Hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài là gì

Trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại, nếu các bên có mâu thuẫn, tranh chấp thì giải quyết trước hết thông qua hòa giải, thương lượng với nhau. Trong trường hợp hòa giải, thương lượng không thành thì yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Trọng tài để giải quyết. Trong trường hợp đó là tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài thì giải quyết ra sao? Có khác với tranh chấp bình thường không?

Tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài

Thẩm quyền xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài như thế nào?

Trong hợp đồng, nếu các bên thỏa thuận khi có tranh chấp xảy ra sẽ do Trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp. Thì khi có tranh chấp, các bên có thể khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài.

Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp thuộc thẩm quyền chung và riêng biệt được quy định tại Điều 469 và Điều 470 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Theo đó, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:

  • Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
  • Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;
  • Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.

Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:

  • Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.

Sau khi xác định được Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết rồi thì áp dụng quy định về thẩm quyền Tòa án theo Chương III Bộ luật Tố tụng dân sự để xác định xem Tòa án nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam có thẩm quyền giải quyết.

Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp như thế nào?

Nếu các bên thỏa thuận chọn Trọng tài thương mại để giải quyết thì luật áp dụng để giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài được xác định như sau:

Theo Điều 14 Luật trọng tài thương mại 2010 thì: Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.

Trường hợp các bên chọ Tòa án để giải quyết thì theo Điều 683 Bộ luật dân sự 2015: Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.

Do đó, khi có tranh chấp, Tòa án sẽ xác định dựa vào luật mà các bên thỏa thuận áp dụng.

Án phí khi giải quyết tranh chấp của cơ quan có thẩm quyền như thế nào?

Án phí giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài

Trường hợp Trọng tài giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài thì theo Điều 34 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định:

  • Phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài vụ việc, phí trọng tài do Hội đồng trọng tài ấn định.
  • Bên thua kiện phải chịu phí trọng tài, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng trọng tài quy định khác hoặc Hội đồng trọng tài có sự phân bổ khác”.

Trường hợp tranh chấp do Tòa án giải quyết tranh chấp thì mức án phí xác định theo Danh mục mức án phí, lệ án phí được quy định tại Nghị quyết 326/2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

>>>Xem thêm: Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Thương Mại Quốc Tế

Trên đây là nội dụng tư vấn của chúng tôi về vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài. Trường hợp Qúy khách hàng có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ Luật sư Phan Mạnh Thăng qua hotline 1900 63 63 87 để được giải đáp, tư vấn kịp thời và đầy đủ. Xin cảm ơn!

#Lsvomongthu – Thạc sĩ luật sư đang cộng tác tại Chuyên Tư Vấn Luật, có 10 năm kinh nghiêm tư vấn pháp luật lao động; trực tiếp tham gia xây dựng nội quy, biểu mẫu hành chính nhân sự đúng luật, kinh nghiệm trong tư vấn thành lập doanh nghiệp; tố tụng trong giải quyết tranh chấp đất đai, tranh chấp lao động.

Điều 683 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng có yếu tố nước ngoài như sau:

Điều 683. Hợp đồng 1. Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng. 2. Pháp luật của nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng: a] Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa; b] Pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ; c] Pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ; d] Pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc đối với hợp đồng lao động. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng lao động là pháp luật của nước nơi người sử dụng lao động cư trú đối với cá nhân hoặc thành lập đối với pháp nhân; đ] Pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiêu dùng. 3. Trường hợp chứng minh được pháp luật của nước khác với pháp luật được nêu tại khoản 2 Điều này có mối liên hệ gắn bó hơn với hợp đồng thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước đó. 4. Trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có bất động sản. 5. Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng. 6. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng nhưng việc thay đổi đó không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý.

7. Hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó. Trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại Việt Nam”

Quy định này điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hợp đồng bao gồm cả nội dung và hình thức.  Cụ thể, điều chỉnh các vấn đề sau:

1.Thỏa thuận chọn luật áp dụng

Hợp đồng được xây dựng dựa trên thỏa thuận của các bên, vì vậy nguyên tắc tự do của các bên trong hợp đồng được ưu tiên áp dụng và được pháp luật tôn trọng. Vì vậy, pháp luật quy định các bên trong quan hệ đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, theo đó toàn bộ nội dung mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng đều phải tuân thủ theo quy định pháp luật mà các bên đã lựa chọn. Đối với quyền, nghĩa vụ của các bên là tất cả những gì các bên cam kết với nhau và nó mang tính ràng buộc với các bên, là luật đối với các bên. Vì vậy, pháp luật mà các bên đã lựa chọn sẽ điều chỉnh cả quyền, nghĩa vụ các bên trong hợp đồng. Quy định này cũng phù hợp với các điều ước quốc tế, thể hiện tính linh hoạt, nắm bắt cái mới trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Ví dụ: Điều 58, Bộ luật tư pháp quốc tế của CH Dominica ngày 18 tháng 12 năm 2014 quy định: “Hợp đồng được điều chỉnh bởi pháp luật do các bên lựa chọn. Thỏa thuận chọn pháp luật nằm trong hợp đồng, hoặc trong một văn bản riêng quy dẫn đến hợp đồng, hoặc có thể được suy ra từ hành vi rõ ràng của các bên”
Quy định về thỏa thuận chọn luật không được áp dụng với các trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản; hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng; thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba. Đây là các trường hợp đặc trưng, việc chọn luật áp dụng phải thực hiện theo quy định của pháp luật. 

1.1. Pháp luật áp dụng đối với hợp đồng là bất động sản

Bất động sản là đất đai và những tài sản gắn liền với đất đai, không thể di dời, là một tài sản đặc biệt, gắn liền với lãnh thổ quốc gia. Do đó, trong quan hệ hợp đồng có đối tượng là bất động sản sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nơi có động sản. Cụ thể, đối với các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, hợp đồng cho thuê bất động sản, hợp đồng sử dụng bất động sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có bất động sản, nghĩa là bất động sản tồn tại ở đâu thì pháp luật nước đó được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ trên. Quy định như vậy vừa thẻ hiện sự tôn trọng đối với lãnh thổ các nước, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó cũng giúp cho việc thực thi các phán quyết của cơ quan có thẩm quyền cũng được thuận lợi, nhanh chóng.

1.2. Pháp luật áp dụng đối với hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích của người lao động, người tiêu dùng

Trong quan hệ hợp đồng lao động và hợp đồng tiêu dùng pháp luật cho phép các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng. Tuy nhiên sự lựa chọn đó phải tuân thủ theo những quy định nhất định. Theo đó, để bảo vệ quyền lợi cho người lao động và người người tiêu dùng là những người yếu thế hơn trong quan hệ, pháp luật quy định nếu việc lựa chọn pháp luật áp dụng mà làm ảnh hưởng tiêu cực đến người lao động, người tiêu dùng thì pháp luật đó không được áp dụng. Lúc này, pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam. Trên thực tế, bên sử dụng lao động hoặc bên cung ứng hàng hóa, dịch vụ có thể lợi dụng vị thế của mình ép buộc người lao động và người tiêu dùng, lựa chọn pháp luật áp dụng có lợi hơn cho mình. Do đó, quy định trên nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người tiêu dùng. 

1.3. Pháp luật áp dụng đối với trường hợp các bên thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên thứ ba

Các bên trong hợp đồng không chỉ có quyền lựa chọn luật áp dụng mà còn có thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng. Về cơ bản việc thay đổi luật áp dụng cũng chính là sự thống nhất ý chí của các bên trong việc lựa chọn luật áp dụng, vì vậy pháp luật công nhận và tôn trọng ý kiến đó của họ. Hợp đồng được xác lập nhằm mục đích đạt được lợi ích nhất định, tuy nhiên các bên không thể vì lợi ích của mình mà làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích của người khác. Do đó, nếu việc thay đổi pháp luật áp dụng mà làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên thứ ba, thì việc thay đổi đó không được công nhận. Các bên có thể thay đổi áp dụng hệ thống pháp luật khác mà không làm ảnh hưởng tới lợi ích người thứ ba. Mục đích của quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba thụ động trong thỏa thuận thay đổi pháp luật của các bên, vậy nên nếu người thứ ba biết và đồng ý với sự thay đổi đó thì pháp luật mới áp dụng là hợp hợp pháp.

2.Các trường hợp xác định pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng

Trong trường hợp các bên có quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng mà không lựa chọn được hoặc không lựa chọn thì, hệ thống pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng được áp dụng để điều chỉnh quan hệ. Quy định này là một sự tiệm cận hơn với pháp luật quốc tế, cụ thể trong các điều ước quốc tế hệ thuộc luật nơi có mối liên hệ gắn bó nhất cũng được áp dụng phổ biến[1]. Để các bên hiểu rõ hơn thế nào là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng, khoản 2 Điều 683 BLDS năm 2015 quy định cụ thể các trường hợp pháp luật được xem là có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng như sau:
-Trường hợp 1: Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, pháp luật có mối liên hệ gắn bó là pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân. Có thể thấy hệ thuộc luật cư trú được sử dụng để xác định pháp luật áp dụng trong trường hợp này. Tại sao không phải bên mua mà lại là bên bán? Điều này có thể hiểu, do bên bán là nơi  khởi đầu trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong quan hệ mua bán hàng hàng hóa, thông thường bên bán sẽ cùng lúc ký kết hợp đồng với nhiều đối tác khác nhau. Nếu pháp luật bên mua điều chỉnh quan hệ thì sẽ rất khó khăn cho bên bán, khi cùng lúc chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật cùng một lúc. Trong khi đó bên mua là bên có quyền lựa chọn mua hàng hóa của bất kỳ bên bán nào, nếu xét thấy hệ thống pháp luật của nước bên bán có lợi cho mình. 
-Trường hợp 2: Đối với hợp đồng dịch vụ, pháp luật có mối liên hệ gắn bó là pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân. Quy định này cũng tương tự như hợp đồng mua bán hàng hóa. 
-Trường hợp 3: Đôi với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân. Mặc dù trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không có xung đột pháp luật nhưng trong hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ thì có thể xảy ra xung đột pháp luật, do đây là các quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Lựa chọn áp dụng pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi cá nhân cư trú, pháp nhân được thành lập. Lựa chọn này là phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam, vì hiện nay và trong cả tương lai có lẽ Việt Nam vẫn là nước nhận quyền chuyển giao các đối tượng sở hữu trí tuệ nhiều hơn là nước chuyển giao, vì vậy đây là cơ sở để mở rộng phạm vi pháp luật Việt Nam một cách chính đáng[2].
-Trường hợp 4: Đối với hợp đồng lao động, pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng lao động là pháp luật của nước nơi người sử dụng lao động cư trú đối với cá nhân hoặc thành lập đối với pháp nhân. Quy định này là cơ sở pháp lý cho việc chọn luật áp dụng khi có tranh chấp về hợp đồng lao động xảy ra. Điều này cũng thể hiện rõ ràng các quan hệ lao động đặc biệt về hợp đồng lao động ngày càng phổ biến, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước tới các quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài.
-Trường hợp 5: Đối với hợp đồng tiêu dùng, pháp luật có mối liên hệ gắn bó là pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiêu dùng. Đây là quy định lần đầu được ghi nhận trong BLDS năm 2015. Hệ thuộc luật nơi cư trú được lựa chọn để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. Các cơ quan giải quyết tranh chấp cũng thuận lợi hơn trong việc thực hiện các hành vi tố tụng cần thiết. Bên cạnh đó trách nhiệm và ý thức tôn trọng người tiêu dùng của bên cung cấp hàng hóa cũng được nâng cao.

3.Áp dụng pháp luật của nước khác với pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó với hợp đồng tại khoản 2

Khoản 2 Điều 683 BLDS năm 2015 được quy định nhằm dữ liệu cho trường hợp các bên không thỏa thuận được việc chọn luật áp dụng. Vì vậy, các trường hợp để xác định pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó với hợp đồng được quy định tại khoản 2 chỉ mang tính tương đối. Trên thực tế, có thể xảy ra những trường hợp, những tình huống mà pháp luật đôi khi không dự đoán được, vậy nên khoản 3 cho phép nếu chứng minh được pháp luật của nước khác có mối liên hệ gắn bó hơn với hợp đồng so với pháp luật của nước được quy định tại khoản 2, thì sẽ áp dụng pháp luật của nước đó. Quy định này mang tính mở, tạo điều kiện linh hoạt hơn cho các bên và trong việc giải quyết các tình huống trên thực tế. 

4.Hình thức của hợp đồng

Đối với hình thức hợp đồng, được điều chỉnh bởi pháp luật áp dụng với hợp đồng đó. Ví dụ: Nếu các bên thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng thì hệ thống pháp luật đó điều chỉnh cả về nội dung lẫn hình thức của hợp đồng. Nội dung, hình thức hợp đồng gắn liền với nhau, nếu cùng lúc có hai hệ thống pháp luật khác nhau cùng điều chỉnh nội dung, hình thức hợp đồng thì sẽ rất khó khăn trong việc thực thi pháp luật của các bên; cơ quan có thẩm quyền cũng khó khăn hơn trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng. Các quốc gia có thể quy định khác nhau về hình thức hợp đồng, đối với Việt Nam trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại Việt Nam.

 Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự

Luật Hoàng Anh

[1] [2]PGS.TS.Nguyễn Văn Cừ - PGS.TS.Trần Thị Huệ,[2017], “Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, NXB.Công an nhân dân.

Video liên quan

Chủ Đề