Idol Kol là gì

Chưa bao giờ, trên các mạng xã hội hay ngoài đời thực, người ta lại rỉ tai nhau về các cụm từ KOLs, Influencers hay KOCs nhiều đến thế! Đã trở nên quen thuộc trong các chiến lược truyền thông của các nhãn hàng nhưng có bao giờ bạn tự hỏi KOLs rốt cuộc là làm gì? Đây có được coi là một nghề nghiệp thực thụ? Để trở thành KOLs cần những yếu tố gì?

Nếu bạn cũng có những thắc mắc trên thì hãy cùng giải đáp thông qua bài viết này nhé!

_____

1. KOL là gì?

KOL [viết tắt của Key Opinion Leader], dùng để chỉ những người có sức ảnh hưởng, và có khả năng định hướng dư luận. Chính vì thế, KOLs thường xuất hiện trong các chiến dịch truyền thông của nhãn hàng để tạo sức lan toả. KOLs thường mang tới những chỉ số tốt về lượng tiếp cận, độ thảo luận và sự nhận thức về thương hiệu.

_____

2. KOL kiếm tiền như thế nào?

Dựa vào sức ảnh hưởng của mình tới cộng đồng, KOLs có thể sở hữu một nguồn thu nhập khổng lồ nhờ:

Ký hợp đồng quảng cáo với nhãn hàng:

Đây được xem là một trong những hình thức hợp tác truyền thống nhất giữa KOL và nhãn hàng. KOL sẽ tham gia vào việc sáng tạo nội dung, chụp ảnh, viết bài, hay quay clip review, PR cho các sản phẩm, dịch vụ của nhãn hàng. KOL cũng có thể trở thành gương mặt đại diện, tham gia vào các TVC, hoặc chiến dịch truyền thông xuyên suốt cùng nhãn hàng.

Affiliate Marketing:

Vừa nổi lên trong thời gian gần đây, Affiliate Marketing đã trở thành hình thức MMO [Make Money Online] phổ biến trong cộng đồng KOLs. Hình thức này cho phép KOLs kiếm tiền không giới hạn dựa vào sức ảnh hưởng của mình.

Khi tham gia vào các nền tảng Affiliate Marketing, KOLs sẽ đóng vai trò là một Publisher, gắn link sản phẩm trong các bài post trên Facebook, Instagram, TikTok, Youtube,Khi có người click vào link và mua hàng thành công, KOLs sẽ nhận được một khoản tiền hoa hồng tương xứng.

Với Affiliate Marketing, KOLs có thể kiếm tiền bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, không phụ thuộc bất cứ yêu cầu nào từ nhãn hàng. KOLs cũng có thể lựa chọn những sản phẩm mình đã từng trải nghiệm để giới thiệu đến followers, không cần chăm chăm theo kịch bản của nhãn hàng như hình thức booking truyền thống. Vì thế, KOLs sẽ không lo bị followers quay lưng hay kênh bị giảm tương tác.

Kiếm tiền từ lượt xem:

Bên cạnh 2 hình thức trên, KOLs còn có thể kiếm tiền dựa trên lượt xem [Display Advertising] khai thác trên nền tảng [Youtube Adsense] và Facebook [Facebook Ads Breaks]. Tuy nhiên, để kiếm tiền từ kênh này, KOLs đòi hỏi phải đạt được những điều kiện tối thiểu:

  • Facebook Ads Break: Fanpage có 10.000 lượt theo dõi, có tổng cộng 600.000 phút xem trong 60 ngày qua. Con số này có thể bao gồm video theo yêu cầu, video trực tiếp hoặc video đã phát trực tiếp. Thời gian xem video đăng chéo, quảng cáo hoặc trả phí không được tính vào con số này.
  • Youtube Adsense: Kênh có hơn 1.000 người đăng kí và có hơn 4.000 giờ xem công khai hợp lệ trong 12 tháng. Sau khi tham gia Chương trình Đối tác Youtube, bạn sẽ có thể bắt đầu kiếm tiền thông qua quảng cáo. Điều này được thực hiện theo hai cách, giá mỗi nghìn lượt xem [CPM] hoặc giá mỗi nhấp chuột [CPC]. Với CPM, bạn có thể kiếm tiền dựa trên mỗi 1.000 lượt xem mà bạn tích lũy được, trong khi với CPC, bạn có thể kiếm tiền dựa trên số lượng người nhấp vào quảng cáo được đặt trên trang hoặc video của bạn.

_____

3. Bật mí bí quyết để trở thành KOL chuyên nghiệp

Với sự nổi tiếng và thu nhập khủng mà nghề KOLs mang lại, nhiều bạn trẻ đã quyết định dấn thân vào con đường trở thành KOLs chuyên nghiệp. Công nghệ và mạng xã hội đã góp phần giúp nghề KOL trở nên dễ thở hơn, tuy nhiên để nổi bật giữa hàng trăm hàng ngàn KOL, bạn phải có chiêu đấy nhé

Xác định thế mạnh bản thân:

Trước khi quyết định dấn thân vào nghề KOL, hãy xác định điểm mạnh và đam mê của bạn. Làm bất cứ điều gì từ sở thích và năng khiếu cá nhân cũng có động lực và dễ dàng thành công hơn. Hơn nữa khi đã là KOL, mọi lời nói, đánh giá của bạn đều ảnh hưởng đến cộng đồng. Điều đó yêu cầu KOLs phải trang bị cho mình một nền tảng, kiến thức nhất định về một lĩnh vực nào đó.

Xác định nhóm đối tượng mục tiêu:

Sau khi lựa chọn được lĩnh vực mà mình muốn theo đuổi trong nghề KOLs hãy xác định đối tượng mà bạn muốn hướng đến. Nội dung bạn sáng tạo, sản phẩm bạn review sẽ phù thuộc vào nhóm đối tượng mục tiêu của bạn. Để có một kế hoạch xây dựng kênh đúng đắn thì đây là bước không thể bỏ qua.

Lựa chọn kênh và cách kiếm tiền phù hợp:

Sự thật cho thấy mỗi KOLs chỉ nên phát triển và kiếm tiền tập trung từ một kênh. KOL gen Z thường tập trung khai thác kênh TikTok trong khi đó các KOL lão làng hơn sẽ chú trọng về Youtube hay Instagram.

Bạn muốn kiếm tiền từ booking quảng cáo, từ lượt xem youtube, facebook hay muốn hưởng hoa hồng từ Affiliate Marketing? Hay muốn kết hợp cả 3 phương thức? Mỗi lựa chọn đều sẽ ảnh hưởng đến cách bạn phát triển thương hiệu cá nhân của mình vì vậy ngay từ đầu hãy lựa chọn cho mình hướng đi phù hợp nhất nhé!

Đầu tư xây dựng nội dung chất lượng:

Cộng đồng sẽ theo dõi và ủng hộ bạn khi bạn có thể giúp ích và giải đáp được những vấn đề mà họ đang gặp phải. Vì vậy, hãy đầu tư sáng tạo những nội dung thật sự hữu ích để tạo nên sự tin tưởng và quan tâm từ followers. Cũng đừng quên lồng ghép những xu hướng mới lạ, hot trend trên các trang mạng xã hội để thu hút nhiều tương tác hơn nữa nhé!

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có những hiểu biết và cái nhìn sâu sắc hơn về nghề KOLs. Hiện tại, Ecomobi đang diễn ra cuộc thi Tôi là KOL với giải thưởng đầu tiên tôn vinh nghề KOL, trị giá lên tới 400 triệu đồng. Đăng kí tham gia ngay tại đây nhé!

Video liên quan

Chủ Đề