Luật xử lý vi phạm giao thông đường bộ

Ngày nào chúng ta cũng điều khiển phương tiện giao thông tuy nhiên ít người nào nắm rõ được quy trình và căn cứ xử phạt của Cảnh sát Giao Thông đường bộ bởi vậy có nhiều trường hợp người điều khiển bị phạt oan mà không biết phản biện ra sao bởi vậy Văn phòng Luật sư Uy Tín nêu rõ quy trình dừng và xử lý của Cảnh sát Giao Thông. Hi vọng bài viết này giúp ích cho các bạn không bị mất tiền oan uổng.

 

Luật xử lý vi phạm giao thông đường bộ

(Hình ảnh mang tính minh họa)

1/ Quy trình dừng và xử lý:

a. Lực lượng có thẩm quyền dừng và xử lý phương tiện:

- Theo Khoàn 1 và Khoản 3 Điều 87 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.

Chính phủ quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.”

- Theo Điểm b Khoản 2 Điều 9 Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định: “Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã:

Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng;”

- Theo Điều 14 Thông tư 02/2014/TT-BGTVT quy định: “Khi phát hiện hành vi vi phạm đang diễn ra, người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính phải có biện pháp buộc chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật..”

Như vậy, ngoài 3 đối tượng trên thì các lực lượng khác không có quyền dừng xe và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

b. Các trường hợp được dừng phương tiện: Theo điều 14 Thông tư 65/2012/TT-BCA

c. Quy trình dừng phương tiện và xử phạt:

-   Dừng phương tiện: Theo điều 13 Thông tư 65/2012/TT-BCA

-   Chào hỏi: CSGT luôn phải có thái độ kính trọng, lễ phép, tận tụy, đúng mực. Vì thế họ thực hiện chào bạn theo đúng hiệu lệnh Công an nhân dân (trừ trường hợp bạn có dấu hiệu tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã hoặc có hành vi thiếu văn hóa...). Đây là thủ tục bắt buộc đối với CSGT khi bắt đầu làm việc với nhân dân, được quy định rõ tại Khoản 1 điều 10 Thông tư số 60/2009/TT-BCA ngày 29/10/2009 của Bộ Công an quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ. Sau khi CSGT chào bạn, bạn cũng nên chào lại và chú ý dùng đại từ nhân xưng cho phù hợp.

-  Kiểm soát giấy tờ và thông báo lỗi: Theo điều 16 Thông tư 65/2012/TT-BCA

-  Xử lý vi phạm và lập biên bản: Theo điều 17 Thông tư 65/2012/TT-BCA

-  Thủ tục xử phạt:

Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản: Điều 56 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012: Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Thủ tục nộp tiền phạt: Điều 78 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012, Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP.

Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn: Điều 80 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012, Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP.

Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính: Điều 81 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012.

d. Mức phạt vi phạm: Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ UY TÍN - Nơi đặt trọn niềm tin của bạn

Cụ thể, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với ông Ngô Đăng Khoa vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Điều khiển xe ô tô con biển kiểm soát 20A-030.18 trên đường bộ mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở, vi phạm điểm a, khoản 10, Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Ông Khoa bị áp dụng hình thức xử phạt chính: Phạt tiền 35 triệu đồng quy định tại điểm a, khoản 10, Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe số 190023190731 hạng C (có tích hợp Giấy phép lái xe hạng A1) từ ngày 9/9/2022 đến hết ngày 24/1/2023 theo quy định tại điểm h, khoản 11, Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ; điểm c, khoản 2, Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Giao Trưởng Công an thành phố Bắc Kạn có trách nhiệm theo dõi và đôn đốc việc thi hành Quyết định này theo đúng quy định của pháp luật; tạm giữ Giấy phép lái xe của ông Ngô Đăng Khoa trong thời gian bị tước Giấy phép lái./.