Iốt trong cơ thể người chỉ cần một lượng cực nhỏ những nếu thiếu nó sẽ gây bệnh gì

Iot là một nguyên tố quan trọng giúp sản xuất hormone tuyến giáp. Cơ thể chúng ta không thể tự tạo ra iot nên đó là chất cần thiết trong thực đơn hàng ngày. Các chuyên gia cũng cảnh báo, nếu bị thiếu iot cơ thể sẽ mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến tuyến giáp. Vậy cụ thể, thiếu iot gây bệnh gì?

Iot là một nguyên tố vi lượng có trong nhiều loại thực phẩm. Nó tạo ra hormone tuyến giáp thyroxine và triiodothyronine, đóng vai trò trong việc sản xuất protein và chuyển hóa thành các chất mà cơ thể sử dụng được. 

Đối với thai nhi và cả trẻ sơ sinh, iot đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ thần kinh trung ương và cả hệ xương. Do đó, trong những năm tháng đầu đời, cơ thể mỗi chúng ta rất cần được cung cấp đủ iot thì mới có thể phát triển toàn diện cả về trí não lẫn thể chất.

Iốt trong cơ thể người chỉ cần một lượng cực nhỏ những nếu thiếu nó sẽ gây bệnh gì
Iot là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe (tên tiếng Anh là Iodine)

Bệnh thiếu iot rất dễ xảy ra ở mọi lứa tuổi và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, nhất là tới não bộ đang phát triển của trẻ. Do đó, phụ nữ trong thời kỳ mang thai và phụ nữ đang cho con bú cần chú trọng nhiều hơn vào việc bổ sung đủ iot. 

  • Trẻ sơ sinh đến 6 tháng: 110 mcg/ ngày
  • 7 đến 12 tháng: 130 mcg/ ngày
  • 1 đến 3 tuổi: 90 mcg/ ngày
  • 4 đến 8 tuổi: 90 mcg/ ngày
  • 9 đến 13 tuổi: 120 mcg/ ngày
  • 14 đến 18 tuổi: 150 mcg/ ngày
  • 19 tuổi trở lên: 150 mcg/ ngày
  • Phụ nữ mang thai: 220 mcg/ ngày

Trong những năm gần đây, tỉ lệ người bị mắc bệnh thiếu iot tại Việt Nam đã giảm đi rõ rệt do nhận thức của người dân đã được cải thiện. Tuy nhiên, vẫn có không ít người vì chế độ ăn uống không cung cấp đủ lượng iot cần thiết mà gây ra các bệnh như:

Thiếu iot bị bướu cổ là bệnh không còn hiếm gặp ở nước ta. Các triệu chứng của bướu cổ gồm: sưng cổ (vị trí có tuyến giáp), khó nuốt hoặc khó thở, nghẹt thở (nhất là khi đang nằm). Nếu đang lo lắng rằng mình bị bướu cổ vì thấy có như triệu chứng như trên, hãy đến bệnh viện và làm xét nghiệm. Để xét nghiệm cơ thể có bị thiếu iot hay không, bác sĩ sẽ xét nghiệm iot trong nước tiểu 24 giờ để chẩn đoán một cách chính xác.

Iốt trong cơ thể người chỉ cần một lượng cực nhỏ những nếu thiếu nó sẽ gây bệnh gì
Hình ảnh bệnh nhân bị bướu cổ do thiếu iot

Các triệu chứng của bệnh suy giáp gồm có: tăng cân đột ngột, mệt mỏi, cảm thấy lạnh người, da khô, thậm chí là trầm cảm. Để xác định một người có bị suy giáp hay không, các bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ hormone kích thích tuyến giáp.

Với trẻ em, thiếu iot sẽ gây ra chậm phát triển về trí tuệ và nhận thức như: chỉ số IQ suy giảm, nói ngọng, nghễnh ngãng không tập trung. Theo nghiên cứu của WHO, thiếu iot khiến cho trẻ bị giảm tới 13.5 điểm IQ. Do đó, nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập và phát triển của trẻ.

Thiếu iot trong thai kỳ có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, trẻ sinh non. Trong trường hợp thiếu hụt quá mức còn khiến đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh. Hiện nay, trong các loại vitamin bổ sung cho bà bầu cũng chứa một hàm lượng iot nhất định, giúp phụ nữ bổ sung đủ iot trong giai đoạn mang thai. Nhưng mẹ bầu nên chủ động bổ sung đủ ít nhất 220 mcg iot mỗi ngày.

Có thể thấy thiếu iot gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người lớn và đặc biệt nghiêm trọng đối với sự phát triển của thai nhi cũng như trẻ nhỏ. Do đó, chúng ta cần chủ động bổ sung đủ lượng iot cần thiết cho bản thân cùng các thành viên gia đình bằng các thực phẩm giàu iot. Có thể kể đến một số loại như:

  • Rong biển (16 đến 2984 mcg, tùy thuộc vào nguồn nước)
  • Sữa chua nguyên chất ít béo (1 cốc: 75mcg)
  • Muối iot (¼ muỗng cà phê: 71mcg)
  • Sữa ít béo (1 cốc: 56mcg)
  • Tôm (35 mcg)
  • Nước mắm (1 muỗng: 95mcg)
  • Rau dền (50mcg)
  • Rau cải xoong (45 mcg)
  • Cá thu (45mcg)
  • Súp lơ (12 mcg)
  • Khoai tây (4.5mcg)

Thiếu iot gây ra nhiều bệnh cho cơ thể nhưng không phải vì thế mà chúng ta bổ sung dư thừa, bởi thừa iot cũng dễ dẫn đến bệnh suy giáp hay một số bệnh lý khác. Tốt nhất là không nên ăn quá nhạt hay quá mặn, nêm nếm gia vị vừa đủ cùng việc bổ sung các thực phẩm đa dạng là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe khỏi các bệnh do thiếu iot hay thừa iot.

Theo Angela Lemond, RDN

Bạn có biết rằng tình trạng thiếu iốt hiện được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá rất phổ biến? Có ít nhất 30 triệu người mắc phải tình trạng có thể phòng ngừa này. Theo WHO, thiếu iốt ảnh hưởng đến 72% dân số thế giới. Một điều đáng mừng là đến năm 2011, 70% hộ gia đình trên toàn cầu đã tiếp cận với muối iốt.

1. Một khoáng chất cần thiết cho cơ thể

Iốt là một khoáng chất vi lượng được xem như thành phần thiết yếu của các hormone tuyến giáp: triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4). Tuyến giáp là một tuyến nội tiết hình con bướm. Thường nằm ở phía trước cổ. Chức năng của nó là tạo ra các hormone tuyến giáp. Được tiết vào máu để đến mô trong cơ thể. Hormon tuyến giáp giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm. Giúp cho não, tim, cơ bắp và các cơ quan khác hoạt động như bình thường. Các hormone này điều chỉnh các hoạt động trao đổi chất của hầu hết các tế bào. Hơn nữa, chúng còn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển ban đầu của hầu hết các cơ quan. Đặc biệt là não. 

Bởi vì cơ thể không tự tạo ra iốt nên nó là một phần thiết yếu trong chế độ ăn uống của bạn. Ăn không đủ thực phẩm giàu iốt dẫn đến sản xuất không đủ các hormone này. Hậu quả là ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cơ, tim, gan, thận và não.

2. Những lợi ích tuyệt vời của Iốt

Kiểm soát quá trình chuyển hóa

Iốt ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của tuyến giáp. Bằng cách giúp sản xuất các hormone để kiểm soát hoạt động trao đổi chất cơ bản của cơ thể. Góp phần đảm bảo hiệu quả làm việc của các cơ quan. Bao gồm giấc ngủ, tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng mà chúng ta có thể sử dụng.

Các hormone như thyroxin (T4) và triiodothyronine (T3) có vai trò ảnh hưởng đến huyết áp, nhịp tim, nhiệt độ và cân nặng cơ thể. 

Duy trì mức năng lượng tối ưu

Iốt đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì mức năng lượng tối ưu của cơ thể. Bằng cách sử dụng calo mà không cho phép chúng tích tụ dưới dạng mỡ thừa.

Giúp ngăn ngừa một số loại ung thư

Iốt giúp tăng cường khả năng miễn dịch và tham gia vào quá trình tự tiêu diệt của các tế bào ung thư nguy hiểm. Tuy góp phần tiêu diệt các tế bào bị đột biến, nó không phá hủy các tế bào khỏe mạnh trong quá trình này. Các bằng chứng cho thấy khả năng ức chế sự phát triển của khối u vú của rong biển giàu iốt. Báo cáo cho thấy tỷ lệ ung thư vú thấp ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Nhật Bản, nơi phụ nữ có chế độ ăn giàu iốt. Nếu bạn nhận thấy những thay đổi ở vú, đó có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt iốt.

Loại bỏ các hóa chất độc hại

Iốt có thể loại bỏ các độc tố kim loại nặng như chì, thủy ngân và các chất độc sinh học khác. Ngoài ra, nó còn có chức năng chống oxy hóa cũng như các đặc tính kháng khuẩn. Nhất là chống lại H. pylori, một tác nhân gây viêm dạ dày và liên quan đến ung thư dạ dày.

Giúp da khỏe mạnh

Da khô, dễ bị kích ứng hay viêm đỏ, trở nên bong tróc là dấu hiệu phổ biến của tình trạng thiếu iốt. Ngoài ra, nó còn giúp cho da, tóc và răng sáng bóng và khỏe mạnh.

Ngăn chặn bướu cổ

Thiếu iốt được xem là nguyên nhân chính gây ra bệnh bướu cổ. Vì vậy, nhiều gia đình đã thay đổi thói quen ăn uống để bổ sung thêm iốt vào các bữa ăn hằng ngày.

Giúp ngăn ngừa sự chậm phát triển và tăng trưởng ở trẻ em

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu iốt trong thời kỳ sơ sinh và mang thai có thể làm gián đoạn sự phát triển và tăng trưởng khỏe mạnh của não bộ. Trẻ sơ sinh dễ bị tử vong hơn và có nguy cơ cao mắc các vấn đề thần kinh nếu thiếu iốt. Trong đó có thể là giảm phát triển trí tuệ và khả năng vận động, gây ảnh hưởng đến học tập và chậm tăng trưởng.

Đáng lo ngại là tổn thương não và chậm phát triển trí tuệ không hồi phục. Đây là những rối loạn quan trọng nhất do thiếu iốt gây ra. Rất khó để đo chính xác nồng độ iốt bằng xét nghiệm. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến khích phụ nữ tăng cường bổ sung iốt để ngăn ngừa những vấn đề trên.

3. Iốt có ở đâu?

Iốt có mặt tự nhiên trong đất và nước biển. Hàm lượng sẵn có của iốt trong thực phẩm khác nhau ở các khu vực trên thế giới. Mọi người có thể duy trì iốt đầy đủ trong chế độ ăn uống bằng cách sử dụng muối ăn iốt hay thực phẩm chứa nhiều iốt.

Rong biển là một trong những nguồn thực phẩm tốt nhất để bổ sung iốt. Nhưng hàm lượng của nó rất khác nhau tùy thuộc vào dạng chế biến. Trong đó, tảo bẹ có lượng iốt cao nhất trong số các loại thực phẩm trên thế giới.

Các nguồn thực phẩm giàu iốt khác bao gồm:

  • Hải sản.
  • Các sản phẩm từ sữa (đặc biệt là sữa tươi ).
  • Ngũ cốc.
  • Trứng.

Iốt cũng có trong sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh và sữa mẹ. Hàm lượng iốt trong rau và trái cây cũng khác nhau. Tùy thuộc vào hàm lượng iốt trong đất, cách tưới tiêu và phân bón được sử dụng. Điều này ảnh hưởng đến hàm lượng iốt trong các sản phẩm rau củ và thịt.

Iốt trong cơ thể người chỉ cần một lượng cực nhỏ những nếu thiếu nó sẽ gây bệnh gì
Một số thực phẩm giàu Iốt

4. Các triệu chứng của thiếu iốt là gì?

Bướu cổ

Không có đủ iốt, tuyến giáp sẽ ngày càng to để đáp ứng nhu cầu sản xuất hormone tuyến giáp. Trên toàn thế giới, thiếu iốt là nguyên nhân phổ biến nhất của bướu cổ. Trong một bướu cổ, các nốt sần có thể phát triển. Bệnh nhân bị bướu cổ lớn có thể gặp các triệu chứng nghẹt thở, đặc biệt là khi nằm và khó nuốt và thở.

Suy giáp 

Khi nồng độ iốt của cơ thể giảm, bệnh suy giáp có thể tiến triển. Vì iốt rất cần thiết để tạo ra hormone tuyến giáp. 

Các vấn đề khác

Thiếu iốt đặc biệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng ở phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Tình trạng này được ghi nhận có liên quan đến sảy thai, sinh non và dị tật bẩm sinh ở trẻ. Nếu trẻ được sinh ra từ những bà mẹ bị thiếu iốt nghiêm trọng lúc mang thai, trẻ có thể bị thiểu năng trí tuệ và các vấn đề về tăng trưởng, thính giác và lời nói. Ở mức độ nặng nhất, tuyến giáp không phát triển có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn, mất thính lực, co cứng và lùn. Tuy nhiên, trường hợp này ngày càng hiếm gặp trên toàn thế giới. 

Ngoài ra, các triệu chứng có thể gồm trầm cảm, da khô, đau đầu, thờ ơ hoặc mệt mỏi, các vấn đề về trí nhớ, rối loạn kinh nguyệt, nhiễm trùng tái phát, tay chân lạnh, thay đổi tính khí, táo bón, yếu cơ và cứng khớp …

5. Làm sao để điều trị thiếu iốt?

Không có xét nghiệm để xác nhận liệu bạn có đủ iốt trong cơ thể. Khi thiếu iốt, cách phổ biến được áp dụng là đảm bảo rằng các loại thực phẩm mà mọi người bổ sung vào có chứa đủ lượng iốt. Vì ngay cả khi thiếu một ít khi mang thai cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thai kỳ và em bé sau sinh.

6. Làm thế nào để phòng ngừa thiếu Iốt?

Cũng như nhiều bệnh khác, tốt hơn hết là bạn nên ngăn ngừa thay vì phải điều trị. Trong 80 năm qua, những nỗ lực ở khắp các nước đã được thực hiện để loại bỏ tình trạng thiếu iốt. Sử dụng muối iốt là biện pháp chính trong việc ngăn ngừa thiếu iốt trên toàn thế giới. Ở những vùng không có muối iốt hoặc phụ nữ mang thai được biết là không đủ lượng iốt, có thể xem xét dùng thực phẩm chức năng có chứa iốt mỗi ngày. 

Viện Y học Hoa Kì đã đưa ra khuyến nghị về lượng iốt cho người lớn ở mức 150 gam mỗi ngày. Ngoài việc thường xuyên thêm muối vào thức ăn trong khi nấu, bạn có thể đặt ở bàn ăn lọ muối. Lượng iốt mỗi ngày được khuyến nghị cao hơn đối với phụ nữ đang mang thai (220 gam) hoặc cho con bú (290 gam).

Iốt trong cơ thể người chỉ cần một lượng cực nhỏ những nếu thiếu nó sẽ gây bệnh gì

7. Có tác hại nào khi dùng quá nhiều iốt không?

Bổ sung quá nhiều iốt cũng có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể bạn. Điều này đặc biệt nguy hiểm ở những người đã có bệnh lí về tuyến giáp. Như cường giáp và bệnh tuyến giáp tự miễn. 

Ngoài ra, những người chuyển nơi sinh sống từ vùng thiếu iốt sang vùng có đầy đủ cũng có thể tiến triển nặng thêm rối loạn tuyến giáp. Nguyên nhân là do tuyến giáp của họ đã quen với việc sử dụng một lượng nhỏ iốt. 

Ở những người nhạy cảm, iốt có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Bao gồm sưng môi và mặt, chảy máu, sốt, đau khớp, sưng hạch, nổi mề đay và thậm chí tử vong. Tuy nhiên, những tác dụng phụ trên thường ít gặp.

Sử dụng iốt một lượng lớn hoặc trong thời gian dài có thể KHÔNG AN TOÀN. Nên tránh sử dụng kéo dài liều cao hơn:

  • 1- 3 tuổi: 200 mcg mỗi ngày.
  • 4 – 8 tuổi: 300 mcg mỗi ngày.
  • 9 – 13 tuổi: 600 mcg mỗi ngày.
  • Hơn 13 tuổi: 900 mcg mỗi ngày.
  • Người lớn: 1100 mcg mỗi ngày.

Ở cả trẻ em và người lớn, mối lo ngại của việc bổ sung nhiều iốt có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ như bệnh lí tuyến giáp, đau nhức răng và nướu, nóng rát ở miệng và cổ họng, tăng tiết nước bọt, đau dạ dày, tiêu chảy, trầm cảm, các vấn đề về da và nhiều tác dụng phụ khác.

8. Tình hình thiếu Iốt ở Việt Nam

Việt Nam đã xóa bỏ được tình trạng thiếu iốt từ năm 2005. Theo Bộ y tế, số hộ gia đình sử dụng đủ muối iốt đã tăng từ 25% (1993) lên 93,2% (2005). Kết quả là Việt Nam là nước thứ hai ở Đông Á và Khu vực Thái Bình Dương đạt được mục tiêu do Quỹ nhi đồng liên hợp quốc đề ra.

Khuyến nghị sử dụng muối iốt là giải pháp hợp lý và hiệu quả nhất vì muối là gia vị được mọi người sử dụng hằng ngày. Rất thuận tiện mà lại không tốn kém. Tuy nhiên, nhiều nơi khác trên thế giới không có đủ iốt trong chế độ ăn uống. Đây tiếp tục là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng trên toàn cầu. Khoảng 30% dân số thế giới vẫn có nguy cơ bị thiếu iốt.

Ăn không đủ thực phẩm giàu iốt dẫn đến sản xuất không đủ các hormone tuyến giáp. Hậu quả là ảnh hưởng đến nhiều cơ quan. Sử dụng muối iốt trong các bữa ăn hằng ngày là cách tốt nhất. Nó vừa đơn giản vừa hiệu quả để phòng ngừa cho các thành viên trong gia đình bạn.