Vì sao nhiệt đọ cơ thể tăng khi chạy

Nguyên nhân gây tăng thân nhiệt

Tăng thân nhiệt là hệ quả của sự mất cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt. Tăng thân nhiệt khác với sốt. Sốt cũng là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng hơn bình thường nhưng không phải là do mất cân bằng sinh thải nhiệt. Thay vào đó, sốt là biểu hiện của hàng loạt phản ứng sinh lý, sinh hóa nhằm chống lại các tác nhân bất thường bên ngoài xâm nhập vào hay ngay cả bất thường bên trong cơ thể.

Cơ thể có nhiều cách khác nhau để loại bỏ thân nhiệt dư thừa, chẳng hạn như thông qua hơi thở, đổ mồ hôi và tăng lưu lượng máu đến bề mặt da. Thế nhưng khi nhiệt độ bên ngoài ấm và ẩm hơn thân nhiệt, cơ thể không đổ mồ hôi, không thể giải phóng đủ nhiệt để duy trì nhiệt độ bình thường, chứng tăng thân nhiệt xảy ra, theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san Conference Papers in Science. Khi cơ thể trên 40 độ C, chứng tăng thân nhiệt lúc này có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Các thời điểm của tăng thân nhiệt

Đó là khi thân nhiệt bắt đầu tăng lên và không thể tự làm mát thông qua mồ hôi. Theo chuyên san Journal of Intensive Care, điều này dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như kiệt sức vì nóng và say nắng.

Nếu cơ thể không quen với thời tiết quá nóng hoặc điều kiện làm việc nóng, bạn sẽ cảm thấy nóng, khát và mệt mỏi.

Ngất xỉu xảy ra khi huyết áp giảm và lưu lượng máu đến não tạm thời bị tụt. Thường xảy ra khi bạn gắng sức trong thời tiết nắng nóng.

Chuột rút do nhiệt xảy ra khi cơ thể bạn trải qua quá trình gắng sức, dẫn đến mất cân bằng điện giải. Điều này dẫn đến chuột rút ở bụng, cơ cánh tay và chân.

Đứng hoặc ngồi lâu trong thời tiết nắng nóng, khiến tay, mắt cá chân hoặc cẳng chân bị sưng, theo chuyên san Postgraduate Medical Journal.

Nếu ở trong môi trường nóng trong thời gian dài, các vết sưng nhỏ màu đỏ bắt đầu xuất hiện, được gọi là phát ban do nhiệt.

Kiệt sức do nhiệt xảy ra khi cơ thể không thể tự làm mát, gây chóng mặt, khát nước và khó tập trung, theo chuyên san Journal of Intensive Care.

Triệu chứng

Mất nước nhẹ; đổ mồ hôi quá nhiều; buồn nôn; đau đầu; chuột rút cơ bắp, co thắt và đau; da tím tái, lạnh; tập trung kém; sưng nhẹ ở bàn chân và mắt cá chân; chóng mặt; hay nhầm lẫn; thị lực kém.

Các yếu tố dễ làm tăng thân nhiệt

Béo phì; hút thuốc lá; thiếu cân; nghiện rượu bia; bệnh tiểu đường; tim, phổi, thận và gan có vấn đề; trao đổi chất kém; mất nước mãn tính; viêm dạ dày ruột; chế độ ăn thấp lượng sodium [chất trong muối ăn]; hệ miễn dịch gặp trục trặc.

Những người dễ có nguy cơ bị tăng thân nhiệt

Người làm việc trong môi trường nóng, đặc biệt là công nhân xây dựng, nông dân; lính cứu hỏa; vận động viên; những người làm việc trong nhà, xung quanh lò nướng lớn; trẻ em và người già. Nếu bạn cảm thấy khó chịu, mạch yếu hoặc nhanh, da đỏ ửng, ngất xỉu, hãy đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe ngay lập tức.

Nghiên cứu được công bố trên chuyên san International Journal of Hyperthermia cho thấy, nếu chuột rút do nhiệt kéo dài hơn một giờ đồng hồ, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Cách điều trị chứng tăng thân nhiệt nhẹ

Nằm thư giãn

Uống nước mát hoặc nước uống điện giải

Tắm nước mát lạnh

Cởi bỏ bớt quần áo dư thừa

Để cổ tay dưới nước mát trong 60 giây

Ngồi trong phòng máy lạnh

Chườm túi nước đá dưới cánh tay và háng

Nếu tăng thân nhiệt ở mức nghiêm trọng [trên 40 độ C], có thể nhập viện trong vài ngày cho đến khi bình phục hoàn toàn.

Cách phòng ngừa tăng thân nhiệt

Giữ cơ thể luôn trong tình trạng đủ nước

Ở nơi thoáng mát

Mặc quần áo sáng màu khi ra ngoài trời

Tránh các bữa ăn lớn, cay nóng

Tránh uống rượu bia.

Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa. Chúng ta thường đối diện với nắng nóng cùng nguy cơ sốc nhiệt, hơn là tiết trời buốt lạnh dẫn đến hạ thân nhiệt. Nhưng trong những giải chạy đường núi tổ chức vào mùa đông, nguy cơ hạ thân nhiệt có thể xảy ra. Dịch COVID qua đi, chúng ta có thể tham gia thi đấy ở một số nơi có khí hậu lạnh. Vì thế, cần có hiểu biết về tình trạng tụt thân nhiệt khi chạy bộ – không chỉ ảnh hưởng đáng kể tới thành tích thi đấu, mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khoẻ nghiêm trọng.

Xem thêm: Chạy giải đường mòn dưới trời lạnh

Hạ thân nhiệt là tình trạng nhiệt độ trung tâm tụt xuống dưới 35 độ C. Bạn có thể ngạc nhên đôi chút, hạ thân nhiệt không chỉ gặp vào mùa đông. Mùa hè cũng có thể hạ thân nhiệt, nhất là khi chạy trong điều kiện mưa to gió mạnh. Giải Boston Marathon 2018 là một ví dụ.

Khi rơi vào tình trạng hạ thân nhiệt, bạn sẽ mất khả năng đánh giá và đưa ra quyết định chính xác. Hệ quả là nguy cơ đe doạ sức khoẻ sẽ còn tăng lên. Việc đưa ra quyết định thiếu cẩn trọng khi việc chạy bộ trở nên nguy hiểm, như chạy ở khu vực vắng người, chạy qua những địa hình phức tạp sẽ khiến runner phải trả giá. Nghiên cứu cho thấy, 20-50% số ca tử vong do hạ thân nhiệt là khi nạn nhân cởi bỏ bộ đồ ướt nhẹp của mình. Rõ ràng đây là một quyết định sai lầm, vì mặc đồ ướt vẫn còn hơn không mặc gì. Quyết định sai lầm này đến từ chính tình trạng hạ thân nhiệt.

Các yếu tố dẫn đến hạ thân nhiệt

Nhiệt độ không khí

Đây dường như là nguyên nhân hiển nhiên nhất. Nhưng lại là yếu tố dễ chơi khăm người chạy bộ nhất. Bởi đôi khi 10-15ºC cũng có thể bị hạ thân nhiệt. Thậm chí ngay cả khi nhiệt độ cao hơn, nếu cộng gộp thêm các yếu tố khác.

Nước mưa

Mưa lạnh, và ở các nước Bắc bán cầu là tuyết rơi, sẽ làm bạn bị ướt. Một cơn mưa rào kéo dài có thể làm giảm đáng kể nhiệt độ trên da của bạn, và khởi phát quá trình hạ thân nhiệt.

Xem thêm: Chạy bộ trời mưa

Bay hơi nước

Khi nước bốc hơi, nó làm mát cơ thể, khiến nhiệt độ trung tâm càng giảm sâu. Mất mồ hôi cũng dẫn đến mất nhiệt. Trang phục bằng cotton càng làm vấn đề trở nên tệ hại. Vì thế nhớ chọn các trang phục với chất liệu phù hợp cho việc chạy bộ. Tốt nhất là mặc trang phục nhiều lớp, có khoá mơ-tuya.

Tốc độ gió

Gió càng mạnh thì nước bốc hơi càng nhanh và cơ thể càng chóng mất nhiệt. Nếu bạn đã dầm mưa ướt, cơ thể đầm đìa mồ hôi, quá trình mất nhiệt lại càng nhanh.

Chạy chậm đi

Vào cuối buổi chạy dài hoặc cuối cuộc đua, cơ thể bạn mệt mỏi khiến bạn không thể chạy nhanh như trước nữa. Hệ quả là cơ thể không sinh ra nhiều nhiệt như trước. Nhiệt độ thấp, mưa ướt, và gió lạnh sẽ có cơ hội phát huy tác hại, dẫn đến tình trạng hạ thân nhiệt.

Cạn kiệt thể chất

Khi bạn kiệt sức, hết năng lượng, lượng glucose dự trữ giảm thấp – điều thường gặp trong các giải chạy all-out, cơ thể sẽ phải nỗ lực để tự làm ấm. Nhưng rõ ràng điều này khó khăn hơn so với lúc bạn còn đầy đủ sức lực.

Mặt trời lặn

Nguy cơ hạ thân nhiệt tăng cao khi ánh nắng mặt trời không cần nữa. Nhiệt độ môi trường hạ nhanh nhất vào lúc hoàng hôn. Điều này đặc biệt đáng sợ trong các giải siêu marathon, khi nhiều vận động viên ở trong giai đoạn mệt mỏi nhất khi nỗ lực kiệt cùng để về đích trước khi tối trời.

Giải Boston Marathon ngày 16/4/2018

Nhận biết và xử trí hạ thân nhiệt

Làm sao bạn biết một người chạy bộ bị hạ thân nhiệt? Dấu hiệu đầu tiên là khó nói cả câu, khó giao tiếp. Runner có thể run lập cập dù nhiệt độ không qua thấp. Khi bạn đang chạy và thấy mình run cầm cập không thể dừng lại, thân nhiệt của bạn có thể đã hạ xuống tầm 35-36 độ C [bình thường nó vào khoảng 37ºC]. Đó cũng là thời điểm mà kĩ năng chạy của bạn bị giảm sút, và bạn có nguy cơ chấn thương nếu chạy ở các địa hình phức tạp. Lời khuyên hợp lý là ngừng chạy và tìm chỗ ấm để nghỉ ngơi.

Khi bạn đã tập trung và nỗ lực hết sức mà vẫn không ngừng run cầm cập, bạn đã bị tụt thân nhiệt mức độ trung bình. Nhiệt độ trung tâm giảm xuống dưới 35 độ C. Môi và vành tai tím tái, các ngón tay cũng tím. Cần tìm trợ giúp y tế ngay lập tức.

Bác sĩ Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, giảng viên Bộ môn Tim mạch trường Đại học Y Hà Nội. Thành viên sáng lập Hội những người thích chạy đường dài [Long Distance Runners, LDR] Thành tích cá nhân: 10km: 36:56, HM: 1:20:35, FM: 2:47:44

Video liên quan

Chủ Đề