Làm sao cho trẻ sơ sinh ngủ ngon

Bạn đang đau đầu tìm một cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon có thể mang lại hiệu quả cho bé yêu của mình? Có những trẻ sơ sinh dễ dàng lăn ra ngủ và chỉ ngọ nguậy đôi chút vào ban đêm, nhưng một số trẻ lại cứ thức chơi; và nhiều trẻ khác thì hay giật mình, trằn trọc quấy khóc khiến cha mẹ căng thẳng dỗ dành suốt đêm. Làm sao để trẻ thức giấc, ăn uống, chơi đùa ngoan ngoãn và ngủ nghỉ đúng giờ giấc thực sự là cả một vấn đề đối với những người mới có con.

Để giải quyết vấn đề trên, bạn cần kiên nhẫn và quan tâm để tập cho con thói quen ngủ đủ giấc mỗi tối, đồng thời phải ngủ đúng giờ. Với những mẹo dưới đây, bé sẽ dần ngủ thẳng giấc và bạn có thể quay lại với giấc ngủ ngon lành trước đây.

1. Cho bé ngủ đủ vào ban ngày

Nhiều người tin rằng những trẻ càng ít ngủ ban ngày sẽ ngủ ngon hơn vào ban đêm. Thực ra, bạn cần đảm bảo cho con ngủ đủ giấc vào giữa buổi sáng và xế trưa (tránh ngủ lúc chiều muộn) để khoẻ khoắn chơi đùa, sau đó sẽ dễ ngủ hơn khi đêm xuống.

Trẻ ít nghỉ ngơi vào ban ngày sẽ dễ dẫn đến tình trạng quá mệt mỏi, hay quấy khóc và khó ngủ về đêm. Giấc ngày ngủ ngon, trẻ sẽ khoan khoái đi vào giấc ngủ đêm. Đây là cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon cơ bản nhất mà bạn cần nhớ.

Làm sao cho trẻ sơ sinh ngủ ngon

Bé sẽ dễ chìm vào giấc ngủ khi hơi mệt một chút chứ không phải là quá mệt

2. Điều chỉnh cữ cho bú

Có thể bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ và chưa nghĩ tới điều này, nhưng việc bớt cho bú ban đêm là một cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon.Thông thường, bạn sẽ khó mà cắt giảm các giấc bú đêm đối với bé mới sinh. Tuy nhiên, với những bé đã có thể ngủ xuyên đêm (từ tuần thứ 6), bạn có thể xem xét đến vấn đề tập cho con quen với thời khóa biểu mới, trong đó giấc ngủ được kéo dài ra nhờ việc cắt giảm bú đêm. Đặc biệt, với trẻ trên 6 tháng tuổi khoẻ mạnh, bạn không cần phải tiếp tuc cho con bú đêm. Trừ một số trẻ bị cơn đói làm cho thức giấc, bạn không cần đánh thức trẻ dậy để cho bú cữ đêm vì điều này làm gián đoạn giấc ngủ và tạo thói quen thức giấc giữa đêm.

3. Cho bé vận động và hít thở không khí trong lành

Không khí trong lành tốt cho cả bạn và bé con. Hãy tạo điều kiện cho con chơi đùa ở nơi thoáng khí bằng cách cho bé đi dạo, tắm nắng hoặc trải thảm chơi cho con gần cửa sổ. Cũng giống như chính bạn sau một đường chạy dài, khi được vận động cơ thể, bé sẽ dễ ngủ hơn vào ban đêm, nhất là khi được mẹ kết hợp xoa bóp và vỗ về.

4. Cho bé tự ngủ là một cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon

Một cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon mà ít ai nghĩ tới, đó là cần cho trẻ đi vào giấc ngủ khi đang nằm trong nôi hoặc một góc riêng của bé chứ không phải ngủ ngay trong vòng tay mẹ.

Lý do để bạn lưu ý điều này là: Đôi khi trẻ sẽ thức giấc trong đêm, và việc ngủ trên tay mẹ mà lại thức giấc ở chỗ khác có thể khiến bé hoang mang và bật khóc. Khi trẻ có dấu hiệu buồn ngủ, bạn đặt trẻ vào nôi và bắt đầu dỗ con ngủ. Nếu bé đang còn bú dở dang, bạn nên kết hợp trò chuyện, hát… để giữ bé tỉnh ngủ. Đến khi bé hoàn thành cữ bú, bạn mới nên chuyển sang “công đoạn” dỗ ngủ.

5. Hãy để giờ đi ngủ là khoảng thời gian dễ chịu

Mặc dù bạn đã mệt mỏi nhưng hãy kiên nhẫn với con của mình. Nên tắt ngay TV và ôm hôn con nhiều hơn giúp trẻ cảm nhận tình yêu thương trọn vẹn của cha mẹ. Đừng quên massage cho bé, hát ru hay đọc truyện dù con chưa thể hiểu hết ý nghĩa. Đồng thời, bạn nên tắt đèn, tạo một không gian yên tĩnh, các thiên thần nhỏ hạnh phúc sẽ đi vào giấc ngủ say nồng thật nhanh. Ngược lại, nếu bạn căng thẳng, cáu gắt, bé có thể cảm nhận được điều đó và thêm bất an, khó ngủ.

6.  Không để bé khóc một mình

Bạn có thể không cần bận tâm khi trẻ thức giấc và lằn nhằn đôi chút, điều này giúp trẻ học cách tự trấn an mình.  Nhưng hoàn toàn không nên bỏ trẻ gào thét lâu vì khi đó trẻ cần bạn ngồi bên và ân cần dỗ dành. Bé chưa có khả năng điều chỉnh cảm xúc, hoặc chỉ mới đang trong giai đoạn học kỹ năng này.

Tất nhiên, nếu tình trạng khóc đêm trở nên nghiêm trọng, bạn nên đưa bé đến các chuyên gia để kiểm tra. Ngay cả những bà mẹ chọn cách để con khóc khi tập ngủ xuyên đêm cũng vẫn cần có mặt ở gần để kiểm tra khi bé khóc quá nhiều.

7. Cho bé ngủ chung giường với ba mẹ

Tuy không được các chuyên gia khuyến khích, việc cho con ngủ chung giường vẫn là một cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon khá hiệu quả. Hãy nhớ, bạn hoàn toàn có quyền quyết định mình cho bé ngủ như thế nào.

Bạn có thể cho bé ngủ chung giường nếu bảo đảm sự an toàn hoặc kèm theo đệm Coza bebe đi kèm khi cho bé nằm chung giường  và không chuyển chỗ ngủ của bé trong đêm. Một khi đã chọn dỗ bé ngủ cùng giường thì bạn phải để bé ngủ ở đó luôn. Nếu muốn bé ngủ nôi, bạn phải dỗ ngủ trong nôi ngay từ đầu. Nếu không, khi thức giấc bé sẽ khóc đòi trở lại nằm chỗ cũ khiến cha mẹ gặp không ít rắc rối đấy.

Lợi ích khi bé ngủ đủ giấc

Cho bé ngủ đúng giờ đến khi bé tự thức giấc có nghĩa là bé đã ngủ đúc giấc. Tùy theo sự phát triển của từng giai đoạn mà thời gian ngủ sẽ kéo dài hay ngắn hơn khác nhau. Tuy nhiên, có số tối tiểu phải đạt được là 10 tiếng.

Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể bé sẽ hấp thu oxy, năng lượng và sản sinh hormone tăng trưởng nhiều hơn, có lợi cho sự phát triển thể chất và não bộ. Buổi sáng thức dậy, bé sẽ có tâm trạng thoải mái, chơi đùa vui vẻ và cảm giác thèm ăn.

Thực phẩm giúp bé ngủ ngon 

Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm mẹ có thể bổ sung cho bé một số loại thực phẩm giúp bé ngủ ngon hơn.

  • Các loại cá giàu omega-3
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Hạt sen
  • Chuối
  • Trứng luộc
  • Ngũ cốc…

Có nhiều cách để giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon. Tùy vào tính cách, thời gian biểu của mỗi bé mà mẹ lựa chọn cách phù hợp nhất. Quan trọng nhất chính là tập thói quen nhất định để bé dần thích nghi và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

13/06/2011

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào?

Trẻ mới sinh đến 1 tháng tuổi (trẻ sơ sinh) gần như ngủ suốt ngày đêm, chỉ thức dậy để bú (khoảng 2 đến 3 giờ bú một lần). Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể tích dạ dày nhỏ nên mau đói, vì vậy phải thức dậy sau vài giờ để bú . Trẻ sơ sinh cũng chưa phân biệt được ngày đêm nên có những bé sẽ ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ ngủ tổng cộng khoảng 8 đến 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm. Hầu hết trẻ nhỏ sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm (6 đến 8 giờ) không thức giấc khi được 3 tháng tuổi hay khi được khoảng 6 ký. Thông thường, không cần phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú nhưng cũng không nên để bé  ngủ quá 3 giờ mà không cho bú. Các trường hợp đặc biệt như non tháng, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản…có thể phải cho bú thường xuyên hơn.

Làm sao cho trẻ sơ sinh ngủ ngon

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

Các giai đoạn của một giấc ngủ

Cũng giống như người lớn, giấc ngủ của trẻ nhỏ cũng chia ra nhiều giai đoạn khác nhau. Tùy từng giai đoạn mà trẻ có thể nằm yên hay vẫn có những cử động. Có 2 loại giấc ngủ: 

  • Giấc ngủ nhanh (REM - rapid eye movement : cử động mắt nhanh)

    Đây là giấc ngủ nông, trẻ sẽ nằm mơ và mắt sẽ cử động nhanh theo chiều trước sau. Mặc dù trẻ nhỏ ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày, nhưng khoảng phân nửa thời gian là giấc ngủ REM. Tức là bé chỉ ngủ sâu khoảng 8 giờ. Trẻ lớnvà người lớn ngủ ít hơn nhưng ngủ REM cũng ít hơn.

  •  
  • Giấc ngủ chậm (Non-REM - Non- rapid eye movement: không cử động mắt nhanh):
        Có 4 giai đoạn: 
    •    
    • Giai đoạn 1: buồn ngủ - mí mắt sụp xuống hay có thể chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật.
    •    
    • Giai đoạn 2: ngủ lơ mơ – trẻ có thể vẫn cử động, giật mình, vặn mình, kêu “è è”
    •    
    • Giai đoạn 3: ngủ sâu – trẻ im lặng và không cử động
    •    
    • Giai đoạn 4: ngủ rất sâu - trẻ im lặng và không cử động 

Giấc ngủ của bé sẽ diễn tiến theo chu kỳ, bắt đầu tuần tự từ giai đoạn 1, sau đó chuyển sang giai đoạn 2, giai  đoạn 3, giai đoạn 4, rồi quay lại giai đoạn 2, rồi chuyển sang ngủ REM. Trong một giấc ngủ có thể có vài chu kỳ ngủ trên. Trong vài tháng đầu, trẻ có thể  thức giấc khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và có thể khó ngủ trở lại.

Trẻ sơ sinh tỉnh giấc như thế nào?

Trẻ sơ sinh cũng có nhiều kiểu tỉnh giấc khác nhau. Nếu trẻ sơ sinh thức giấc vào cuối của chu kỳ ngủ thì trẻ sẽ bắt đầu giai đoạn tỉnh giấc yên lặng. Trong giai đoạn này, trẻ vẫn yên lặng dù đã tỉnh táo và nhận thức được môi  trường xung quanh. Trong giai đoạn tỉnh giấc yên lặng, trẻ có thể nhìn mọi vật hay nhìn chăm chú vào một vật và đáp ứng với âm thanh và động chạm. Giai đoạn này thường sẽ chuyển sang giai đoạn tỉnh giấc hoạt động. Trong giai đoạn này, trẻ cũng chú ý đến mọi tiếng động và hình ảnh nhưng có cử động. Sau giai đoạn này là giai đoạn khóc. Bé cử động nhiều hơn và có thể khóc lớn. Bé có thể bị tăng kích thích trong giai đoạn khóc này. Bạn phải làm bé dịu đi bằng cách ôm bé sát vào người hay quấn bé trong một cái khăn/mền.

Tốt nhất là bạn cho bé bú trước khi bé bước sang giai đoạn khóc. Trong giai đoạn khóc, bé có thể quá “cáu” (quá  khó chịu) nên không chịu bú. Đối với trẻ sơ sinh, khóc là dấu hiệu cuối cùng của đói bụng, sau khi bé đã làm một số dấu hiệu như tìm vú, đưa tay vào miệng…

Tập thói quen ngủ ngoan cho bé

Ngay từ sáu tuần tuổi, bé đã có  thể học cách ngủ ngoan. Trong độ tuổi này, có vài cách rất hiệu quả để giúp bé ngủ ngon 

  1. Nhận biết dấu hiệu cho thấy bé buồn ngủ
    Trong sáu đến tám tuần đầu sau sinh, bé không thể thức lâu hơn hai giờ liên tục. Nếu bạn để bé thức lâu hơn hai giờ, bé sẽ quá mệt mỏi và lại trở nên khó ngủ.

Vì vậy, bạn nên nhận biết những dấu hiệu buồn ngủ của bé như chớp mắt liên tục, lim dim, kéo tai, ngáp hay quầng  dưới mắt thâm lại. Bạn đừng lo, bạn sẽ mau chóng có giác quan thứ sáu nhận ra con mình đang buồn ngủ. Nếu bạn nhận thấy bé buồn ngủ thì nên đặt bé vào nôi hay giường.

     
  1. Dạy bé phân biệt giữa ngày và đêm

Vài bé sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ. Bạn có thể nhận biết điều này khi nhận thấy bé quẫy  đạp trong bụng mẹ nhiều hơn vào ban đêm. Khi chào đời, bé cũng vẫn duy trì thói quen này và làm mẹ mệt mỏi vì không chịu ngủ khi mẹ đã ríu mắt rồi. Trong vài ngày đầu sau sinh, bạn không thể thay đổi bé ngay được mà chỉ có thể bắt đầu dạy bé khi bé đã được hai tuần tuổi.

Ban ngày, khi bé còn thức:- Chơi với bé càng nhiều càng tốt.- Nói chuyện và hát cho bé nghe khi cho bú các cữ ban ngày.- Đảm bảo phòng ngủ nhiều ánh sáng vào ban ngày.- Không cần “cắt đứt” mọi tiếng ồn thông thường vào ban ngày, như tiếng tivi, radio, máy giặt…

- Nếu đang bú mà bé thiu thiu ngủ thì nhẹ nhàng đánh thức bé dậy.

Ban đêm:- Giữ yên lặng và nói khẽ khi cho bé bú cữ đêm.- Giữ phòng tối (có thể để đèn ngủ ánh sáng dịu) và yên tĩnh, không trò chuyện  với bé nhiều.

  Cần phải dạy bé nhận biết ban đêm là lúc ngủ ngay từ khi bé được hai tuần tuổi, đừng để quá muộn. 

Khi bé đã được sáu đến tám tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu dạy bé tự ngủ. Bạn nên đặt bé vào nôi hay xuống giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Cách bạn dỗ bé ngủ trong tám tuần đầu sau sinh rất quan trọng. Nếu bạn cho bé nằm võng hay nằm nôi lắc, đu đưa bé, bế rung bé khi trong tám tuần đầu thì bé sẽ quen và bé sẽ không thể ngủ  nếu không được rung lắc, đu đưa như vậy. Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyên không nên đung đưa bé, không cho bé ngậm núm vú giả để dỗ bé ngủ ngay từ sau sinh. Bạn sẽ thiết lập một “thủ tục” trước khi ngủ cho bé như hát ru, nghe nhạc nhẹ, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu… nhưng cần nhớ rằng bạn sẽ phải làm “thủ tục” này mỗi đêm nên bạn cần chọn “thủ tục” nào vừa thích hợp với bé vừa “khả thi” đối với  bạn. Bạn có thể bế bé đến khi bé thiu thiu ngủ rồi đặt bé xuống chứ không nên để bé ngủ trên tay mình rồi mới đặt xuống vì sẽ tạo nên thói quen xấu là phải được bế mới ngủ và bé sẽ thức dậy ngay khi bạn đặt bé xuống giường.

Bé sơ sinh giống  như tờ giấy trắng, bé sẽ là một em bé ngoan ngoãn, dễ ngủ nếu bạn không bỏ lỡ thời gian có thể dạy bé thói quen ngủ ngoan. Giấc ngủ của bé không chỉ quan trọng đối với sự phát triển của bản thân bé mà còn quan trọng với mẹ. Nếu bé quấy đêm nhiều quá thì bạn cũng sẽ thiếu ngủ và không đủ sức khỏe cũng như tinh thần để chăm sóc bé tốt được. Hãy khôn ngoan lựa chọn cách dỗ bé ngủ thích hợp để cả con và mẹ đều được ngủ ngon.

Tài liệu tham khảo

  1. www.babycentre.co.uk
  2. www.lpch.org