Khó khăn khi ngáp là dấu hiệu bệnh gì năm 2024

Thở hụt hơi trong thời gian dài không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi, chất lượng công việc bị giảm sút mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý cần được điều trị. Vậy nguyên nhân gây nên hiện tượng này là gì, bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết để có cái nhìn khách quan trong việc đánh giá mức độ nguy hiểm của thở hụt hơi.

1. Như thế nào là thở hụt hơi?

Thở hụt hơi là cảm giác gặp khó khăn khi thở, nhịp thở bị mất hoặc thở không kịp. Đây không phải là bệnh lý mà chỉ là một biểu hiện do các vấn đề khác nhau gây nên, nó có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Khó khăn khi ngáp là dấu hiệu bệnh gì năm 2024

Cảm giác thở hụt hơi thường xuyên tái diễn khiến người bệnh mệt mỏi, không có sức để làm việc

2. Các bệnh lý có thể liên quan đến hiện tượng thở hụt hơi

Thở hụt hơi có thể xuất phát từ một số bệnh lý như:

2.1. Bệnh hen suyễn

Bệnh xảy ra do niêm mạc đường hô hấp bị phù nề nên đường thở bị thu hẹp. Kết quả là người bệnh khó thở, phải cố gắng ho ra chất nhầy và lấy không khí nên khi hít thở sẽ có tiếng rít, thở hụt hơi.

2.2. Dị ứng

Dị ứng là xảy ra ở người có cơ địa mẫn cảm khi cơ thể trải qua sự tiếp xúc với chất gây dị ứng và hình thành phản ứng dị ứng. Phổ biến nhất là các chất như: lông động vật, bụi, phấn hoa, thực phẩm, thành phần của thuốc,...

Khi bị dị ứng người bệnh có thể sẽ bị phù mạch đường thở khiến cho đường thở bị tắc nghẽn từ đó sinh ra dấu hiệu khó thở, thở hụt hơi. Một số trường hợp dị ứng còn gây nên hen suyễn.

2.3. Cảm lạnh

Triệu chứng điển hình của bệnh cảm lạnh là sổ nước mũi, sốt nhẹ, hắt hơi,... Nếu virus tấn công đường hô hấp thì người bệnh sẽ bị khó thở, thở hụt hơi, ho,... Cảm cúm có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách nhưng những trường hợp sốt trên 39 độ C, khó thở, thở khò khè thì cần được đến cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.

2.4. Covid-19

Bệnh Covid-19 gây nên bởi virus corona, lây lan qua giọt bắn từ người bệnh khi họ ho, hắt hơi, sổ mũi, nói chuyện,... Virus này tấn công đường thở gây nên triệu chứng viêm long đường hô hấp trên, không ít trường hợp virus lây đến phổi rất nhanh nên người bệnh bị thở hụt hơi.

Khó khăn khi ngáp là dấu hiệu bệnh gì năm 2024

Người bị Covid-19 có thể mắc triệu chứng thở hụt hơi

2.5. Thuyên tắc phổi

Sự xuất hiện và di chuyển của cục máu đông khiến cho lưu lượng máu trong phổi bị ngăn chặn sẽ gây nên bệnh thuyên tắc phổi. Lúc này người bệnh sẽ thấy đau tức ngực, khó thở, đau tức vùng ngực, mệt mỏi, tim đập nhanh, có thể ho ra máu,...

Tất cả triệu chứng này đều cần được nhận biết để chủ động đến bệnh viện thăm khám ngay vì thuyên tắc phổi nếu không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến sự sống.

2.6. Chứng ngưng thở lúc ngủ

Với chứng ngưng thở khi ngủ, người bệnh sẽ gặp hiện tượng hơi thở dừng lại trong lúc ngủ nhưng người bệnh thường không nhận thấy. Vào ngày hôm sau, người bệnh sẽ bị mệt mỏi, ủ rũ, loạng choạng, thở hụt hơi. Nếu không được phát hiện để có biện pháp khắc phục thì có thể biến chứng đột quỵ, nguy cơ bị bệnh tim và cao huyết áp.

2.7. Viêm phổi

Viêm phổi gây nên bởi sự tấn công của vi nấm, vi khuẩn hoặc virus đến phế nang và khiến cho vùng này chứa đầy dịch lỏng, trao đổi khí giảm nên người bệnh bị khó thở, thở hụt hơi, sốt, ớn lạnh, ho có đờm xanh đặc, hoặc đờm vàng, nâu,... nếu viêm phổi do vi khuẩn.

2.8. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh lý này làm cho các phế nang trong phổi giãn ra và phổi khó cung cấp oxy cho máu. Kết quả là người bệnh có các triệu chứng ho, tức ngực, thở hụt hơi, khó thở, thở khò khè,... Hầu hết trường hợp bị tắc nghẽn phổi mạn tính là do hút thuốc lá nên khi mắc bệnh cần dừng hút thuốc để kiểm soát bệnh và điều trị theo đúng chỉ định từ bác sĩ.

Khó khăn khi ngáp là dấu hiệu bệnh gì năm 2024

Ho nhiều, thở hụt hơi là dấu hiệu của bệnh thuyên tắc phổi mạn tính

2.9. Suy tim

Suy tim là tim hoạt động kém hơn bình thường nên khả năng cung cấp oxy đến các vùng của cơ thể trở nên khó khăn. Hệ lụy từ suy tim là máu bị ứ lại tâm thất rồi tràn ngược lên phổi và khiến người bệnh bị thở hụt hơi.

Tùy vào mức độ suy tim mà triệu chứng ở mỗi bệnh nhân sẽ có sự khác nhau. Trường hợp suy tim nhẹ thì chỉ khi làm việc quá sức người bệnh mới bị thở hụt hơi và khó thở; trường hợp nặng thì ngay cả khi đã nghỉ ngơi thì người bệnh vẫn bị khó thở.

2.10. Thiếu máu

Cơ thể bị thiếu máu sẽ không tạo ra được đủ lượng hồng cầu khỏe mạnh và oxy không được cung cấp đầy đủ đến mô. Điều này khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, người yếu, chóng mặt, thở hụt hơi, da xanh, tim đập nhanh, chân tay lạnh,...

Trên đây là một số nguyên nhân thường gặp gây ra triệu chứng thở hay bị hụt hơi. Nếu hiện tượng này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và là kết quả của vận động quá sức hay sau trạng thái cảm xúc mãnh liệt thì không đáng lo. Trường hợp thường xuyên tái diễn thở hụt hơi thì cần khám bác sĩ chuyên khoa để có những kiểm tra cần thiết giúp tìm ra nguyên nhân và điều trị bằng biện pháp phù hợp.

Hiện tượng thở hụt hơi ở mỗi người giống nhau về biểu hiện nhưng khác nhau ở triệu chứng đi kèm, tần suất lặp lại, mức độ ảnh hưởng,... Muốn biết chính xác nguyên nhân tại sao mình bị thở hụt hơi quý khách hàng có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây, quý khách sẽ được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi và sự hỗ trợ kiểm tra của thiết bị y tế hiện đại, nhờ đó sẽ tìm ra nguyên nhân chính xác để điều trị bệnh lý liên quan đến thở hụt hơi đạt hiệu quả cao nhất.