Hợp tác liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học

CÁC CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT  – HỢP TÁC ĐÃ TRIỂN KHAI

  • Hợp tác đào tạo sinh viên về quản trị rủi ro và dữ liệu lớn [Big data] với VP Bank và SAS [từ 2016]
  • Chương trình hợp tác nghiên cứu với Khoa Khoa học – Đại học Nara [Nhật Bản] [từ 2016]
  • Hợp tác đào tạo sau đại học với Khoa Khoa học và Khoa sau đại học thuộc đại học Nara [Nhật Bản] [từ 2016]
  • Dự án đào tạo cao học liên kết với ĐH Kỹ thuật Freiberg [CHLB Đức]
  • Dự án nghiên cứu phối hợp với các ĐH Metz, ĐH Rouen [CH Pháp] và ĐH Montreal [Canada]
  • Dự án đồng hướng dẫn tiến sỹ với ĐH Metz [CH Pháp]

Hàng năm Viện tiếp nhiều đoàn khách quốc tế đến tìm hiểu cơ hội hợp tác, tham quan học tập kinh nghiệm về đào tạo và NCKH từ nhiều nước như Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Áo, Nhật, Hông Kông, Thái Lan, New Zealand… cũng như trao đổi cán bộ nghiên cứu và học viên cao học.

Hòa mình với sự chuyển mình của đất nước trong thời kỳ đổi mới, từ những năm đầu thành lập, UEH đã có những bước tiến mạnh mẽ trong hoạt động nghiên cứu khoa học trên cả chiều rộng lẫn chiều sâu, bước đầu đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn mang tính cấp thiết của công cuộc đổi mới đất nước. Phát huy những gì đã đạt được, chiến lược đẩy mạnh nghiên cứu hàn lâm công bố quốc tế thông qua các quỹ nghiên cứu và các chính sách cập nhật, đổi mới tiếp tục được UEH thực thi mạnh mẽ. Đặc biệt, các chính sách này đã phát huy hiệu quả trong giai đoạn gần đây khi UEH liên tục là trường đại học đơn ngành trong khối ngành kinh tế ở Việt Nam có số lượng công bố quốc tế ISI cao nhất. Số lượng công bố quốc tế ISI trên cơ sở dữ liệu Web of Science cũng tăng dần qua các năm: 2017 [45 bài]; 2018 [65 bài]; 2019 [85 bài]; 2020 [270 bài]. Theo cơ sở dữ liệu Scopus, UEH cũng đạt một kết quả tăng trưởng về số công bố quốc tế một cách đáng khích lệ: 2017 [47 bài], 2018 [57 bài], 2019 [98 bài], 2020 [349 bài]. Trong năm 2021, UEH đạt trên 500 bài ISI/Scopus và tiếp tục giữ vị trí số 1 trong các trường đại học đơn ngành ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và luật có công bố quốc tế tốt nhất. 

Nhìn chung, hoạt động nghiên cứu khoa học đã có những đóng góp quan trọng trong suốt hành trình 45 năm hình thành và phát triển của UEH cũng như giúp UEH đạt được những thành tựu đáng kể trong nghiên cứu, tư vấn và chuyển giao tri thức thông qua sự công nhận của cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế. Một niềm vinh dự của UEH trong năm 2021 đó là tạp chí JABES phiên bản tiếng Anh đã chính thức được công nhận vào danh mục trích dẫn các nguồn mới nổi [Emerging Sources Citation Index-ESCI], và là Tạp chí khối ngành kinh tế đầu tiên của Việt Nam được gia nhập vào ESCI thuộc Hệ thống Web of Science.

Song song với những thành quả nghiên cứu, năm 2021 cũng chứng kiến những dấu ấn mạnh mẽ trong công tác quốc tế hóa giáo dục, hợp tác quốc tế của UEH.

Tính đến nay, UEH đã có 24 chương trình liên kết đào tạo các bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Các chương trình liên kết đào tạo với Úc, Anh, Pháp, New Zealand, Hà Lan, Phần Lan, Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan, Ireland… UEH đã hợp tác với 128 cơ sở, tổ chức giáo dục uy tín ở các quốc gia trên khắp các châu lục. Đối với các chương trình đào tạo theo Hiệp định, Trường là một cơ sở đào tạo đại học uy tín tại Việt Nam và là địa chỉ đào tạo tin cậy với đội ngũ doanh nhân, cán bộ quản lý kinh tế cho nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia. 

UEH đã ký kết và thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học chung như dự án “Green Marketing” với Đài Loan, “Higher education” với Úc, “University management quality measurement” với Đức, “UK Vietnam Higher Education Partnership Initiative” với Anh, dự án “Eramus”,…

Ngoài ra, UEH đã cử cán bộ, giảng viên ra nước ngoài để đào tạo, làm việc, học tập bồi dưỡng ngắn hạn, tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế, trao đổi học thuật, tham quan học tập kinh nghiệm quản lý, khảo sát tìm kiếm hợp tác; gửi sinh viên đi đào tạo học tập dài hạn, ngắn hạn, thực tập và giao lưu văn hóa ở nước ngoài. Sinh viên quốc tế từ các trường đối tác cũng đến học tập dài hạn, ngắn hạn tại UEH. Ngược lại, UEH cũng tiếp nhận chuyên gia, giảng viên, cán bộ nghiên cứu, sinh viên quốc tế đến làm việc, nghiên cứu, học tập tại UEH.

UEH đã có những hoạt động trao đổi giảng viên, sinh viên quốc tế mạnh mẽ 

Bên cạnh các hoạt động nói trên, trong năm 2021, UEH cũng đã tổ chức 22 hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế và seminar báo cáo chuyên đề về các lĩnh vực kinh tế, quản trị, thương mại, tài chính, kế toán, marketing dành cho giảng viên và sinh viên quan tâm. Đây là những hoạt động nhằm chia sẻ và cập nhật kiến thức kinh tế, chính trị, văn hóa thúc đẩy hội nhập với khoa học tiên tiến trên thế giới. Song song đó, UEH cũng tích cực tiếp nhận, thực hiện dự án tài trợ quốc tế, thực hiện các chương trình chuyển giao kỹ thuật tiên tiến từ nước ngoài phục vụ mục tiêu đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Trong năm 2021, UEH cũng đã tổ chức 22 hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế

Với những nỗ lực hết mình trong hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, UEH đã ghi dấu ấn trên thị trường giáo dục thế giới với những thành quả đáng tự hào: là trường đại học khối ngành kinh tế đầu tiên và duy nhất Việt Nam vào top 551+ bảng xếp hạng QS châu Á 2022 [QS Asia University Rankings 2022]; Trường dẫn đầu Việt Nam thuộc Top 1000 trường đào tạo kinh doanh tốt nhất thế giới, Top 100 Trường đào tạo Thạc sĩ tốt nhất thế giới theo xếp hạng của Eduniversal; Liên tiếp trong 05 năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, nằm trong Top 25 trường đại học hàng đầu trên thế giới về lĩnh vực Chuyển giao tri thức, theo tiêu chuẩn “Đóng góp cho sự phát triển nghề nghiệp suốt đời” [Theo Bảng xếp hạng của U-Multirank]. Ngoài ra, Trường được xếp thứ 09 Việt Nam trên bảng xếp hạng Webometrics xếp thứ 01 trong số các trường đại học thuộc lĩnh vực kinh tế, quản lý, kinh doanh và luật tại Việt Nam; và xếp thứ 376 trong bảng xếp hạng quốc tế các cơ sở nghiên cứu [SCImago] khu vực châu Á. 

Những thành công bước đầu hiện nay là tài sản quan trọng mà UEH đã và đang nỗ lực đạt được. Để giữ vững vị trí tiên phong và được công nhận trên thị trường giáo dục thế giới, UEH tiếp tục đặt ra và triển khai những mục tiêu phát triển cụ thể cho mình, năng động, nhạy bén trong việc lựa chọn những hướng phát triển ưu tiên, đổi mới hướng đến một mô hình tiên phong - mô hình của một trường đại học công lập với mục tiêu kinh tế được tích hợp với mục tiêu phát triển tri thức khoa học, hướng tới tạo ra một giá trị cộng hưởng thiết thực và hiệu quả hơn cho xã hội. Vượt qua mốc 45 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã bước sang một giai đoạn phát triển mới với những cơ hội và thách thức mới cùng niềm hy vọng những giá trị truyền thống và giá trị cốt lõi sẽ tiếp tục được trân trọng, gìn giữ, phát huy và nâng lên một tầm cao mới.

Tin, ảnh: Phòng QLKH - HTQT, Phòng Marketing - Truyền thông

Chia sẻ

Thực hiện chủ trương của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

Thực hiện nhu cầu hợp tác của ba cơ sở đào tạo: Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương,

Từ ngày 10 đến ngày 13/11/2016 Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đã cử một đoàn công tác gồm trưởng [phó] các Khoa, Bộ môn và hai phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế do TS. Nguyễn Thế Dũng [Hiệu trưởng Nhà trường] làm trưởng đoàn đến làm việc, thảo luận, trao đổi và ký biên bản ghi nhớ hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học với Trường Đại học Văn hóa Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.

[TS. Nguyễn Thế Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa TPHCM, phát biểu tại buổi làm việc với Trường ĐH Văn hóa HN]

1. Nội dung biên bản ghi nhớ hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học với Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

a. Hợp tác trong lĩnh vực đào tạo

- Xây dựng, trao đổi, sử dụng chung chương trình đào tạo các ngành, chuyên ngành đào tạo của hai trường;

- Phối hợp tổ chức tuyển sinh chung giữa hai trường trên cơ sở được phép của các cơ quan quản lý có thẩm quyền;

- Trao đổi kinh nghiệm về tổ chức, quản lý, điều hành đào tạo và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008;

- Tạo điều kiện để sinh viên hai trường có thể tham quan, tìm hiểu về cơ sở đào tạo; giao lưu về học thuật, thực tập, thực hành về nghề nghiệp, kinh nghiệm học tập;

- Xây dựng giải pháp cho công chức, viên chức và sinh viên giữa hai trường sử dụng chung nguồn lực thông tin [sách, luận văn, luận án, tài liệu điện tử…] mà hai trường có để phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và nâng cao kiến thức;

- Có cơ chế thích hợp và tạo điều kiện để gửi giảng viên, sinh viên học tập nâng cao trình độ lẫn nhau ở hai trường. Trao đổi giảng viên giảng dạy các học phần có tính đặc thù về chuyên môn;

b. Hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

- Phối hợp tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học;

- Phối hợp xây dựng hệ thống giáo trình các học phần trong các chương trình đào tạo để có thể dùng chung giữa hai trường;

- Phối hợp tổ chức hội thảo khoa học cấp trường, cấp quốc gia và quốc tế hàng năm.

- Công bố các công trình nghiên cứu khoa học trên Tạp chí khoa học của hai trường.

- Hai bên trao đổi kinh nghiệm, phối hợp tham gia và thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế phục vụ cho các nhiệm vụ của mỗi bên.

c. Tổ chức hội nghị thường niên giữa hai trường

- Hội nghị thường niên giữa hai trường được tổ chức mỗi năm 1 lần luân phiên ở mỗi trường để bàn về những nội dung hợp tác hai bên cùng quan tâm. Thời gian cụ thể do hai bên thỏa thuận.

d. Trách nhiệm chung

- Hai bên cam kết thực hiện các nội dung trong biên bản ghi nhớ trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2021. Khi biên bản hợp tác hết hạn thực hiện hai bên sẽ cùng nhau xem xét việc gia hạn cho biên bản hợp tác này.

- Các thỏa thuận cụ thể về công việc giữa hai bên cần phải được thể hiện bằng các hợp đồng hoặc văn bản trên cơ sở bình đẳng, minh bạch và đúng pháp luật.

- Nếu một trong hai bên muốn chấm dứt biên bản ghi nhớ hợp tác, mỗi bên có thể gửi thông báo chính thức bằng văn bản đến phía đối tác trước đó 06 tháng.

- Biên bản ghi nhớ hợp tác này có hiệu lực kể từ ngày ký và có giá trị trong thời gian 05 năm.

[Hiệu trưởng hai trường Đại học Văn hóa HN và Đại học Văn hóa TPHCM ký kết biên bản hợp tác]

2. Mục đích và nội dung biên bản ghi nhớ hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học với Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

a. Mục đích, yêu cầu hợp tác

- Gắn kết quá trình đào tạo của nhà trường với thực tiễn nhằm cung cấp nguồn nhân lực tại chỗ có chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động của khu vực Nam Bộ.

- Thông qua các hoạt động hợp tác đào tạo và khoa học, bổ sung thêm được kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn; giúp khu vực Nam Bộ đào tạo cán bộ, giảng viên về lĩnh vực, sư phạm, văn hóa, nghệ thuật.

- Hoạt động hợp tác đào tạo và khoa học giữa hai cơ sở được thực hiện theo nguyên tắc đồng thuận, tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với các quy định của pháp luật.

b. Nội dung hợp tác

- Đào tạo sau đại học

Tổ chức đào tạo các chương trình bồi dưỡng sau đại học, một số học phần trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ các chuyên ngành của Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương được phép đào tạo và cấp bằng.

- Đào tạo đại học

Tổ chức đào tạo các lớp đại học vừa làm vừa học; đại học bằng hai; liên thông từ cao đẳng, trung cấp lên đại học. Ngành, chuyên ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh được xác định trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của người học, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của khu vực Nam Bộ và chỉ tiêu đào tạo đại học của Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.

- Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn

Liên tục tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ như: đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, Ngoại ngữ A1, A2, B1, B2; các lớp Bổ sung kiến thức sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Quản lý văn hóa;… và các lớp đào tạo ngắn hạn khác đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực của các đơn vị văn hóa, nghệ thuật nói riêng và của khu vực Nam Bộ nói chung.

- Hoạt động Nghiên cứu khoa học và chuyên môn

Trao đổi các chuyên gia văn hóa cho cả người dạy và người học. Là đối tác triển khai, thực hiện các dự án, đề án, đề tài,… nghiên cứu khoa học chuyên ngành văn hóa.

c. Thời gian hợp tác

Hai trường thảo luận và thống nhất thực hiện chương trình cụ thể theo từng năm.

[Ký kết hợp tác giữa hai Trường ĐH Văn hóa TPHCM và Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương]

3. Tham quan và đi thực tế khảo sát di tích lịch sử và đời sống văn hóa tại Tuyên Quang, Thái Nguyên và Hà Giang.

Sau khi làm việc với Trường Đại học Văn hóa Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương tại Hà Nội, Đoàn công tác của Trường Đại học Văn hóa TPHCM đã đi một số địa phương thuộc tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên và Hà Giang để tham quan và khảo sát thực tế di tích lịch sử và đời sống văn hóa trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tin và ảnh: N.T.D

[BBT Website, cập nhật]

Video liên quan

Chủ Đề