Kính cường lực gorilla glass 4 là gì

Bạn thường nghe tới cụm từ kính cường lực Gorilla Glass trên điện thoại, nhưng đã bao giờ bạn thực sự biết nó là gì chưa. Qua bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn về loại kính này.

Kính cường lực Gorilla Glass là gì?

Vào giữa năm 2005, Corning bắt đầu phát triển một loại thủy tinh được làm từ kiềm – aluminosilicate, và gọi nó là Gorilla Glass. Mục đích của lớp kính này là để bảo vệ mặt kính khỏi trầy xước, và đồng thời hạn chế dấu vân tay bám trên kính.

Kính cường lực gorilla glass 4 là gì

Kính cường lực Gorilla Glass

Tuy vậy, Gorilla Glass không phải là sản phẩm đầu tiên của công ty này trong ngành chế tạo kính cường lực. Trước đó, Corning đã phát triển các loại kính bảo vệ dùng cho các đồ gia dụng, ô tô, hay hàng không. Mãi đến năm 2010, họ mới thực sự thành công trong lĩnh vực smartphone.

Tuy kính cường lực này sẽ không vỡ ngay lúc mà bạn dùng búa đập lên nó, nhưng không có nghĩa là lớp kính này sẽ không bao giờ bị trầy xước. Cũng như giúp điện thoại của bạn không bị phá vỡ.

Điều này sẽ còn tùy thuộc vào từng phiên bản của Gorilla Glass và một số yếu tố khác nữa. Vì vậy, đừng quá chủ quan khi điện thoại của mình được trang bị Gorilla Glass nhé.

Các phiên bản của Gorilla Glass

Gorilla Glass 1

Là chiếc kính cường lực cho điện thoại đầu tiên được sản xuất bởi Corning, từ năm 2005 đến 2006.

Công ty cho biết, với yêu cầu giảm thiểu dấu vân tay trên kính, nên họ đã tích hợp công nghệ phủ lớp không thấm dầu lên lớp kính 1,5mm của mình. Công nghệ này còn giúp giảm thiểu các vết dơ trên mặt kính.

Công nghệ này đã được sử dụng trên chiếc điện thoại iPhone đầu tiên của Apple vào năm 2007. Bên cạnh đó, nhiều hãng điện thoại khác cũng đã trang bị lớp kính này lên sản phẩm của họ.

Gorilla Glass 2

Vào năm 2012, Corning giới thiệu kính cường lực phiên bản thứ 2 của mình tại sự kiện CES lừng danh. Gorilla Glass thế hệ thứ 2 này có độ dày mỏng hơn 20% so với phiên bản đầu nhưng vẫn giữ nguyên được độ cứng.

Các thử nghiệm đã được tiến hành cho thấy nó có thể chịu được áp lực 50kg mà vẫn còn nguyên vẹn. Trong cùng năm này, nhà sản xuất đã cho ra 600 triệu thiết bị được trang bị kính cường lực. Danh sách các thiết bị này có thể kể đến Nexus 4 và Galaxy S3.

Gorilla Glass 3

Khác với các phiên bản trước, Gorilla Glass 3 tập trung hơn vào độ dày. Nó được tích hợp công nghệ mới, Native Damage Resistance (NDR), giúp thủy tinh xử lý tốt hơn. Qua đó hạn chế đến 35% các vết trầy xước trên màn hình.

Kính cường lực gorilla glass 4 là gì

Thử nghiệm cào xước trên Gorilla Glass 3

Nhờ vào quy trình sản xuất mới, Corning có thể tăng sức chịu đựng lớp kính gấp 3 lần hai phiên bản cũ. Công nghệ này đã sớm sử dụng trên Galaxy S4, Moto G...

Gorilla Glass 4

Corning quyết định đưa ra 1 mục tiêu mới vô cùng táo bạo. Thông qua khảo sát của công ty, 70% các trường hợp điện thoại bị hư màn hình là do rơi rớt. Vì vậy, họ quyết định bắt đầu gia cố kính.

Phiên bản Gorilla Glass 4 này mạnh gấp đôi so với người đàn anh tiền nhiệm, và được trang bị trên Galaxy Note 5, Zenphone 2 Laser...

Gorilla Glass 5

Được sử dụng nhiều công nghệ mới và tiên tiến hơn, Gorilla Glass 5 mang trên mình khả năng chống nứt cao hơn so với phiên bản trước đó, gấp 4 lần so với so với Gorilla Glass 4.

Kính cường lực gorilla glass 4 là gì

Kính Gorilla Glass 5

Các thí nghiệm đã cho thấy loại kính cường lực phiên bản thứ 5 này có thể dễ dàng vượt qua cú rơi cao 1.6m. Loại kính đã và đang được dùng trên nhiều dòng thiết bị ngày nay, từ trung cấp đến cận cao cấp.

Gorilla Glass 6

Kính cường lực Gorilla Glass 6 là phiên bản mới nhất của Corning, được giới thiệu vào giữa năm 2018. Công ty cũng tuyên bố rằng đây là phiên bản bền nhất hiện nay. Mang nhiều cải tiến đáng kể, loại kính này có thể chịu được nhiều va đập và rơi xuống bề mặt cứng ở độ cao 1 mét.

Hiện mặt kính này được trang bị trên các dòng thiết bị cao cấp như Galaxy Note 9.

Qua bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kính cường lực Gorilla Glass và các phiên bản của nó. Vậy còn thiết bị của bạn thì sao? Nó được trang bị loại kính nào?

Khóa cửa điện tử Kitos ngày càng được nhà sản xuất nâng cấp cải tiến không chỉ về mẫu mã mà còn cả về chất lượng sản phẩm. Một trong số những cải tiến đáng kể tới đó là mặt kính cường lực Gorilla Glass thế hệ thứ 5 được trang bị cho bề mặt của khóa điện tử Kitos.

Vậy kính cường lực Gorilla Glass có tác dụng gì cho khóa điện tử Kitos và mặt kính này có ưu nhược điểm gì?

Kính cường lực Gorilla Glass là gì?

Kính thường được làm bằng chất liệu nhựa trong hoặc thuỷ tinh. Loại này là không bền và chắc như các dòng kính cường lực. Trước đây, khi chưa có các loại kính cường lực, kính thường được dùng rất nhiều để bảo vệ màn hình. Tuy nhiên vì các nhược điểm trên, các dòng kính cường lực đã ra đời.

Kính cường lực gorilla glass 4 là gì

Gorilla Glass: Là thế hệ kính đầu tiên của Corning, được làm từ chất liệu kiềm-aluminosilicate và có khả năng chịu lực, cũng như chống xước tốt, giảm được phần nào những vết xước, lõm hay nứt do vật nhọn hoặc tác động lực gây nên. Trải qua nhiều thời kỳ phát triển và nâng cấp, cho đến 2016, công ty Corning mới tung ra phiên bản kính mới. Corning Gorilla Glass 5 có khả năng chống vết nứt tới 4 lần so với phiên bản trước đó. Hơn nữa, việc áp dụng công nghệ mới cũng giúp Corning Gorilla Glass 5 hạn chế được vết nứt lên tới 80% khi va chạm với bề mặt cứng.

Kính cường lực gorilla glass 4 là gì

Kính cường lực Gorilla Glass có tác dụng gì cho khóa điện tử Kitos

Hiện nay trên một số dòng sản phẩm khóa điện tử Kitos đã được trang bị công nghệ kính cường lực Gorilla Glass thế hệ thứ 5 để nhằm nâng cao sự cứng cáp, chắc chắn cho những bộ khóa thông minh này.

Kính cường lực gorilla glass 4 là gì

Với sự kết hợp giữa thân khóa hợp kim cao cấp vô cùng chắc chắn, nay mỗi bộ khóa điện tử Kitos có thêm bề mặt kính cường lực Gorilla Glass thế hệ thứ 5 tạo ra một “lá chắn” vô cùng chắc chắn. Chống lại mọi tác động từ ngoại lực, chống trầy xước, chống va đập và chống lại hoạt động cắt phá của kẻ gian.

Một số model khóa điện tử Kitos sở hữu kính cường lực Gorilla Glass

1. Khóa điện tử Kitos KT-P830

Kính cường lực gorilla glass 4 là gì

Khóa điện tử Kitos KT-P830 với bề mặt kính cường lực Gorilla Glass thế hệ thứ 5

Kính cường lực gorilla glass 4 là gì

Kính cường lực gorilla glass 4 là gì

Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY

2. Khóa điện tử Kitos KT-A30

Kính cường lực gorilla glass 4 là gì

Bề mặt kính cường lực Gorilla Glass thế hệ thứ 5 vô cùng cứng cáp, chắc chắn trên bề mặt khóa Kitos KT-A30

Kính cường lực gorilla glass 4 là gì

Xem thêm chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY

3. Khóa điện tử Kitos KT-X5

Kính cường lực gorilla glass 4 là gì

Bề mặt kính cường lực Gorilla Glass thế hệ thứ 5 trên bề mặt khóa cửa điện tử cao cấp Kitos KT-X5

Kính cường lực gorilla glass 4 là gì

Xem thông tin chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY

Để có thể tìm hiểu hay trải nghiệm thực tế sự cứng cáp của Gorilla Glass thế hệ thứ 5 trên bề mặt khóa điện tử Kitos, bạn có thể liên hệ và tới các Showroom của Kitos Vietnam trên toàn quốc.

Kính cường lực Gorilla Glass là gì?

Gorilla Glass được ra mắt và phát triển từ năm 2005 bởi hãng Corning. Kính cường lực Gorilla Glass là kính có chất liệu làm từ kiềm - aluminosilicate (hợp chất của silic, oxy kết hợp với nhôm) chất lượng cao, có độ dày mỏng, chống trầy xước và chịu lực tốt ở mức độ nhất định.

Kính cường lực Gorilla Glass 3 là gì?

Gorilla Glass 3 có độ bền được gia tăng 50%, giảm thiểu khả năng nứt, vỡ khi làm rơi, va đập mạnh. Khi đeo đồng hồ, cũng rất dễ có những va chạm, việc sử dụng Gorilla Glass 3 sẽ làm cho bạn yên tâm hơn cũng như mặt kính của chiếc đồng hồ trọng được thẩm mỹ hơn khi hạn chế những vết trầy, vết xước lông mèo.

Kính cường lực có tác dụng gì?

Kính cường lực điện thoại là loại kính chịu được áp lực giúp bảo vệ màn hình điện thoại không bị trầy xước hay bị những tác động mạnh làm hư hỏng.

Kính cường lực được làm từ chất liệu gì?

Kính cường lực được làm bằng chất liệu chính là kính thường. Để tạo ra kính cường lực, thường sử dụng những loại kính kính với độ dày từ 3mm đến 15mm. Bên cạnh kính, một số nguyên liệu khác cũng được sử dụng trong quá trình sản xuất như: Cát tinh khiết (Silicon dioxide – SiO2)