Mẹ bầu ăn vải sấy có tốt không

Nhiều chị em thắc mắc bầu ăn vải được không do có thông tin cho rằng quả vải sẽ gây nóng không tốt cho thai nhi. Vậy thực hư thông tin này là gì? Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn vải được không? Liệu có ảnh hưởng gì đến thai nhi? Xem ngay bài viết sau để biết thêm chi tiết và những kiến thức hữu ích chăm sóc cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi khi ăn quả vải.

Bầu 3 tháng đầu ăn vải được không?

Theo TS.BS Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn vải nhưng chỉ nên ăn một lượng vừa đủ. Bác sĩ cho biết loại quả này chứa rất nhiều khoáng chất như canxi, sắt, kẽm cần thiết cho mẹ bầu và hàng loạt vitamin có lợi cho sức khỏe.

Vải chứa rất nhiều vitamin C, kali, chất chống oxy hóa có lợi cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, trước khi ăn, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ về lượng nên ăn bởi nếu bạn ăn quá nhiều thì có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

Mẹ bầu ăn vải sấy có tốt không

Đọc thêm:

  • Quả tu hú là gì?
  • Vải sấy khô là gì?
  • Tác dụng của quả vải thiều

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn vải như thế nào đúng cách?

Theo nghiên cứu, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 300 – 500g mỗi ngày, tức là vào khoảng 7 – 10 quả vải. Vải có tính ngọt nên không ăn khi đói khiến cơ thể nạp nhiều đường một lúc dẫn đến chân tay bủn rủn, hoa mắt chóng mặt. Thời điểm tốt nhất là nên ăn vải sau bữa ăn khoảng 1 – 2 tiếng.

Mẹ bầu nên ăn vải tươi để hấp thu dinh dưỡng từ trong quá một cách tốt nhất. Hạn chế ăn vải sấy vì ít nhiều trong đó cũng có chất bảo quản và qua nhiều khâu xử lý có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nhạy cảm của mẹ bầu.

4 tác dụng của vải thiều với bà bầu 3 tháng đầu

Những dưỡng chất kể trên, mẹ bầu 3 tháng đầu ăn vải được không chỉ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ mà còn hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh, cụ thể như sau:

  1. Nâng cao hệ miễn dịch, tránh ốm vặt: Mẹ bầu trong 3 tháng đầu dễ bị ốm, mệt mỏi do thời tiết, đặc biệt thời điểm mùa vải là mùa hè nóng nực. Vải là loại quả giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng và ăn đúng cách sẽ có tác dụng bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng cùng một số bệnh cảm cúm thông thường khi mang thai.
  2. Cải thiện tình trạng da xỉn màu, da mụn: Vải giàu chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa tổn thương cho da giữ da khỏe mạnh và mịn màng. Ngoài ra, các loại vitamin A, E có trong quả vải cũng là những dưỡng chất tuyệt vời giúp giảm tình trạng da xỉn màu, khô mụn thường gặp ở mẹ bầu trong 3 tháng đầu do thay đổi hormone khi mang thai.
  3. Cải thiện tình trạng táo bón: Mẹ bầu có thể mắc phải tình trạng táo bón trong những tháng đầu thai kỳ. Vải là loại quả có hàm lượng chất xơ cao và nếu ăn với lượng vừa phải sẽ cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón hiệu quả
  4. Cân bằng điện giải, ổn định huyết áp: Vải không thuộc loại trái cây có tính mát nhưng có hàm lượng Kali và Natri cao giúp cân bằng chất điện giải và ổn định huyết áp hiệu quả. Lượng Kali này có tác dụng duy trì nồng độ natri và chất lỏng trong cơ thể nhàm cân bằng điện giải, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như đau tim, đột quỵ trong thai kỳ.

Giải đáp 1 số thắc mắc thường gặp

Ăn vải thiều có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ?

Ăn quá nhiều vải thiều có thể làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ vì vải là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (GI).

Uống nước ép vải khi mang thai có an toàn không?

Bạn có thể uống nước ép vải trong khi mang thai. Tuy nhiên, bạn nên chọn những loại nước ép tươi thay vì các loại nước ép đóng hộp để tránh tiêu thụ quá nhiều đường.

Vải là một loại trái cây nhiệt đới được xem là loại quả đặc trưng tại vùng đồng bằng Bắc bộ của nước ta. Trái vải chín vào mùa hè, rất giàu đường có vị ngọt thanh, mang hàm lượng calo rất lớn khiến các bà bầu khó lòng từ chối.

Mẹ bầu ăn vải sấy có tốt không

Ăn vải khi mang thai có an toàn không? Nguồn từ Freepik

Thế nhưng, mẹ bầu có ăn được vải không, ăn bao nhiêu là đủ, lợi ích của nó là gì? Mời các bậc phụ huynh tương lai theo chân AVAKids cùng tìm hiểu về chủ đề này nhé!

1Ăn vải trong thai kỳ có thật sự an toàn?

Khi mang thai, mẹ bầu ăn vải với một lượng vừa đủ là an toàn cho bé. Vải được xem là một loại quả giàu vitamin C, kali và chứa cả chất chống oxy hóa, các mẹ có thể bổ sung loại quả này vào thực đơn hàng ngày trong thai kỳ của mình.

Tuy nhiên, để an toàn cho cả mẹ và bé các bậc phụ huynh hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên gia trước khi thêm chúng vào chế độ ăn uống vì nếu tiếp thu một lượng vải quá lớn vào cơ thể trong một ngày có thể gây ảnh hưởng đến thai kỳ của các mẹ.

2Ăn vải mang lại lợi ích gì trong quá trình mang thai?

Vitamin C

Ngoài cam, quýt, dâu tây thì vải cũng là một loại quả chứa hàm lượng vitamin C khá cao, giúp cải thiện hệ thống miễn dịch.

Kali

Kali rất hữu ích trong việc điều chỉnh lượng chất lỏng trong cơ thể, do đó, nó có thể kiểm soát nhịp tim và huyết áp của phụ nữ trong giai đoạn mang thai.

Chất xơ

Trong quá trình mang thai, chất xơ là một dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu. Vải rất giàu chất xơ, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng, ngăn ngừa chứng táo bón và cải thiện đường ruột trong thời gian này.

Chất chống oxy hóa

Không những giàu chất xơ vải còn rất giàu chất chống oxy hóa, vì vậy ăn vải sẽ giúp làn da của phụ nữ mang thai chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa sự tổn thương da. Trong thời gian mang thai, phụ nữ không thể sử dụng các mỹ phẩm làm đẹp để bảo vệ da do đó bạn nên thêm vải vào chế độ ăn hàng ngày để có một làn da khỏe đẹp.

Bài viết liên quan: 5 mẹo giảm rạn da trong thai kỳ

Giàu chất Polyphenol

Vải chứa một lượng đáng kể các hợp chất phenolic, giúp kiểm soát cân nặng và điều trị tổn thương gan trong thời gian mang bầu. Ngoài ra, chúng còn giúp cơ thể phụ nữ mang thai chống lại bệnh tiểu đường loại 2 trong thời gian này.

3Giá trị dinh dưỡng của vải

Mẹ bầu ăn vải sấy có tốt không

Giá trị dinh dưỡng của 100g vải. Nguồn từ Freepik

Theo USDA, dinh dưỡng có trong 100g quả vải thô cụ thể như sau: Nước: 81.76g; Calo: 66kcal; Carbohydrate: 16.53g; Protein: 0.83g; Chất xơ: 1.3g; Chất béo: 0.44g; Đường: 15.23g.

Nhóm vitamin: Vitamin C: 71.5mg; Vitamin B1: 0.011mg; Vitamin B2; 0.065mg; Vitamin B3: 0.603mg; Vitamin B9: 14mcg; Vitamin E: 0.07mg.

Nhóm Electrolytes: Kali: 171mg; Natri: 1mg

Nhóm chất khoáng: Canxi: 5mg; Chất sắt: 0.31mg; Magie: 10mg; Kẽm: 0.07mg; Phốt pho: 31mg.

Lưu ý: g=gam; mg=miligam; mcg=microgam;

Theo những số liệu ở trên, có thể thấy rằng vải là một loại quả vô cùng bổ dưỡng nhưng nó cũng có thể gây hại cho phụ nữ mang thai khi dùng quá nhiều.

4Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi ăn vải trong thai kỳ là gì?

Mẹ bầu ăn vải sấy có tốt không

Các tác dụng phụ có thể có khi sử dụng vải trong thai kỳ

Vải là một thực phẩm tốt nên sử dụng trong quá trình mang thai của phụ nữ. Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý đến số lượng quả vải trong chế độ ăn uống mỗi ngày, vì ăn quá nhiều vải có thể gây ra một số biến chứng sau đây:

  • Tạo ra nhiệt bên trong cơ thể, đều này có thể gây hại cho bạn và em bé của bạn. Ăn quá nhiều vải sẽ gây ra sự mất cân bằng trong cơ thể, làm phát sinh một số tình trạng như đau họng, chảy máu mũi, nhiệt miệng…
  • Lượng đường trong quả vải sẽ khiến đường trong máu tăng một cách đột ngột, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, đặc biệt lượng đường trong vải sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn nếu đã mắc bệnh tiểu đường trước đó. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vải có thể làm giảm lượng đường trong máu khi dùng đúng số lượng cho phép.
  • Việc ăn vải quá nhiều có thể làm giảm huyết áp của bạn đến mức nguy hiểm, gây ra các tình trạng như mờ mắt, chóng mặt, lạnh, buồn nôn và cực kỳ mệt mỏi.
  • Quả vải có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi chúng tương tác với các loại thuốc như aspirin, thuốc chống đông máu (heparin hoặc warfarin), thuốc chống kết tập tiểu cầu (clopidogrel) và NSAID (naproxen hoặc ibuprofen).
  • Ngoài những tác dụng phụ đã kể trên, vải còn có thể gây xuất huyết khi dùng chung với các loại thảo mộc và thực phẩm chức năng như Ginkgo Biloba, tỏi hoặc cây palmetto.

Thế nhưng, bạn không cần quá lo lắng vì những rủi ro này có thể được giảm thiểu bằng cách lựa chọn cẩn thận những quả vải thật chất lượng, bảo quản đúng cách và ăn đúng khẩu phần.

Bài viết liên quan: Lợi ích và rủi ro khi sử dụng probiotics đối với sức khỏe mẹ bầu

5Cách chọn và bảo quản quả vải

Những quả vải ngon nhất là những quả chắc thịt, cứng vừa phải, sờ vào cảm thấy nặng tay và có vỏ khô màu nâu hồng. Tuyệt đối không chọn những quả mềm, có vết đen hoặc bị nứt.

Cũng như nhiều loại trái cây khác, quả vải cần được bảo quản lạnh để duy trì sự tươi ngon, lâu nhất là vài tuần. Tuy nhiên, để thưởng thức trọn vẹn các lợi ích từ quả vải, bạn nên dùng khi chúng còn tươi và không để trong tủ lạnh quá lâu.

6Các món ăn được biến tấu từ vải

Mẹ bầu ăn vải sấy có tốt không

Các món ăn được biến tấu từ quả vải. Nguồn từ Freepik

Thay vì ăn vải một cách truyền thống là ăn phần thịt và bỏ hạt tại đây AVAKis sẽ mách nhỏ cho bạn một số cách ăn giúp mẹ bầu cảm thấy “lạ” miệng hơn nhé!

  • Thêm vào bánh pudding hoặc làm sinh tố vải.
  • Mix cải chung với salad, ngũ cốc hoặc sữa chua.
  • Làm mocktail kết hợp với các loại trái cây khác hoặc nước ép trái cây tươi.
  • Kết hợp vải cùng với phô mai tan chảy.

7Các câu hỏi thường gặp

Tôi có thể uống nước ép vải khi mang thai không?

Bạn hoàn toàn có thể uống nước ép vải khi mang thai. Nhưng, hãy chọn nước ép vải tươi thay vì nước ép vải đóng hộp để hạn chế lượng đường được nạp vào cơ thể.

Ăn vải có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ không?

Nếu ăn quá nhiều vải có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ vì loại quả này thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao. Thực phẩm có GI cao bị phân hủy nhanh chóng sau khi ăn, làm tăng lượng đường trong máu.

Ăn vải trong thời kỳ mang thai được xem là an toàn cho phụ nữ vì đây là một loại quả giàu chất sắt và một số vitamin thiết yếu. Tuy nhiên, ăn quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có một chế độ ăn vải hợp lý.

Thùy Trang tổng hợp từ Momjunction

Xem thêm:

  • 13 loại thực phẩm tốt cho mẹ và thai nhi
  • Các loại thực phẩm và đồ uống mẹ bầu nên tránh khi mang thai
  • Lợi ích và rủi ro khi sử dụng probiotics đối với sức khỏe mẹ bầu

Nguồn tham khảo:

1. Tropical Fruits.https://hort.purdue.edu/newcrop/proceedings1990/V1-337.html

2. What are the health benefits of Lychee (Litchi) fruit?https://www.researchgate.net/publication/287068568_Antiviral_effect_in_vitro_of_extract_from_seed_of_Litchi_chinensis_Sonn_and_preliminary_study_on_its_antiviral_mode

Vải có tác dụng gì cho bà bầu?

Phụ nữ có thai nên ăn đa dạng các loại quả. Đối với quả vải, đây là loại quả chứa nhiều vitamin như vitamin A, C, B, E,… và nhiều loại khoáng chất như Kali, sắt, canxi, kẽm,… cùng với nhiều hợp chất khác, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Bà bầu nên ăn bao nhiêu vai?

Theo đó chị em nên ăn từ 7 – 10 quả vải một ngày là đủ. Nếu thai phụ ăn cả cân vải mỗi ngày là không tốt vì bị thừa đường và hại cho sức khỏe. Đặc biệt hơn, nếu ăn vải thường xuyên suốt mùa hè với số lượng nhiều bà bầu còn dễ nguy cơ bị tăng đường huyết, ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi.

Bà bầu nên ăn gì?

3.1. Sữa và các sản phẩm của sữa. ... .
3.2. Cây họ đậu. ... .
3.3. Khoai lang. ... .
3.4. Cá hồi. ... .
3.5. Trứng. ... .
3.6. Bông cải xanh và các loại rau có lá màu xanh đậm. ... .
Thịt nạc. Thịt bò, thịt lợn và thịt gà là nguồn protein chất lượng cao. ... .
3.8. Dầu gan cá.

Phụ nữ mang thai không nên ăn gì?

Một số loại thực phẩm mẹ bầu không nên ăn trong quá trình mang thai bao gồm:.
2.1. Đồ ngọt. ... .
2.2. Đồ ăn quá mặn. ... .
2.3. Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao. ... .
2.4. Các loại thịt cá sống tái. ... .
2.6. Các loại thịt chế biến sẵn. ... .
2.7. Gan động vật. ... .
2.8. Sữa và các chế phẩm từ sữa không tiệt trùng. ... .
2.9. Các loại rau..