Học sinh có đạt được những kết quả như mong đợi không và điều gì giúp thầy cô biết như vậy?

LTS: Là một giáo viên bậc học Phổ thông, tác giả Thiên Ấn đã gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết của mình, qua đó, tác giả nêu ra những mong mỏi, chờ đợi của tất cả các thầy cô trước thềm năm học mới. Những vấn đề đã và đang gây ra rất nhiều bức xúc, khó khăn cho tất cả các thầy cô.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Chỉ tiêu sát thực tế, “nói không” với bệnh thành tích. 

Bao năm nay, vì chạy theo “bệnh” thành tích, thành tích năm sau luôn phải cao hơn năm trước nên nhiều nhà trường, Ban Giám hiệu đã đưa ra và áp đặt hàng loạt chỉ tiêu “ảo” đến các giáo viên. 

Những thầy cô tâm huyết với nghề rất chán ghét và bức xúc với căn bệnh thành tích, thói hư danh, giả dối đang hoành hành trong ngành giáo dục. 

Thời gian gần đây, dư luận xã hội đã phản ánh, mổ xẻ nhiều về thực trạng cùng các hệ lụy khôn lường của nó. Được hỏi, thầy cô giáo có mong muốn điều gì nhất ở năm học mới 2017 - 2018, nhiều đồng nghiệp của chúng tôi đều đồng thanh: 

Học sinh có đạt được những kết quả như mong đợi không và điều gì giúp thầy cô biết như vậy?
Ảnh minh họa: Giờ tập viết của học sinh lớp 1 Trường tiểu học Tràng An. Ảnh: ĐĂNG ANH / Báo Nhân Dân.

“Các chỉ tiêu của đơn vị phải được xây dựng, bàn bạc, thống nhất trên cơ sở thực tế, tuyệt đối không áp đặt, có thể điều chỉnh linh hoạt trong cả năm học và tất cả nói không với “bệnh” thành tích, luôn đánh giá đúng năng lực của học sinh, thực chất của giáo dục”.

Bãi bỏ sáng kiến kinh nghiệm. 

Việc này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã khẳng định trong lần tiếp xúc cử tri tại tỉnh Bình Định (5/2017) được giới giáo cả nước rất đồng tình, ủng hộ. 

Vì lâu nay, cách làm và chấm sáng kiến ở mọi nơi còn mang nặng tính hình thức, kém hiệu quả, gây lãng phí, tốn kém lớn về thời gian, công sức, kinh phí của giáo viên, nhà nước. 

Đội ngũ nhà giáo đang chờ mong Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ sớm chuyển hóa lời phát biểu, lời hứa của mình thành văn bản cụ thể, có hiệu lực chính thức ngay từ đầu năm học mới để tất cả cán bộ, thầy cô giáo, nhân viên ngành giáo dục bớt bị khổ sở, hành hạ bởi thứ sáng kiến hình thức, vô bổ ấy.

Tinh giảm các kỳ thi, hội thi. 

Đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành 2 văn bản chỉ đạo, yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, cắt giảm những kỳ thi, hội thi không cần thiết, gây ức chế, căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh, giáo viên và tốn kém kinh phí nhà nước trong năm học đến. Cũng là điều mà tất cả giáo viên và học sinh đang quan tâm, dõi theo. 

Các Sở Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành rà soát tới đâu rồi? Danh mục các kỳ thi, hội thi có phải gửi lên Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, phê duyệt không?

Ra văn bản, yêu cầu vậy thôi, song cứ để mặc các địa phương dưới này tự quyết, thì nhiều người e ngại: “Chưa chắc đã tinh giảm được mà biết đâu còn vẽ ra nhiều hơn. Nhà trường, giáo viên, các em tiếp tục bị “lĩnh đủ” bi kịch”.

Học sinh có đạt được những kết quả như mong đợi không và điều gì giúp thầy cô biết như vậy?

Một Hiệu phó kiến nghị Bộ bỏ cụm, khối thi đua ở ngành giáo dục

Giảm bớt họp hành, giấy tờ, hồ sơ, báo cáo. 

Từ năm 2006, thủ tướng Chính phủ từng ban hành chỉ thị về cải cách hành chính trong tất cả lĩnh vực và sau đó có khá nhiều văn bản chỉ đạo khác nhau nhưng tình trạng họp hành liên miên, giấy tờ, sổ sách quá nhiều, báo cáo dồn dập ở các ban ngành, trong đó có ngành giáo dục vẫn cứ tiếp diễn. 

Cán bộ quản lý ở nhà trường càng ể oải, mệt mỏi, không có thời gian để làm việc, chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động giáo dục của đơn vị. 

Những cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm thêm công tác đảng lại thêm “chết xác” vì cả “trời” công văn, giấy tờ liên tục dội xuống. 

Đề nghị các nhà trường, Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo, các bộ phận, lĩnh vực liên quan, bên đảng, chính quyền địa phương sớm có những giải pháp khả thi giúp cho nhà trường, cán bộ quản lý, thầy cô giáo dưới cơ sở được khoan sức, bớt áp lực về báo cáo, giấy tờ, hồ sơ, họp hành đủ thứ. 

THIÊN ẤN

Cuộc sống du học không phải luôn màu hồng như mong ước. Biết gạt những khó khăn về cuộc sống sang một bên thì việc học và thi cử là một áp lực khá lớn, đặc biệt là đôi khi kết quả thi không tốt như bạn nghĩ.

Đầu tiên: Giữ bình tĩnh và suy nghĩ tích cực

Rất nhiều sinh viên có tâm lý chán nản khi biết điểm số môn học yêu thích hay một bài thi trúng tủ lại không cao như mong đợi. Rồi bạn cố gắng nhớ lại đề thi, nhớ lại cách mình làm và tự trách bản thân vì không biết mình đã làm gì sai, hoặc nôn nóng hỏi điểm của bạn bè trong lớp.

Nhưng những điều trên có giúp thay đổi điểm thi hay làm tâm trạng bạn tốt hơn không? -KHÔNG.

Khi bạn thử tạm quên đi những áp lực từ điểm số và nghĩ đến những thành tích mà bản thân đã từng làm được, thì bạn sẽ nhận ra thành công đôi khi chỉ là đang bị trì hoãn một thời gian ngắn mà thôi. Thái độ tích cực, lạc quan và tiếp tục cố gắng của bạn sẽ đưa bản thân tới một thành công mới.

Xin phúc khảo bài thi nếu điểm số chưa thực chính xác

Bạn tin là kết quả bài thi của mình không tệ như vậy? Vậy thì bạn có thể cân nhắc xin phúc khảo bài thi. Rất có thể đã có sự nhầm lẫn và sai sót trong quá trình chấm điểm. Nếu điều này là đúng, thì điểm của bạn sẽ thay đổi theo hướng tích cực.

Tuy nhiên, cần chuẩn bị tâm lý rằng điểm có thể tệ hơn nếu thầy cô phát hiện ra lỗi sai khác trong bài thi của bạn. Vì vậy, bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi quyết định làm đơn xin phúc khảo.

Học sinh có đạt được những kết quả như mong đợi không và điều gì giúp thầy cô biết như vậy?

Rút kinh nghiệm về phương pháp học và ôn thi  

Việc học tập ở các quốc gia phương Tây đòi hỏi tính tự giác và chăm chỉ rất cao. Thầy cô chỉ là người hướng dẫn, các bạn phải chủ động đọc nhiều sách, lên thư viện và tự tìm hiểu.

Nếu chủ đề bài thi không hề có trong bài giảng trên lớp của thầy cô, thì nhất định nó nằm đâu đó trong những cuốn tài liệu mà thầy cô đã yêu cầu bạn đọc từ đầu năm. Chỉ là bạn chưa đọc đến mà thôi!

Rút kinh nghiệm cho kỳ tới, bạn nên chuẩn bị thật tốt cho các giờ lên lớp bằng cách đọc trước tài liệu, nghiên cứu nội dung bài học và chăm chỉ thực hành. Đặc biệt, đừng bao giờ bỏ qua bất kỳ một tài liệu nào mà thầy cô nhắc đến trong buổi học đầu tiên.

Rèn luyện tâm lý đi thi

Thực tế, nhiều bạn sinh viên đã ôn bài rất kỹ trước đó, nhưng khi vào phòng thi lại sợ hãi và lo lắng thái quá. Tâm lý bất ổn chính là nguyên nhân khiến bạn không thể nhớ được chính xác kiến thức và hoàn thành bài thi tốt nhất.

Trong trường hợp này, thật khó để trách ai ngoài bản thân mình.

Cách khắc phục là bạn nên hãy mạnh dạn nói chuyện và tranh luận với thầy cô, bạn bè, tham gia thuyết trình trước lớp nhiều hơn. Khi đi thi, hãy coi đó là thời gian để bạn ôn lại kiến thức chứ không nên mang nặng tâm lý thi cử.

Xem lại khả năng ngoại ngữ

Hà Nguyễn – du học sinh Úc đang theo học Thạc sĩ ngành PR và Marketing tại đại học La Trobe cho biết: khi mới sang đây, cô mất tới hơn 6 tháng để có thể bắt kịp bài giảng của thầy cô. Hơn nữa, là một người Việt Nam, thật khó để Hà hiểu ngay được những đặc điểm của thị trường và người tiêu dùng (customer insight) tại Úc trong các môn học mang tính thực tế. Hầu hết các bài thi trong kỳ học đầu tiên của Hà đều không đạt được số điểm số kỳ vọng.

Hiểu được vấn đề mình gặp phải, Hà quyết tâm cải thiện chính mình. Cô đăng ký tham gia các hoạt động ngoại khóa để có thể giao tiếp với mọi người nhiều hơn, tìm hiểu văn hóa bản địa sâu hơn. Kết quả là từ kỳ học thứ 2, bạn đã cải thiện điểm số đáng kể với nhiều môn có điểm thi tuyệt đối.

Hà cũng khuyên các bạn sinh viên mới đi du học nên chuẩn bị sẵn tâm lý về rào cản ngôn ngữ và văn hóa. Nếu đây là nguyên nhân khiến bài thi không đạt điểm cao thì cũng đừng quá lo lắng. Bởi bạn chỉ cần trau dồi ngoại ngữ mỗi ngày, tìm hiểu thêm về văn hóa, thực tiễn xã hội nơi mình đang sinh sống, để hiểu rõ hơn những vấn đề mà thầy cô đề cập trong môn học và ứng dụng vào bài thi là được.

Tham vấn các anh chị khóa trước

Chia sẻ vấn đề với các anh chị khóa trước và xin lời khuyên từ họ luôn giúp ích cho bạn rất nhiều. Những lời khuyên hữu ích về môn học sẽ cho bạn có cái nhìn tổng quát hơn về cả cách học và cách thi. Đừng bỏ qua những lời góp ý và hướng dẫn chân thành nhé!

Và hãy đặt mục tiêu cho kỳ học tới!

Đừng để kết quả ban đầu ảnh hưởng đến thái độ và tâm lý của bạn trên cả chặng đường phía trước. Thay vào đó, bạn hãy đặt ra mục tiêu cho các kì học sau.

Kỳ học tới, bạn nên đăng ký môn học có chọn lọc, chỉ chọn các môn phù hợp với khả năng và đầu tư thời gian nghiên cứu kĩ càng. Đồng thời, bạn cũng nên lên kế hoạch và đặt mục tiêu cụ thể về điểm số để có động lực phấn đấu nhiều hơn.

Nếu bạn chưa hiểu rõ một vài kiến thức, bạn cần chủ động liên hệ với thầy cô hoặc rủ bạn bè cùng ôn lại kiến thức và trao đổi thắc mắc với nhau trước khi kì thi diễn ra.

Với sinh viên nói chung, và du học sinh nói riêng, việc có được kết quả thi tốt – bảng điểm đẹp sẽ giúp bạn dễ dàng học lên cao hoặc có một CV xin việc sáng sủa. Tuy nhiên, điểm số không thể hiện hết giá trị một con người! Điều quan trọng là bạn cần giữ thái độ tích cực, chăm chỉ và nỗ lực hết mình khi sống xa xứ.