Lương giáo viên từ 1/7/2023

Lương giáo viên từ 1/7/2023

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường - Ảnh: PHẠM THẮNG

Tổng hợp ý kiến từ 19 tổ thảo luận về ngân sách, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết nhiều ý kiến nhất trí với mức tăng lương cơ sở (từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng) và tăng chi trả cho một số đối tượng như phương án Chính phủ trình.

Một số ý kiến nhận thấy Chính phủ trình Quốc hội tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu lên 1,8 triệu (tăng khoảng 20%), thời điểm thực hiện từ ngày 1-7-2023, như vậy từ lúc tăng lương từ tháng 7-2019 đến tháng 7-2023 là 4 năm.

Điều này dẫn đến người hưởng lương từ ngân sách nhà nước gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là ngành giáo dục, ngành y tế, cán bộ, công chức kể cả cấp xã.

"Do vậy hiện nay mong muốn của người hưởng lương là kiến nghị Chính phủ cân đối nguồn để bảo đảm điều chỉnh tăng lương cơ sở sớm hơn, từ ngày 1-1-2023, góp phần bảo đảm đời sống cho người hưởng lương", theo tổng hợp của tổng thư ký Quốc hội từ 11 ý kiến của đại biểu.

Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị cần lưu ý việc điều chỉnh tăng trợ cấp cho người có công cần bảo đảm cao hơn chuẩn nghèo đô thị.

Có ý kiến cho rằng việc thực hiện tăng lương cơ sở năm 2023 là cần thiết, nhưng cũng cần điều chỉnh trợ cấp bảo trợ xã hội ở mức cao hơn.

Mức hỗ trợ (360.000 đồng/người/tháng) còn khá thấp so với mức chuẩn nghèo ở thành thị và nông thôn và cũng điều chỉnh từ ngày 1-7-2023 để bảo đảm tính thống nhất .

Có ý kiến nhất trí tăng lương tối thiểu, tuy nhiên đề nghị không tăng đồng đều, chỉ tăng cho bộ phận lương thấp, đồng thời phải có đánh giá lại mức sống cơ bản, mức sống tối thiểu theo vùng miền, khu vực.

Đồng thời đề nghị xem xét không tăng lương cơ sở đối với những đơn vị, địa phương có cơ chế đặc thù.

Cũng theo tổng hợp của tổng thư ký Quốc hội, có ý kiến đề nghị tăng phụ cấp của cán bộ không chuyên trách cấp xã do mức hỗ trợ hiện tại chưa tạo được sự động viên.

Đại biểu còn đề nghị làm rõ các cơ quan thanh tra nhà nước có được điều chỉnh tăng lương cơ sở hay không.

Một số vị cho rằng cần xác định thời gian cụ thể thực hiện cải cách tiền lương từ năm 2024 trong nghị quyết của Quốc hội, tránh tình trạng trì hoãn, kéo dài việc thực hiện nghị quyết của trung ương.

Có ý kiến cho rằng trong khi chưa thực hiện cải cách tiền lương theo quy định tại nghị quyết 27 của trung ương, cần có quy định cụ thể trong việc quản lý, sử dụng nguồn cải cách tiền lương chưa sử dụng, bảo đảm sử dụng hiệu quả, đúng mục đích nguồn lực này.

Trước đó Chính phủ đề xuất Quốc hội chưa thực hiện cải cách tiền lương trong năm 2023, nhưng từ ngày 1-7-2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng (khoảng 20,8%); tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách đảm bảo khoảng 12,5%.

Hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công và tăng chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%.

Từ ngày 1-1-2023, điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở.

Chính phủ đề xuất dành 12.500 tỉ đồng để tăng lương từ 1-7-2023. 

Trước đó, thảo luận tại tổ, đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) và nhiều đại biểu cũng đề nghị Chính phủ cần đề xuất sớm thực hiện lộ trình cải cách tiền lương, tăng lương cơ sở càng sớm càng tốt, có thể áp dụng ngay từ 1-1-2023.

Việc này nhằm kịp thời hỗ trợ giảm khó khăn cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong bối cảnh giá cả các mặt hàng tăng.

Hiện nay, các cơ quan đang đề xuất phương án tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức từ  01/7/2023. Nếu phương án này được thông qua, lương giáo viên năm 2023 có thể lên tới gần 20 triệu đồng/tháng?


Đề xuất tăng lương cơ sở từ 01/7/2023

Tại buổi tiếp xúc cử tri ngày 13/10/2022 của đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ trước kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, các cơ quan đã đề xuất phương án tăng lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức lên 1,8 triệu đồng/tháng (tăng khoảng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng).

Đồng thời, nâng mức phụ cấp với một số ngành nghề, lĩnh vực cho phù hợp. Thời gian dự kiến thực hiện từ ngày 01/7/2023.

Phương án điều chỉnh mức lương cơ sở sẽ được hoàn chỉnh và trình Quốc hội xem xét, quyết định tại phiên họp thứ 4, kỳ họp Quốc hội khóa XV diễn ra vào ngày 20/10/2022.

Đề xuất tăng lương cơ sở hiện nay vẫn đang được thảo luận để trình Quốc hội xét duyệt. LuatVietnam sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin mới nhất về vấn đề này tại bài viết: Tăng lương cơ sở 2023: Khi nào thực hiện, mức tăng bao nhiêu?

luong giao vien nam 2023 co the len toi gan 20 trieuLương giáo viên năm 2023 có thể lên tới gần 20 triệu đồng/tháng? (Ảnh minh họa)

Tăng lương cơ sở, lương giáo viên có thể lên tới gần 20 triệu đồng/tháng

Việc đề xuất tăng lương cơ sở là một tín hiệu đáng mừng đối giáo viên - đội ngũ chiếm khoảng 70% tổng số công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Hiện nay, mức lương khởi điểm của giáo viên tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đang áp dụng hệ số 2,34 - tức chỉ rơi vào 3,487 triệu đồng/tháng. Mức lương cao nhất áp dụng hệ số 6,78 - tính ra khoảng 10,102 triệu đồng/tháng.

Ngoài lương cơ bản, giáo viên còn được tính thêm các khoản phụ cấp khác như:

- Phụ cấp ưu đãi theo nghề = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

­Trong đó, tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi gồm các mức: 25%, 30%, 35%, 40%, 45%, 50%.

(căn cứ Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC)

- Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn bao gồm:

  • Phụ cấp lưu động của giáo viên đang làm chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục buộc phải đi lại thường xuyên giữa các thôn là 0,2 so với mức lương cơ sở.
  • Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên quản lý giáo dục dạy tiếng dân tộc thiểu số là 50% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

(Căn cứ Nghị định số 76/2019/NĐ-CP)

- Phụ cấp khu vực dành cho giáo viên làm việc tại vùng có yếu tố địa lý khí hậu khắc nghiệt, xa xôi, đường xá đi lại khó khăn, vùng biên giới, hải đảo … mức phụ cấp này được quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT với hệ số dao động từ 10 - 100% mức lương cơ sở.

Xem chi tiết các khoản lương, phụ cấp giáo viên

Tính cả các khoản phụ cấp, thu nhập của giáo viên các cấp hiện nay dao động khoảng từ 4,2 - 14 triệu đồng/tháng. Xét đến các yếu tố như giá cả hàng hóa, dịch vụ, nhu cầu chi tiêu, lạm phát… nhiều giáo viên cho rằng mức lương trên còn thấp, nếu sinh sống ở các thành phố lớn thì thực sự khó khăn.

Nếu chính sách nâng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng được Quốc hội thông qua, thu nhập của giáo viên sẽ được tăng lên đáng kể, phần nào giải quyết được khúc về thu nhập của đội ngũ giáo viên.

Ước tính, lương khởi điểm của giáo viên hạng III cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông sẽ là 4,212 triệu đồng/tháng. Cộng thêm các khoản phụ cấp có thể nhận mức lương khoảng 5,5 triệu đồng/tháng.

Với hệ số lương cao nhất là 6,78, giáo viên hạng I sẽ nhận được mức lương là 12,204 triệu đồng/tháng. Sau khi cộng thêm các khoản phụ cấp khác, mức thu nhập có thể lên tới gần 20 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, để thu hút và giữ chân giáo viên yên tâm công tác trong ngành, theo Tiến sĩ Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo, Bộ Giáo dục sẽ tiếp tục kiên trì đề xuất “lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp”.

Đồng thời, Bộ Giáo dục cũng đang triển khai xây dựng và đề xuất Chính phủ thực hiện chính sách tiền lương mới. Theo đó, lương của nhà giáo sẽ được trả tương xứng tính chất mức độ phức tạp của công việc, đặc thù nghề nghiệp, tạo sự thu hút và động lực cho đội ngũ nhà giáo yên tâm công tác.

Trên đây là thông tin về: Lương giáo viên năm 2023 có thể lên tới gần 20 triệu đồng/tháng? Nếu còn thắc mắc liên quan, độc giả có thể liên hệ 1900.6192  để được hỗ trợ, giải đáp.