Mã phân loại hàng hoá trên tờ khai là gì năm 2024

Mình muốn chỉ ra một thuật ngữ mà nhiều các blog cá nhân hoặc website công ty đưa thông tin lên có thể gây hiểu nhầm cho người đọc, đặc biệt là các bạn sinh viên hoặc các bạn mới vào nghề…

Việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro do “Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan” thông báo (sau đây gọi là phân luồng tờ khai) (Theo Điều 10 – TT39/2018/BTC.)

Như vậy sẽ không có thuật ngữ gọi là “phân luồng hàng hóa” hay “phân luồng Hải quan” vì thực tế thì hàng hóa của bạn không được phân luồng đi đâu cả, hay Hải quan cũng không có được mà Tờ khai hải quan của bạn được hệ thống Vnaccs (Hệ thống VNACCS/VCIS là Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa Quốc gia) phân luồng nhằm mục đích phân loại kiểm tra.

Mã phân loại kiểm tra/phân luồng tờ khai hải quan

Mã phân loại kiểm tra gồm 3 mã:

  • Mã 1 = Luồng 1
  • Mã 2 = Luồng 2
  • Mã 3 = Luồng 3

“Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ tiêu chí phân loại mức độ rủi ro do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định để quyết định phân luồng tờ khai và thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo một trong những hình thức dưới đây:

a.1.1) Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan (luồng 1);

a.1.2) Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (luồng 2);

a.1.3) Kiểm tra kiểm tra thực tế hàng hóa trên cơ sở kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (luồng 3).”

Có thể bạn quan tâm: Quy trình nhập khẩu hàng hóa

Vậy phân luồng “Xanh”,”Vàng”,”Đỏ” là gì? Được thể hiện ở đâu?

Về vấn đề này mình có tìm 1 loạt các văn bản pháp luật nhưng chưa thấy văn bản nào có nói về nội dung tờ khai được phân luồng “xanh, vàng, đỏ”.

Thực tế khi sử dụng phần mềm Ecus của Công ty phát triển công nghệ Thái Sơn thì có thể hiện nội dung này.

Tóm lại, các nội dung trên mình chia sẻ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bản chất của MÃ PHÂN LUỒNG TỜ KHAI và cách phân luồng. Hi vọng các bạn có cái nhìn đúng về thuật ngữ này.

Hãy tiếp tục theo dõi các chủ đề mới nhất từ mình và MASIMEX – trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu thực hành CHUYÊN NGHIỆP để cập nhật nhiều hơn nữa những kiến thức trong ngành.

(HQ Online) - Trong quá trình khai báo và làm thủ tục hải quan, nhiều doanh nghiệp đã sai sót trong khai báo và phân loại hàng hóa dẫn đến phân loại chưa đúng, ảnh hưởng đến việc áp dụng mức thuế suất.

Mã phân loại hàng hoá trên tờ khai là gì năm 2024
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan ga đường sắt quốc tế Yên Viên, Cục Hải quan Hà Nội. Ảnh: N.Linh

Lưu ý nguyên tắc phân loại hàng hóa

Theo Phó trưởng phòng Giám sát quản lý về hải quan (Cục Hải quan Hà Nội) Nguyễn Thị Thu Hường, việc khai báo không chính xác thông tin hàng hóa dẫn đến việc phân loại chưa đúng không phải là ít. Trong đó, có trường hợp một số nhóm hàng, mặt hàng thuộc 97 Chương trong Biểu thuế nếu đáp ứng các điều kiện nhất định tại Mục II Phụ lục II Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng (thuộc mã biểu thuế nhập khẩu BO2, hoặc B17). Tuy nhiên một số doanh nghiệp vẫn khai mã Biểu thuế nhập khẩu BO1 (Mã biểu thuế nhập khẩu MFN).

Về phân loại hàng hóa, theo đại diện Phòng Giám sát quản lý về hải quan, nguyên tắc phân loại theo danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam (các chú giải phần, chương; danh sách các phần, chương, nhóm hàng, phân nhóm hàng); biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; 6 quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa; các tài liệu khác bao gồm: chú giải chi tiết HS; tuyển tập ý kiến phân loại của WCO; danh mục phân loại hàng hóa theo Bảng chữ cái của WCO; văn bản của cơ quan có thẩm quyền; chú giải bổ sung AHTN.

Một trong những nguyên tắc cơ bản khi phân loại hàng hóa là phải tuân thủ các chủ giải Phần, Chương, Nhóm và Phân nhóm hàng. Chẳng hạn, dụng cụ đồ ăn, dụng cụ pha chế (thìa, đĩa bằng bạc) tại Chú giải 10 Chương 71 Thông tư 31/2022/TT-BTC quy định: theo mục đích của nhóm 71.14 khái niệm “đồ kỹ nghệ vàng hoặc bạc” kể cả các sản phẩm như các đồ vật trang trí, bộ đồ ăn, đồ vệ sinh, đồ dùng của người hút thuốc và các sản phẩm khác sử dụng trong gia đình, văn phòng hoặc tôn giáo”.

Như vậy mặt hàng là Dụng cụ đồ ăn, dụng cụ pha chế: thìa, dĩa... bằng bạc thuộc mã số 7114.11.00 (đỗ kỹ nghệ bằng vàng hoặc bạc, thuế suất MFN 30%, thuế suất EVFTA 22,5%), không phải phân loại vào mã 8215.10.00 (bộ đồ ăn làm từ kim loại cơ bản, thuế suất MFN 25%, thuế suất EVFTA 12,5%).

Bên cạnh đó, cơ quan Hải quan còn gặp trường hợp không khai báo đầy đủ mô tả tên hàng, quy cách phẩm chất. Theo Hải quan Hà Nội, nhiều mặt hàng khai báo thiếu hoặc không khai thành phần, cấu tạo, công dụng, tính chất lý hóa... để phân loại. Chẳng hạn, mặt hàng “Băng giấy kraft loại 0,1mm x 80mm, dùng để bọc cáp điệp (hàng mới 100%)”, mã số 4804.31.10; tuy nhiên có trường hợp khai thiếu thông tin về định lượng, tráng hay chưa tráng, tẩy hay chưa tẩy trắng nên chưa đủ để phân loại vào mã số 4804.31.10.

Mặt hàng “Tấm chuẩn bằng đồng (N0781097), gói 50 chiếc, phụ kiện cho máy quang phổ, dùng trong phòng thí nghiệm, hàng mới 100%, HSX: perkin Elmer”, mã số khai báo 7409.19.00. Tuy nhiên, doanh nghiệp không khai độ dày để làm cơ sở phân loại mặt hàng vào mã số 7409.10.00.

Ngoài ra, có trường hợp khai thiếu một trong số các thông tin của mặt hàng linh kiện xe ô tô thuộc nhóm 98.49 quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi dẫn đến không được áp dụng mức thuế ưu đãi 0% theo Chương trình ưu đãi. Do đó, Cục Hải quan Hà Nội lưu ý doanh nghiệp khi khai báo hàng hóa thuộc nhóm 98.49 cần khai báo mô tả hàng hóa cụ thể như sau: mã linh kiện (do doanh nghiệp tự mã hóa để theo dõi quản lý); tên linh kiện (mô tả chi tiết tên, quy cách, thông số kỹ thuật, thành phần cấu tạo, model, ký/mã hiệu, đặc tính, công dụng); tên mẫu xe sản xuất lắp ráp đã đăng ký tham gia chương trình.

Trường hợp doanh nghiệp khai báo thiếu thông tin mô tả hàng hóa, chưa thể hiện quy cách, thông số kỹ thuật, thành phần cấu tạo, model, ký/mã hiệu, đặc tính, công dụng thì chưa đủ cơ sở xác định có mã số HS thuộc nhóm 98.49 để áp dụng mức thuế suất ưu đãi 0% theo Chương trình ưu đãi. Ví dụ khai báo thiếu chất liệu; khai báo thiếu công dụng.

Khai không phù hợp chất chất hàng hóa

Bên cạnh đó, cơ quan Hải quan cũng gặp phải trường hợp khai báo mã số không phù hợp với bản chất hàng hóa nhập khẩu, không đúng với Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam. Chẳng hạn, Chú giải 1 Chương 54 Thông tư 31/2022/TT-BTC thì mặt hàng vải dệt từ sợi filament thành phần 100% polyester thì không phải là vải dệt từ sợi filament tái tạo mà là từ sợi filament tổng hợp. Theo đó, vải dệt từ sợi filament tổng hợp thì thuộc nhóm 54.07; vải dệt từ sợi filament tái tạo thì thuộc nhóm 54.08.

Đại diện Phòng Giám sát quản lý về hải quan cũng nêu, có tình trạng khai báo không đúng mã số hàng hóa tại Biểu thuế xuất khẩu. Hàng hóa xuất khẩu được chi tiết ở cấp độ 10 số tại Biểu thuế xuất khẩu nhưng doanh nghiệp chỉ khai mã số HS ở cấp độ 8 số. Chẳng hạn, doanh nghiệp xuất khẩu khai báo hàng là “đá làm từ bột Cacbonat canxi được sản xuất từ đá hoa (marble), kích thước 0,12mm”, mã số HS 08 số: 2517.41.00 là chưa chính xác, thay vào đó mã số đúng là 10 số: 2517.41.00.20.

Ngoài ra, đối với mặt hàng là tài nguyên khoáng sản, có tình trạng khai thiếu chỉ tiêu mã quản lý riêng dẫn đến không đủ cơ sở áp mã số hàng hóa và áp dụng mức thuế suất. Theo Biểu thuế xuất khẩu, các mặt hàng thuộc nhóm 68.02 được chi tiết cụ thể từng mã số 8 số tại nhóm hàng STT 211, thuế suất thuế XK là 5%. Ví dụ, đối với mặt hàng được chi tiết tại nhóm hàng STT 211 Biểu thuế xuất khẩu, theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, trường hợp mặt hàng có tổng giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng nhỏ hơn 51% thì khai chỉ tiêu mã quản lý riêng “TNKSD51” và bỏ trống, không khai thuế suất. Thực tế, một số doanh nghiệp không khai báo chỉ tiêu mã quản lý riêng “TNKSD51” nên chưa đủ cơ sở để xác định mặt hàng xuất khẩu có thuộc nhóm hàng STT 211 Biểu thuế xuất khẩu hay không đủ xác định thuế suất thuế xuất khẩu.

Phân loại hàng hóa là gì?

Phân loại hàng hóa là việc căn cứ vào đặc điểm, thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hóa để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ViFệt NaFm.

Mà phân loại khai trị giá 6 là gì?

Phí vận chuyển, bảo hiểm nếu có cùng các khoản điều chỉnh đi kèm (như là "chi phí đóng gói, tiền hoa hồng…") Mã phân loại khai trị giá : Người khai chọn mã phân loại cho tờ khai trị giá, tại thời điểm này doanh nghiệp chọn mã phân loại "6.

Địa điểm nhận hàng cuối cùng trên tờ khai là gì?

+ Địa điểm nhận hàng cuối cùng : Cảng, nhà ga, sân bay hoặc depot nơi mà hàng nhập vào. Mã của địa điểm cửa khẩu thường có cấu tạo: Tên nước + mã cảng , gồm có 5 ký tự hai ký tự đầu là ký mã hiệu quốc gia, 3 ký tự sau là tên cảng.

Địa điểm xếp hàng trên tờ khai là gì?

Theo đó, tiêu chí “Địa điểm xếp hàng”: Là cảng thực tế nơi hàng hóa được xếp lên phương tiện vận chuyển quốc tế sẽ chở hàng hóa rời khỏi lãnh thổ Việt Nam (cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất trong trường hợp này là cảng Tân cảng Hiệp Phước – TPHCM hoặc cụm cảng Cái Mép (Bà Rịa- Vũng Tàu).