý. Muốn cấp sổ đỏ thì bố bạn phải nộp hồ sơ để yêu cầu phân chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi có bất động sản để giải quyết.

Mặc dù bố mẹ bạn bỏ tiền ra mua đất, nhưng nếu không có bằng chứng chứng minh thì đây vẫn được xem xét là di sản thừa kế của ông bạn để tiến hành phân chia.

3. Cách chia tài sản thừa kế khi không có di chúc ?

Kính chào công ty Luật Minh Khuê. Thưa luật sư, tôi có người bạn đứng tên sổ đỏ là 2 vợ chồng là A, B, nhưng giờ người chồng chết không để lại di chúc, bây giờ làm văn bản phân chia tài chia cho vợ và các con nhưng các con còn nhỏ vậy mẹ là người đại diện pháp luật cho 2 con vậy người vợ có được toàn quyền quản lý và sử dụng định đoạt toàn bộ quyền sử dụng đất . Bản khai quan hệ nhân thân bố A chết, A chết, mẹ A, chị gái A, vợ B và 2 cháu nhỏ C, D được hưởng thừa kế này bằng văn bản này chúng tôi thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nêu trên như sau Mẹ A, chị gái A, [ do 2 cháu C,D còn nhỏ nên mẹ B là người đại diện pháp luật sẽ quyết định phần thừa kế của 2 cháu] tự nguyện đồng ý nhường toàn bộ phần thừa kế mà mình được hưởng cho bà B. Bà B đồng ý nhận toàn bộ phần thừa kế mà các đồng thừa kế nhường cho.

Như vậy sau khi hoàn tất thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo văn bản này bà B được toàn quyền quản lý sử dụng và định đoạt toàn bộ quyền sử dụng đất. Khi lên văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thì bảo mẹ là người giám hộ tự quyết định, định đoạt tài sản của người được giám hộ là không phù hợp với quy định của pháp luật , vậy tôi phải làm như thế nào?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

>>Luật sư tư vấn chia thừa kế theo luật dân sự gọi:1900.6162

Trả lời:

Vì quyền thừa kế quyền sử dụng đất là của con C và D nên có thể chị B được đứng tên với tư cách là người đại diện theo pháp luật cho con trên giấy chứng nhận đó. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cha mẹ có quyền quản lý, định đoạt tài sản của con như sau:

"Điều 76. Quản lý tài sản riêng của con

1. Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.

2. Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.

3. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

4. Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự".

"Điều 77. Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự

1. Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

2. Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.

3. Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện".

Đối chiếu với quy định trên, nếu hai con của chị B dưới 9 tuổi thì việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất nêu trên sẽ do chị B định đoạt vì lợi ích của con. Định đoạt vì lợi ích của con ví dụ như: bán tài sản để lấy tiền phục vụ cho sinh hoạt, học tập của con. Nếu như con của chị B từ đủ 9 tuổi trở lên tới dưới 15 tuổi thì phải xem xét nguyện vọng của con. Hoặc trường hợp con của chị B đã đủ 15 tuổi tới dưới 18 tuổi thì viêc định đoạt tài sản của hai con phải được sự đồng ý bằng văn bản của chị B là người đại diện theo pháp luật của hai con C,D. Như vậy, pháp luật không cấm cha mẹ được định đoạt tài sản của con để chị B có thể lên văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thì chị B cần lên khai đầy đủ về ngày tháng năm sinh của con để văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có thể xác định là người con đó có đủ tuổi để định đoạt tài sản của mình không và cần chứng minh rằng chị B Là người đại diện theo pháp luật cho hai con C,D.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

4. Cách thức chia tài sản thừa kế cho cháu như thế nào ?

Thưa Luật sư, người chủ hộ chết rồi thì cháu được thừa kế như thế nào ? Xin cảm ơn!

>>Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.6162

Luật sư tư vấn:

Trường hợp bạn hỏi không nói rõ chủ hộ chết có để lại di chúc hay không. Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015, Tôi xin được đưa ra 2 trường hợp

Trường hợp 1: Người chết để lại di chúc.

Điều 627 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hình thức di chúc như sau: Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.

"Điều 630: Di chúc hợp pháp

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a] Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b] Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng".

Trường hợp này người nhận di sản thừa kế là những người được chỉ định trong di chúc. Hay nói cách khách người thừa kế phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Người thùa kế có quyền nhận di sản do người chết để lại theo sự định đoạt trong di chúc. Như vậy người thừa kế muốn cho cháu thì trước tiên phải nhận di sản thừa kế. Nếu là bất động sản hay tài sản phải đăng kí người thừa kế phải làm thủ tục sang tên [căn cứ vào di chúc] rồi mới có thể làm thủ tục tặng cho cháu bằng văn bản và được công chứng.

Trường hợp 2: Người chết không để lại di chúc

Trường hợp này sẽ áp dụng phân chia theo pháp luật. Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật

"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a] Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b] Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c] Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.".

>> Tham khảo bài viết liên quan:Mua lại phần thừa kế của các đồng thừa kế như thế nào?

5. Tư vấn thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài

Thưa luật sư, Em có câu hỏi muốn hỏi luật sư ạ! Chào luật sư em xin được hỏi trong thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài thì có ý nghĩa gì đối với người lập di chúc và đối với người nhận di chúc ?

Mong được luật sư tư vấn, giải đáp. Em cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc thể hiện quyền tự do của mỗi cá nhân trong việc định đoạt tài sản của mình. Khi giao lưu kinh tế ngày càng phát triển thì việc sở hữu tài sản ở nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến, vấn đề thừa kế di chúc có yếu tố nước ngoài từ đó cũng được đặt ra.

Theo quy định tại Điều 663 Bộ luật dân sự năm 2015 thì quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

+ Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

+ Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Từ quy định trên có thể xây dựng một số trường hợp thừa kế tài sản có yếu tố nước ngoài như sau:

- Người để lại tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước.

- Người thừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước.

-Tài sản thừa kế ở nước ngoài.

5.1 Ý nghĩa chung của việc thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài:

+ Việc đưa ra các quy phạm pháp luật về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt trong tình hình hiện nay khi Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ với thế giới không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà còn cả những mối quan hệ xung quanh đời sống giữa người Việt Nam với bạn bè quốc tế. Do quốc gia khác nhau dẫn tới chế độ sở hữu khác nhau, cùng với sự ảnh hưởng của các yếu tố khác như chế độ chính trị – xã hội, kinh tế, văn hóa, tôn giáo, phong tục tập quán,… nên pháp luật về thừa kế của các nước có sự khác nhau. Điều đó làm phát sinh yêu cầu cần có các quy phạm pháp luật giải quyết mối quan hệ thừa kế này khi nó vượt ra khỏi phạm vi điều chỉnh của pháp luật trong nước, sao cho thật thỏa đáng và đảm bảo được công bằng cho các bên.

+ Vậy xây dựng và bổ sung các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là không thể thiếu trong mục tiêu làm hoàn thiện và tiến bộ hơn pháp luật nước ta.

5.2 Ý nghĩa đối với người lập di chúc:

- Trước hết, lập di chúc có ý nghĩa quan trọng trong đó là người đó có thể biết được ý nguyện của họ sau khi họ mất. Như cách thức an táng, nơi an táng, người sẽ quản lý chăm lo cho nhà thờ của gia tộc. Không cho phép chuyển nhượng tài sản mang ý nghĩa của gia đình, dòng họ như nhà thờ cúng, đất an táng...tài sản khác mang ý nghĩa của gia tộc mà họ không cho phép bán

- Trong cuộc sống chúng ta không thể nào lường trước được những gì sẽ xảy đến với mình nên việc lập di chúc là một việc hết sức cần thiết, thể hiện được ý chí nguyện vọng của mình

- Vì việc lập di chúc là để thể hiện tâm nguyện của mình, di chúc còn là sự thể hiện của ý chí cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết

- Di chúc sẽ liệt kê tất cả tài sản của bạn, có thể tránh được những thất thoát không đáng có.

5.3 Ý nghĩa đối với người hưởng di chúc:

- Thừa hưởng và thể hiện được ý nguyện của người đã để lại di chúc

- Hạn chế được những xung đột, tranh chấp tài sản hay những lợi ích liên quan giữa những người mà mình yêu quý, tránh những cuộc khởi kiện mà mất tình anh em không đáng có.

- Là một điều gì đó rất đỗi thiêng liêng khi được nhận một cái gì đó từ người thân của mình

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp vớiLuật sư tư vấn pháp luật dân sự về thừa kế tài sản trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.6162hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề