Kiêng cữ bao lâu là đủ

Sau sinh cần kiêng cữ bao lâu? Đây là câu hỏi mà những người sắp làm mẹ, những bà mẹ vừa sinh con đều không khỏi băn khoăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi đó để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé trước những luồng thông tin trái chiều như hiện nay.
 

Quan niệm kiêng cữ truyền thống của các bà các mẹ

Chuyện kiêng cữ sau sinh đã rất phổ đối với phụ nữ hiện nay. Sau khi đã trải qua sinh nở, hầu hết các mẹ đều cho rằng kiêng cữ cần tránh nước, tránh gió, đút bông tai, thậm chí là hạn chế vận động. Đó là một số lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày khi phải kiêng cữ. Vậy câu hỏi đặt ra lúc này là thời gian kiêng cữ sau sinh là bao lâu để có thể trở về với sinh hoạt bình thường.

Có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc kiêng cữ sau sinh dựa trên kinh nghiệm của các bà, các mẹ ngày xưa và khoa học ngày nay.

  • Nếu trước kia khi đời sống chưa được đầy đủ như hiện nay thì việc kiêng cữ khá vất vả. Thường thì phụ nữ sau sinh sẽ phải kiêng cữ 3 tháng 10 ngày với hàng loạt yêu cầu khắt khe từ người lớn và những người đã có kinh nghiệm sinh nở như:
  • Kiêng tắm trong tháng đầu tiên vì sợ rằng khi phụ nữ mới sinh, cơ thể còn yếu, các lỗ chân lông chưa khít lại, nếu tắm sớm có thể bị nhiễm lạnh, nổi gân xanh hoặc sởn gai ốc mỗi khi thời tiết thay đổi. Mẹ cũng phải lưu ý mặc quần áo vừa thoải mái vừa thuận tiện ch con bú.
  • Phụ nữ sau sinh không được mang vác vật nặng, kiêng ngồi, kiêng xem tivi, ngay cả việc lướt web cũng phải kiêng vì đọc sách báo có thể làm mắt yếu đi. Đối với phụ nữ hiện đại thì việc này khá là khó. Vì những yêu cầu này gần như tách biệt mẹ với thế giới đang ngày càng biến động như hiện nay.
  • Nhất là đối với việc ăn uống, các cụ thường khá khắt khe trong việc kiêng ăn thực phẩm này, kiêng uống nước kia để có nhiều sữa cho con. Và món móng giò hầm là món được bà nội, bà ngoại tin tưởng để bồi bổ cho mẹ sau sinh. Nhưng đây lại là nỗi ám ảnh với các mẹ vì thực đơn hàng ngày đều xuất hiện món “móng giò hầm với … đậu phộng, cháo …” khiến mẹ vừa nghe tên đã nổi hết da gà.
  • Một vấn đề khá là nhạy cảm nữa mà bà ngoại hoặc bà nội không thể không chia sẻ với mẹ. Đó chính là sau sinh bao lâu thì 2 vợ chồng có thể “yêu” trở lại. Bà sẽ nói với mẹ rằng sau 3 tháng 10 ngày ở cữ mới được làm “chuyện ấy” trở lại. Vì trong thời gian ở cữ mà làm “chuyện ấy” thì sẽ đem lại sự xui xẻo về công danh, sự nghiệp của chồng. Quan điểm này có thật sự đúng hay không?

>>> Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bao nhiêu là đủ?
Chúng ta sẽ cũng phân tích khía cạnh dựa trên cơ sở khoa học để làm sáng tỏ vấn đề này nhé!

Cơ sở khoa học về việc kiêng cữ sau sinh

Thứ nhất, đối với việc tắm gội.

Trước kia, các bà, các mẹ của chúng ta phải kiêng tới cả tháng trời mới được tắm gội vì trước kia chưa có phòng khép kín như hiện nay. Việc tắm gội diễn ra tại nhà tắm ở sân vườn, không kín gió. Nhưng hiện nay, mẹ có thể tắm ngay trong phòng mình dưới vòi hoa sen và nước ấm, không có gió nào có thể lùa vào được. Không nên tắm bồn vì ngâm mình trong nước sẽ ảnh hưởng tới vết thương chưa lành. Mẹ nên tắm nhanh dưới vòi hoa sen [không quá 20 phút].

Thời gian mẹ có thể bắt đầu tắm bằng nước ấm là 3-4 ngày và có thể gội đầu từ 7-10 ngày sau sinh. Việc tắm gội sạch sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn bám trên cơ thể mẹ. Vì sau sinh để loại bỏ nước đã tích tụ suốt thời gian mang thai nên mẹ có thể sẽ ra mồ hôi nhiều, việc tắm gội sạch sẽ giúp cơ thể thoải mái, các lỗ chân lông được thông thoáng và quan trọng là vi khuẩn không có cơ hội làm hại đến sức khỏe mẹ và bé.
>>> Xua tan nỗi lo nứt cổ gà nhờ những mẹo cực hay

Thứ hai, sau sinh phụ nữ không nên mang vác vật nặng.

Quan điểm này hoàn toàn chính xác. Vì khi mẹ mang vác nặng sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu đường sinh sản. Việc duy nhất mẹ nên mang vác lúc này là thiên thần bé bỏng của mình để bé cảm nhận được tình yêu thương từ mẹ. Khoa học chứng minh rằng, nếu mẹ chỉ sinh hoạt quanh chiếc giường trong thời gian ở cữ sẽ làm chậm quá trình lành vết thương ở tầng sinh môn. Vì vậy, mặc dù mẹ không mang vác nặng nhưng nên đi lại vận động nhẹ nhàng để vết thương nhanh lành và sức khỏe nhanh hồi phục hơn.

Thứ ba, đối với việc ăn uống trong thời gian kiêng cữ sau sinh.

Thường thì bà nội, bà ngoại sẽ nghĩ đến việc hầm cháo cho con dâu, con gái ăn để có nhiều sữa cho cháu. Vì nghĩ rằng cháo chân giò nhiều dinh dưỡng, ăn nhiều đồ bổ sẽ tốt chứ không có hại cho con mình. Nhưng ăn hoài, ăn mãi cũng sẽ chán ngấy dù nó có ngon thế nào đi chăng nữa. Trên thực tế một thực đơn dinh dưỡng tốt chưa chắc đã bằng thực đơn phù hợp.
>>> Mẹ muốn sữa về không ngớt nhất định phải ăn một vài thực phẩm này

Sau khi sinh, mẹ cần bồi bổ nhiều dinh dưỡng để hồi phục cơ thể và có sữa cho con bú. Quan điểm này hoàn toàn chính xác. Nhưng không chỉ có món cháo chân giò nhiều dinh dưỡng, các loại thực phẩm khác, rau, củ, quả cũng rất nhiều dinh dưỡng cần cho mẹ sau sinh. Chúng ta có thể san sẻ chất dinh dưỡng ra đều các thực phẩm bằng những cách chế biến khác nhau để món ăn trở nên lạ miệng hơn. Mẹ bầu sau sinh ăn uống cũng thoải mái hơn mà vẫn có đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé. Quan trọng là thực đơn trong thời gian kiêng cữ của mẹ nên dựa vào sở thích của mẹ để có kế hoạch ăn uống tốt nhất. Vì ăn theo sở thích sẽ dễ dàng tiếp nhận món ăn hơn là việc ăn cố, vì ăn món này, món kia mới có nhiều sữa nên mẹ buộc phải ăn. Điều này không tốt cho tâm lý của mẹ sau sinh.

Cuối cùng đó là vấn đề bao lâu để có thể làm “chuyện ấy” với ông xã?

Khoa học chứng minh, chỉ cần “cô bé” đã lành vết thương và tâm lý sẵn sàng cho chuyện ấy thì không cần tới 3 tháng 10 ngày hai vợ chồng có thể quan hệ trở lại. Thông thường, thời gian tối thiểu để cô bé lành là 6-8 tuần sau sinh.

Trên đây là các mốc thời gian kiêng cữ sau sinh mẹ cần biết để giữ gìn sức khỏe, cân đối sinh hoạt cho bản thân trong thời gian ở cữ. Hi vọng sẽ giúp ích cho các mẹ sắp vượt cạn và chuẩn bị cho thời gian ở cữ nhé!

Tổng hợp


Bà đẻ trong tháng nên kiêng gì? Sau khi sinh, bạn nên đợi khoảng 6-8 tuần mới quan hệ tình dục trở lại. Nguyên do là cơ thể cần có khoảng thời gian nhất định để hồi phục sau cuộc vượt cạn tốn nhiều sức lực. Do đó, trong thời gian ở cữ sau sinh, bạn nên tránh quan hệ sớm để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu vùng kín.

7. Phụ nữ kiêng cữ sau sinh không nên nói to

Ở cữ kiêng những gì? Phụ nữ sau sinh thường mệt mỏi, nếu nói to, nói ráng sức có thể dễ bị hụt hơi. Do đó, một điều cần kiêng cữ sau sinh là không nên nói to. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế xem tivi và sử dụng thiết bị thông minh để mắt không bị quá tải. Ngoài ra, bạn không nên lên xuống cầu thang nhiều lần nhằm tránh trượt ngã.

8. Bà đẻ sau sinh nên tránh căng thẳng, mệt mỏi

Bà đẻ cần kiêng những gì? Nếu bạn mệt mỏi, căng thẳng, hormone gây nên tình trạng này cũng có thể đi vào sữa, tác động xấu đến bé yêu khiến bé khó chịu, quấy khóc, chậm lớn. Nếu việc chăm sóc bé và chăm lo việc nhà khiến bạn mệt mỏi, hãy cố gắng nhờ người thân hỗ trợ hoặc thuê người giúp việc theo giờ để bạn có thời gian nghỉ ngơi.

9. Phụ nữ kiêng cữ sau sinh không tắm nước lạnh hoặc bơi

Mới sinh xong nên kiêng những gì? Một trong những việc cần kiêng cữ sau sinh là bạn nên tránh tắm nước lạnh hoặc bơi nhằm hạn chế tình trạng nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn, chuột rút. Điều này không có nghĩa là bạn phải kiêng tắm sau sinh nhé, bạn vẫn phải tắm rửa sạch sẽ với nước ấm để tránh nhiễm trùng hậu sản.

10. Những thực phẩm cần tránh khi đang ở cữ sau sinh

Ở cữ không nên ăn gì? Sau khi sinh và đặc biệt nếu đang cho con bú, bạn nên tránh ăn những thực phẩm sau: chocolate, quế, tỏi, ớt, hành tây, bông cải xanh, bông cải trắng, dưa chuột, bắp cải, dứa [thơm], kiwi, dâu tây, trái cây họ cam quýt và nước ép của chúng. Nguyên nhân là các loại thực phẩm này có thể làm cho sữa có mùi khiến bé không thích bú.

Hãy đọc thêm: Phụ nữ sau sinh nên ăn gì và kiêng gì để nhanh phục hồi

Những việc nên làm trong thời gian ở cữ sau khi sinh

Bên cạnh việc tìm hiểu bà đẻ cần kiêng những gì và tuân thủ, mẹ sau sinh cũng cần biết những điều nên làm trong thời gian ở cữ.

1. Phụ nữ kiêng cữ sau sinh nên ngủ đủ giấc

Việc ngủ đủ giấc giúp cơ thể bạn có thể phục hồi sau sinh nhanh hơn. Ngoài ra, ngủ đủ giấc còn giúp tinh thần bạn sảng khoái, giảm căng thẳng sau sinh, giảm nguy cơ bị stress, nhờ đó lượng sữa có thể tiết ra nhiều hơn.

2. Phụ nữ kiêng cữ sau sinh nên uống đủ nước

Một trong những điều cần biết khi ở cữ là luôn phải uống đủ nước. Sau sinh bạn nên uống từ 8-10 ly/ngày, các thức uống nên uống là nước lọc, nước trái cây hay sữa. Hãy uống nước thường xuyên, không nên chờ có cảm giác khát mới uống. Việc uống đủ nước giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn, hạn chế táo bón sau sinh, duy trì sữa mẹ.

3. Chăm sóc vết mổ hoặc vết rạch tầng sinh môn

Nếu bạn bị rạch tầng sinh môn, việc chăm sóc vết thương này sau sinh cần được chú ý để tránh nhiễm trùng hay tai biến… Bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc ngồi trong thau nước ấm để giảm đau. Ngồi trên gối mềm sẽ thoải mái hơn so với bề mặt cứng. Nếu vết rạch đau gây tiểu khó, bạn có thể dội nước ấm lên vết thương để tiểu dễ dàng hơn. Bạn có thể dùng túi chườm đá áp lên vết thương để giảm sưng, đau. Sau khi đi vệ sinh, lau khô từ trước ra sau để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.

Trường hợp sinh mổ, sau khi xuất viện, ngoài việc cảm thấy vết thương ngứa, đau, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, lo lắng hoặc thậm chí buồn bã. Đây là phản ứng bình thường sau sinh, bạn không cần quá lo lắng. Bạn không nên thực hiện các hoạt động mạnh, đột ngột nhằm tránh gây áp lực lên vết mổ.

Video liên quan

Chủ Đề