Khbs là gì

Kê khai thuế là công việc bắt buộc phải thực hiện theo định kỳ của doanh nghiệp khi mới thành lập và đang hoạt động. Kê khai thuế là việc người nộp thuế trình bày các số liệu, hồ sơ liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế trong thời hạn quy định của pháp luật. Sau khi hết thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế theo quy định của pháp luật mà người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Khi doanh nghiệp thực hiện khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thì luôn phải có một bản giải trình đi kèm theo bộ hồ sơ khai bổ sung của Doanh nghiệp để chứng minh cho việc khai bổ sung là đúng với quy định của Luật quản lý thuế. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách lập một bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh về việc khai thuế hợp pháp. Hiểu được điều đó, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc mẫu số 01/KHBS: Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh chi tiết nhất trong bài viết dưới đây.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh là gì?

Giải trình là việc cơ quan, cá nhân hữu quan giải thích, làm rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo yêu cầu của chủ thể giám sát quy định tại Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015. Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh là văn bản được lập ra bời người nộp thuế kê khai bổ sung về các thông tin, chỉ tiêu nộp thuế trong trường hợp phát hiện ra hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp.

2. Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh để làm gì?

Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh được ban hành theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC của Bộ tài chính. Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh được sử dụng để khai bổ sung, điều chỉnh hồ sơ khai thuế trong trường hợp người nộp thuế phát hiện ra có sai sót, nhầm lẫn trong hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp.

3. Mẫu số 01/KHBS: Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh

Mẫu số: 01/KHBS

[Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính]

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——–***——–

Xem thêm: Trách nhiệm bảo đảm quyền về điều kiện vui chơi, giải trí cho trẻ em

BẢN GIẢI TRÌNH KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH

[Bổ sung, điều chỉnh các thông tin đã khai tại Tờ khai thuế ………… mẫu số …………..
kỳ tính thuế ………. ngày … tháng … năm …]

[01] Tên người nộp thuế:………………

[02] Mã số thuế: 

[03] Địa chỉ: …………….

[04] Quận/huyện: ………………. [05] Tỉnh/thành phố: …………………….

[06] Điện thoại: ………….. [07] Fax: ……………………. [08] Email: …………………………….

[09] Tên đại lý thuế [nếu có]: ………………

Xem thêm: Mẫu công văn giải trình nộp chậm tờ khai thuế chi tiết nhất hiện nay

[10] Mã số thuế: 

[11] Địa chỉ: …………………

[12] Quận/huyện: ………………. [13] Tỉnh/thành phố: ………………

[14] Điện thoại: ………………… [15] Fax: ……………… [16] Email: ……….

[17] Hợp đồng đại lý thuế số ………………… ngày ……………

A. Nội dung bổ sung, điều chỉnh thông tin đã kê khai:

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT Chỉ tiêu điều chỉnh
Mã số chỉ tiêu Số đã kê khai
Số điều chỉnh
Chênh lệch giữa số điều chỉnh với số đã kê khai
[1]
[2] [3] [4] [5] [6]=[5]-[4]
I Chỉ tiêu điều chỉnh tăng số thuế phải nộp
1
II Chỉ tiêu điều chỉnh giảm số thuế phải nộp
1
III Tổng hợp điều chỉnh số thuế phải nộp [tăng: +; giảm: -]

B. Tính số tiền phạt chậm nộp:

Xem thêm: Thủ tục đầu tư mở khu vui chơi giải trí

1. Số ngày chậm nộp: …………………

2. Số tiền phạt chậm nộp [= số thuế điều chỉnh tăng x số ngày chậm nộp x 0,05%]: ……..

C. Nội dung giải thích và tài liệu đính kèm:

1. Người nộp thuế tự phát hiện số tiền thuế đã được hoàn phải nộp trả NSNN là … đồng thuộc Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu NSNN số … ngày ….. của……………………. [tên cơ quan thuế quyết định hoàn thuế]…

– Số ngày nhận được tiền hoàn thuế:…………………..

– Số tiền chậm nộp [= số tiền đã được hoàn phải nộp trả NSNN x số ngày nhận được tiền hoàn thuế x mức tiền chậm nộp %]:

2. Lý do khác:…………………….

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.

Xem thêm: Mẫu công văn giải trình truy thu bảo hiểm xã hội chi tiết nhất

Ngày … tháng … năm …

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên: …….

Chứng chỉ hành nghề số: ……

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu [nếu có]

4. Hướng dẫn lập bản giải trình khai bổ sung điều chỉnh

Các nội dung mà người nộp thuế cần điền thông tư như sau:

Xem thêm: Mẫu công văn giải trình làm chế độ thai sản muộn chi tiết nhất

– Các chi tiêu từ 01-08: Người nộp thuế tự hoàn thiện thông tin của doanh nghiệp

– Các chỉ tiêu điều chỉnh: Tùy thuộc vào các chỉ tiêu mà người nộp thuế muốn điều chỉnh trên các tờ khai thuế.

– Số ngày tính chậm nộp: Tính ngày phạt chậm nộp thuế

– Số tiền chậm nộp: Trường hợp doanh nghiệp phát sinh thêm nghĩa vụ phải nộp thuế thì Cách tính phạt chậm nộp thuế

– Nội dung giải thích:

Nếu doanh nghiệp phát hiện phải nộp lại số thuế đã được hoàn thì điền thông tin theo yêu cầu.

Nếu doanh nghiệp không phải nộp lại số thuế phải hoàn thì kê khai lý do vào mục Lý do khác

Lưu ý:

Xem thêm: Mẫu công văn giải trình BHXH và kinh nghiệm viết giải trình

– Hướng dẫn kê khai mục III. Tổng hợp điều chỉnh số thuế phải nộp, [tăng: +; giảm: -] đối với khai bổ sung điều chỉnh tờ khai 01/GTGT

1. Điều chỉnh số thuế phải nộp [đối với thuế GTGT là chỉ tiêu [40]]

2. Điều chỉnh số thuế GTGT chưa khấu trừ hết [chỉ tiêu [43]]

– Trường hợp KHBS kèm theo tờ khai thuế đối với dầu khí thì đơn vị tiền có thể là VNĐ hoặc USD.

5. Thông tin liên quan

5.1. Trường hợp phải khai bổ sung thuế giá trị gia tăng theo mẫu 01/KHBS

Người nộp thuế chỉ khai Bản giải trình khai bổ sung điều chỉnh mẫu 01/KHBS trong trường hợp có sự thay đổi về số thuế GTGT phải nộp hoặc được khấu trừ.

– Trường hợp chỉ điều chỉnh các chỉ tiêu không làm thay đổi số thuế phải nộp [sai sót về doanh thu hàng hóa, tên người bán hay tên người mua, hay số hóa đơn v.v…], thì người nộp thuế có văn bản giải trình kèm theo tờ khai thuế GTGT mới thay thế, không lập Bản giải trình khai bổ sung điều chỉnh mẫu 01/KHBS.

– Trường hợp điều chỉnh các chỉ tiêu làm tăng hoặc giảm số thuế GTGT phải nộp, thì NNT không phải điều chỉnh số liệu tăng giảm các chỉ tiêu tương ứng vào tờ khai của tháng lập hồ sơ, mà lập hồ sơ khai bổ sung [Tờ khai bổ sung thuế GTGT và Bản giải trình khai bổ sung điều chỉnh mẫu 01/KHBS]

– Trường hợp lập hồ sơ khai bổ sung thì NNT ngoài việc khai bổ sung cho tháng trước, thì NNT phải điều chỉnh số liệu tăng giảm các chỉ tiêu tương ứng vào tờ khai của tháng này [tháng lập hồ sơ khai bổ sung].

Xem thêm: Giải trình của tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về thuế

– Các chỉ tiêu khai trên 01/KHBS bao gồm:

+ Chỉ tiêu [22]: Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang .

+ Chỉ tiêu [25]: Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này

+ Chỉ tiêu [31] Thuế GTGT của HHDV bán ra chịu thuế suất 5%

+ Chỉ tiêu [33] Thuế GTGT của HHDV bán ra chịu thuế suất 10%

+ Chỉ tiêu [42] Thuế GTGT đề nghị hoàn.

5.2. Nguyên tắc kê khai bổ sung

Khi thực hiện việc kê khai bổ sung cần tuân thủ theo 4 nguyên tắc sau:

– Trường hợp phát hiện ra sai sót trong hồ sơ khai thuế, có thể sửa lại bất cứ lúc nào nhưng phải bổ sung, điều chỉnh trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra tại đơn vị.

Xem thêm: Mẫu công văn giải trình chậm chuyển đảng chính thức mới nhất

– Khi tiến hành kiểm tra, rà soát mà phát hiện ra tờ khai thuộc tháng/ quý nào sai thì chỉ được sửa đổi, bổ bung vào tờ khai đó.

– Trường hợp kê khai thiếu hóa đơn đầu vào, có thể điều chỉnh, kê khai bổ sung bất cứ lúc nào, tuy nhiên cần lưu ý phải khai bổ sung trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra và hóa đơn đầu vào phải kê khai bổ sung vào tháng/ quý hiện tại.

– Trường hợp phát hiện ra kê khai thiếu hóa đơn đầu ra thì sẽ phải kê khai bổ sung vào tháng/ quý xuất hóa đơn.

5.3. Hướng dẫn kê khai bổ sung, điều chỉnh

– Trường hợp cần điều chỉnh làm tăng, giảm số thuế phải nộp: cần thực hiện khai lại các chỉ tiêu có sai sót trên tờ khai của kỳ tính thuế cần điều chỉnh để tính lại số tiền thuế phải nộp và không cần phải điều chỉnh số liệu của tờ khai kỳ tính thuế hiện tại.

– Trường hợp cần tăng, giảm số tiền thuế còn được khấu trừ: cần phải thực hiện khai lại các chỉ tiêu có sai sót trên tờ khai của kỳ tính thuế cần điều chỉnh để tính lại số tiền thuế còn được khấu trừ. Sau khi thực hiện khai lại các chỉ tiêu trên tờ khai của kỳ tính thuế thì cần phải căn cứ số tiền thuế còn được khấu trừ tăng hoặc giảm trên Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh. Việc tăng hoặc giảm số tiền thuế còn được khấu trừ được tổng hợp dựa trên Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh.

– Trường hợp cần diều chỉnh giảm hết số thuế phải nộp và tăng số tiền thuế còn được khấu trừ: trong trường hợp này thì cần phải thực hiện khai lại các chỉ tiêu có sai sót trên tờ khai của kỳ tính thuế cần điều chỉnh sẽ giảm hết số thuế phải nộp và phát sinh thêm số tiền thuế còn được khấu trừ. Sau đó cần thực hiện khai vào số tiền thuế còn được khấu trừ phát sinh của kỳ tính thuế trước có sai sót vào tờ khai thuế của kỳ tính thuế hiện tại [tháng/ quý phát hiện ra sai sót của tờ khai kỳ trước].

– Trường hợp cần điều chỉnh giảm hết số tiền thuế còn được khấu trừ và tăng số tiền thuế phải nộp: đối với trường hợp này, cần tiến hành khai lại các chỉ tiêu có sai sót trên tờ khai của kỳ tính thuế cần điều chỉnh và sửa đổi giảm hết số tiền thuế còn được khấu trừ, tăng số tiền thuế phải nộp. Sau đó, người nộp thuế phải khai vào số tiền thuế còn được khấu trừ đã điều chỉnh giảm hết của kỳ thuế trước có sai sót vào tờ khai thuế của kỳ tính thuế hiện tại [tháng/ quý phát hiện ra sai sót của tờ khai kỳ trước].

– Trường hợp giảm số tiền thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ theo kết luận, quyết định thanh tra, kiểm tra thuế: trong trường hợp này, người nộp thuế cần tiến hành khai số tiền thuế điều chỉnh giảm theo kết luận, quyết định thanh tra, kiểm tra thuế vào tờ khai thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế nhận được kết luận, quyết định thanh tra, kiểm tra thuế [tháng hoặc quý].

Xem thêm: Quy định khoảng cách từ khu vui chơi giải trí đến trường học

– Trường hợp lỗi sai trên chỉ tiêu thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang: đối với trường hợp này, cần thực hiện khai bổ sung vào tờ khai mẫu 01/GTGT sao cho số liệu chỉ tiêu thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang của kỳ này bằng với số liệu kê khai của chỉ tiêu thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau trên tờ khai chính thức kỳ trước liền kề. Sau đó, cần đưa số liệu vào chỉ tiêu thuế GTGT chưa khấu trừ hết trên tờ khai.

Video liên quan

Chủ Đề